Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục

Trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang là “trợ thủ đắc lực”. Vì vậy, những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT được ngành giáo dục tỉnh nhà xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
Một giờ dạy học online của giáo viên Trường THPT Chu Văn An (TP Sầm Sơn).

Nếu như trước đây, giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng, thì nay, có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ra, thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của học sinh (HS). Đối với các bậc học khác cũng vậy, những bài giảng từ giáo án điện tử (GAĐT) ở các môn học như Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý... đã tạo sự hấp dẫn, tư duy nhiều chiều trước một vấn đề cho cả người dạy và người học. Vì vậy, sử dụng GAĐT và ứng dụng CNTT đang là xu thế trong ngành giáo dục. Do đó, ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, một trong những ưu tiên của các nhà trường hiện nay là tăng cường đầu tư các trang bị thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác... và sử dụng GAĐT. Bởi, trong mỗi giờ học, với GAĐT, HS sẽ được mở rộng hiểu biết thông qua các video, hình ảnh liên quan trực tiếp đến bài học.

Tại huyện Như Xuân, để nâng cao hiệu quả sử dụng GAĐT trong giảng dạy, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, hằng năm, ngành giáo dục huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên về khai thác thông tin trên mạng, thiết lập một GAĐT; chỉ đạo, động viên, khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng CNTT trong các bài giảng của mình. Cùng với giảng dạy, trong công tác quản lý, ngành giáo dục Như Xuân cũng đã thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT. Hiện, nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả, như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục... Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có 100% trường thực hiện công tác quản lý với sự hỗ trợ của CNTT, 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS có ứng dụng CNTT trong dạy học. Thầy giáo Đỗ Văn Chung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân, cho biết: Việc triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của ngành thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong công tác quản lý, CNTT cung cấp công cụ xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Trong giảng dạy, sử dụng CNTT giáo viên có thể giới thiệu kiến thức mới bằng những tình huống sinh động với hình ảnh minh họa phong phú, đa dạng giúp HS say mê học tập, phát huy tính chủ động trong tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Đặc biệt, trước tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, CNTT đã trở thành “trợ thủ đắc lực” trong các hoạt động giáo dục, nhất là việc tổ chức dạy học online.

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường và trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các nhà trường tăng cường, phát huy giá trị và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ứng CNTT. Cô giáo Hoàng Thị Sơn Quyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên (TP Thanh Hóa), cho biết: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà trường đã chủ động các điều kiện từ kế hoạch bài giảng, tập huấn kỹ năng dạy học online đến cơ sở vật chất sẵn sàng tổ chức dạy trực tuyến cho HS khi có yêu cầu. Mỗi giáo viên nhà trường cũng xác định nhiệm vụ của mình nên đã nỗ lực hết mình cũng như chuẩn bị tốt tâm thế, điều kiện cần thiết cho các tiết dạy qua phần mềm zoom, Google Meet cho HS. Tại Trường THPT Chu Văn An (TP Sầm Sơn) việc dạy học online cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm trong thời gian này, nhất là đối với HS cuối cấp. Có thời điểm HS toàn trường phải tạm nghỉ học để phòng, chống dịch, nhà trường đã thành lập 3 phòng học trực tuyến, mỗi phòng học dạy cho 1 khối lớp. Cả 3 phòng học đều được tổ chức theo thời khóa biểu như dạy học trực tiếp trên lớp và ghi sổ đầu bài đầy đủ. Trong mỗi tiết dạy của giáo viên đều có sự tham gia dự giờ, hỗ trợ của các giáo viên cùng bộ môn, của kỹ thuật viên VNPT Thanh Hóa và có sự giám sát chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt, sau mỗi buổi học, giáo viên bộ môn sẽ tương tác với HS để nắm bắt tình hình học tập, những HS nào chưa hiểu bài hoặc không tham gia buổi học sẽ được hỗ trợ hoặc gửi tài liệu qua nhóm zalo, facebook nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Riêng đối với HS khối 12 ngoài học trực tuyến qua phòng học chung của nhà trường, ban giám hiệu nhà trường còn chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy qua phòng học riêng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn vào mỗi buổi tối...

Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT, các trường học trong tỉnh đã chủ động, linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học như, dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến hay dạy trực tiếp kết hợp với trực tuyến...; khuyến khích giáo viên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội zalo, zoom để hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức cho HS học tập tại nhà khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Theo ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, thời gian vừa qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn và áp lực trước tác động của dịch bệnh COVID-19; đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm học mới dưới nhiều hình thức, trong đó có việc dạy học trực tuyến trên nền tảng CNTT. Chưa bao giờ hoạt động ứng dụng CNTT lại được ngành và các nhà trường đẩy mạnh như trong thời gian qua. Ngay khi bước vào năm học mới 2021-2022, dự báo được diễn biến của dịch bệnh, ngành đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kích hoạt hệ thống dạy học online. Đây đang là giải pháp tối ưu trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là một xu thế tất yếu của thời đại. Nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi đơn vị trường. Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần số ca mắc COVID-19 trong cán bộ, giáo viên và HS tăng cao, song mọi hoạt động giáo dục vẫn được tổ chức tốt. Đây vừa là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, kịp thời, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của ngành, sự vào cuộc quyết liệt của các nhà trường và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và cũng là kết quả của việc ứng dụng CNTT trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

Bài và ảnh: P.S

GD&TĐ - Đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy và học, đội ngũ nhà giáo ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã tạo chuyển biến tích cực thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 

 Lan tỏa rộng khắp

Nhà giáo Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái cho biết: Phong trào đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học đã phát triển rộng khắp ở các nhà trường. Từ các thầy cô giáo đến cán bộ quản lý đều nhận thấy khoa học – công nghệ là nền tảng quan trọng để củng cố và duy trì chất lượng dạy – học. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, KH-CN và chuyển đổi số là việc mà các nhà trường và ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai, nhằm tạo đột phá mới về chất và lượng. 

Ở Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, năng lực sáng tạo của đội ngũ nhà giáo đã phát huy những giá trị hết sức tích cực. Trong năm học 2020 - 2021 trường đã có 23 sáng kiến cấp cơ sở, 3 sáng kiến cấp tỉnh; có 4 giải Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (1 giải Nhì, 3 giải Ba); 2 bằng Lao động sáng tạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; có 17 đoàn viên tham gia Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển".

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
Các thầy cô giáo lên lớp ngoài giờ với học sinh qua từng trang sách mới

Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã thực sự lan tỏa trong các cơ sở giáo dục, tạo nhân viên, giáo viên đến cán bộ quản lý. Nhà giáo Vũ Quốc Long – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên chia sẻ: Đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng KH-CN thực sự hết sức sáng tạo. Tùy theo điều kiện, yếu tố khách quan các đơn vị lại đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả phù hợp với thực tiễn. Nhất là ở những nhà trường vùng cao, vùng dân tộc, các thầy cô đã tạo sự hấp dẫn trong từng trang sách mới bằng ứng dụng KHCN.

Tại trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên, thầy Liễu Anh Cường – hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Các thầy cô giáo đã chú trọng nhiều hơn đến việc tổ chức hoạt động tư vấn, trải nghiệm sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Nhiều thầy cô đã hết sức tích cực chủ động ứng dụng KH-CN để đổi mới phương pháp theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh; tăng cường việc dạy học phân hóa theo đối tượng; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Nỗ lực đổi mới sáng tạo

Thầy Đặng Tuấn Thành, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành là gương mặt trẻ thường xuyên góp mặt trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh với các đề tài đã đạt thành tích cao như: Giải pháp “Nghiên cứu, biên soạn và áp dụng nguồn học liệu mới vào giảng dạy môn Tin học trong trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học”, Giải pháp “Phát triển hệ thống chấm bài trực tuyến trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học”, Giải pháp “Bục phát biểu thông minh”,…

Ở Trường TH&THCS Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Bắc là tấm gương của tích cực đổi mới sáng tạo. Cô đã đưa ra nhiều giải pháp trong việc phối hợp với chuyên môn nhằm cụ thể hóa phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” để phù hợp với từng đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Cô cũng động viên của mình đưa ra sáng kiến trong công tác dạy học để đem lại hiệu quả trong từng giờ lên lớp.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
Một buổi tập huấn ứng dụng KHCN của giáo viên Trường TH&THCS Xà Hồ, huyện Trạm Tấu

Còn thầy giáo Nguyễn Viết Hùng, Trường THCS&THPT Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết: Trường nằm ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Hơn ai hết chúng tôi hiểu mình phải tích cực nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn để khắc phục những khó khăn về yếu tố địa lý và kinh tế xã hội. Hiểu được điều đó nên nhà trường thường xuyên động viên và các thầy cô giáo cũng hết sức ý thức trau dồi kiến thức mới, đẩy mạnh ứng dụng KHCN để triển khai dạy học hiệu quả, chất lượng hơn.

Hiệu quả tích cực mà phong trào đổi mới, sáng tạo và ứng dụng KHCN trong dạy và học đã mang lại những kết quả hết sức tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy – học trương các nhà trường. Sáng tạo dạy học, ứng dụng KHCN đã theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, thực sự tạo nên bước đột phá về chất và lượng trong toàn ngành. Ở các nhà trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mỗi giờ học, từng ngày lên lớp, các thầy cô đã đẩy mạnh ứng dụng KHCN để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, mỗi thầy cô đến trường là niềm hạnh phúc.

Những con số biết nói cho thấy một phong trào đổi mới sáng tạo và ứng dụng KH-CN vào dạy học hết sức hiệu quả ở các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái.  Năm học 2020- 2021 toàn ngành đã có 298 sáng kiến cấp cơ sở, 11 sáng kiến cấp tỉnh, 9 giải Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (1 Giải nhì, 4 Giải ba, 4 Giải Khuyến khích), 2 bằng Lao động sáng tạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 200 sáng kiến đã tham gia Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 2 tập thể được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen thực hiện Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”. - Nhà giáo Vương Văn Bằng.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 18:24

GD&TĐ - 1026 thí sinh từ khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự kỳ kiểm tra đánh giá năng lực để tranh suất vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 11:00

GD&TĐ - Ngày 24/6, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên môn về chính sách nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 10:01

GD&TĐ - Sách cũ được anh chị lớp trước tặng lại là món quà ý nghĩa với nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn. Sách cũ nhưng giá trị luôn mới, chất chứa nhiều ý nghĩa nhân văn, giúp các em và gia đình bớt đi phần nào chi phí, tự tin bước vào năm học mới.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 06:05

GD&TĐ - Thực hiện tặng sách giáo khoa cũ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT), giáo viên, trường học vừa rà soát nhu cầu vừa phân loại từng bộ sách để tặng đúng người, đúng mục đích. Sự chung tay, góp sức từ các cá nhân đến tổ chức từ thiện, ngành Giáo dục đã nâng giá trị sử dụng của sách cũ.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 08:57

Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn có những điểm mới thí sinh cần biết.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
24/06/2022 10:01

GD&TĐ - Vùng tuyển sinh bị thu hẹp, thiếu nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn hạn chế…là những khó khăn mà nhiều trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 19:05

GD&TĐ - UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương, trao thưởng 133 học sinh đạt thành tích cao trong học tập và 38 giáo viên có học sinh giỏi đoạt giải các kỳ thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 17:05

GD&TĐ - Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội luôn là vấn đề nóng từ nhiều năm nay trong bối cảnh quy mô dân số không ngừng gia tăng. Do đó, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
24/06/2022 18:13

GD&TĐ - Hôm nay (24/6), Trường ĐH Luật Hà Nội long trọng tổ chức buổi Lễ tốt nghiệp khóa 43 hệ đại học chính quy niên khóa (2018-2022).

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
24/06/2022 07:41

GD&TĐ - Từ năm 2022 – 2023, giáo dục tài chính là môn học bắt buộc trong các trường trung học tại Nhật Bản.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
10/06/2022 08:06

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
23/06/2022 18:00

GD&TĐ - Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội, học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn; Đại học Luật Hà Nội tăng mức học phí với sinh viên hệ chính quy từ năm học 2022-2023.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
23/06/2022 17:04

GD&TĐ - Từ ngày 25/6, hệ thống tuyển sinh trực tuyến của thành phố Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm để giúp phụ huynh học sinh tập dượt với hình thức tuyển sinh trực tuyến.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 15:10

GD&TĐ - Ngày 24/6, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Phát Triển Chương Trình và Thiết Kế Đánh Giá vì thế hệ học sinh sẵn sàng cho tương lai”. Tham dự có hơn 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giáo viên, nghiên cứu viên.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 14:44

Nhiều Trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang rà soát lại thông tin, hoàn tất thủ tục để công bố điểm chuẩn vào ngày mai (26/6). Hiện tại, các trường đã công bố điểm thi cho thí sinh.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 14:58

GD&TĐ - Là đơn vị cung ứng sách giáo khoa với số lượng lớn hàng năm cho học sinh trên toàn quốc khi bước vào năm học mới nên công tác chuẩn bị ở mọi khía cạnh đã được Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (GDVN) chuẩn bị kĩ càng.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
23/06/2022 16:10

GD&TĐ - Nhiều phương án đã được các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, nhằm chủ động ứng phó trước những diễn biến bất thường của mùa mưa năm nay.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 11:01

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần. Bên cạnh việc chuẩn bị kĩ kiến thức, học sinh cần tâm lý vững vàng để làm tốt bài thi và sẵn sàng đón nhận kết quả.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
23/06/2022 16:04

GD&TĐ - Ngày 23/6, Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 260 cán bộ là thủ trưởng các đơn vị có học sinh dự thi và các giáo viên được chọn tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục
25/06/2022 09:44

GD&TĐ -Bộ GD&ĐT lưu ý, các cơ sở giáo dục THPT, cán bộ tư vấn tuyển sinh chỉ hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh đăng ký xét tuyển.