Uống thuốc sắt với nước dừa được không

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > MANG THAI, SINH NỞ > Mang thai >

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi satchobabauchelaferrforte, 10/7/2021.

Tags:

Nước dừa là một loại đồ uống được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi nó mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên trong quá trình bổ sung viên sắt cho bà bầu nhiều mẹ thắc mắc uống sắt với nước dừa được không và sử dụng nước dừa sao cho hợp lí. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích không ngờ của nước dừa đối với phụ nữ mang thai

Dưới đây là một số tác dụng không ngời tới mà nước dừa đem lại cho mẹ bầu như sau: 

Uống thuốc sắt với nước dừa được không

  • Cung cấp nước cho cơ thể: Khi mang thai, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều cực kỳ quan trọng để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu của mẹ, duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi, nhu cầu nước hằng ngày của mẹ bầu cũng tăng lên. Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
  • Bổ sung nước ối hiệu quả: Uống nước dừa khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mà còn giúp bổ sung thêm nước ối.
  • Bổ sung chất điện phân: Ngoài chất lỏng, nước dừa còn cung cấp chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như canxi, kali, natri và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH và tăng cường hoạt động của các cơ.
  • Nước uống tự nhiên, không có hóa chất: Ngoài những chất điện giải, nước dừa cũng chứa vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác. Đặc biệt, nước dừa hoàn toàn tự nhiên và mẹ bầu không phải quá lo lắng về những chất bảo quản có thể gây hại cho con.
  • Ngăn ngừa những triệu chứng khi mang thai như táo bón, ợ hơi. Đồng thời, nước dừa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm khi mang thai.

>>Xem thêm: thuốc sắt không gây táo bón cho bà bầu

Mẹ bầu có nên uống sắt với nước dừa?

Uống viên sắt là cách bổ sung sắt hiệu quả và nhanh chóng cho mẹ bầu. Bổ sung đủ sắt giúp ngăn mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh, thai nhi có đủ dưỡng chất để phát triển, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Mẹ bầu uống thuốc sắt với nước dừa được không đang là thắc mắc của nhiều mẹ nhất là các mẹ man thai lần đầu.

Uống thuốc sắt với nước dừa được không

Theo như các chuyên gia nghiên cứu rằng, nước dừa có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Khi chúng ta uống nước dừa chung với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt trong ruột non. Bởi sắt bị chất xơ gắn kết tạo thành một phức hợp phần tử lớn không tan và không thể hấp thu. Như vậy khi cơ thể bổ sung càng nhiều chất xơ thì càng làm giảm khả năng hấp thu sắt. Vì vậy nếu như bạn uống nước dừa với viên sắt sẽ làm giảm số lượng sắt được hấp thu sau mỗi lần uống.

Mặt khác nước dừa còn có tác dụng làm giảm độ acid có trong dạ dày. Mà khi nồng độ acid trong dạ dày giảm thì cũng đồng nghĩa với khả năng hấp thu viên sắt cũng giảm. Nước dừa chứa nhiều kali, đồng kẽm…là những khoáng chát cạnh tranh hấp thu với sắt trong ruột. Do đó để không làm giảm hiệu quả của viên sắt mẹ bầu không nên uống nước dừa chung với sắt.

>>Xem thêm: uống thuốc sắt có bị đau dạ dày không

Hướng dẫn sử dụng nước dừa đúng cách cho mẹ bầu

Để mang lại hiệu quả khi mẹ uống nước dừa thì mẹ cần lưu ý những trường hợp sau đây:

– Không uống nước dừa khi mang bầu trong 3 tháng đầu.

– Không uống quá nhiều nước dừa. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng 200ml mỗi ngày.

– Nước dừa có tình hàn do đó mẹ bầu có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định thêm nước dừa vào thực đơn.

– Không nên uống nước dừa đã để qua đêm cũng như nước dừa có vị lạ.

– Không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ, vì nước dừa lợi tiểu sẽ làm mẹ bầu muốn đi vệ sinh nhiều hơn, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

– Không uống nước dừa khi bị đầy bụng khó tiêu.

– Không uống nước dừa khi mới đi nắng về. Mẹ bầu sau khi đi ngoài nắng về nên ngồi nghỉ ngơi một lát rồi mới uống nước dừa.

>>Xem thêm: uống sắt đúng cách cho bà bầu

Hi vọng qua bài viết trên thì mẹ đã tích lũy cho mình thêm những kiến thức tốt nhất để chăm sóc sức khỏe thai kỳ được an toàn và trọn vẹn mẹ nhé. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sắt là thành phần cần thiết cho sự tạo ra hemoglobin, myoglobin và enzyme hô hấp cytochrome C. Thuốc uống sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu. Bổ sung sắt là điều cần thiết, thế nhưng uống sắt như thế nào là tốt nhất?

Sắt tham gia quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt được cung cấp do các thức ăn động vật sẽ dễ hấp thu hơn so với nguồn sắt từ các thức ăn thực vật. Lượng vitamin C và chất đạm trong khẩu phần cũng giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt, ngược lại, tanin và phytate lại cản trở sự hấp thu sắt.

Đối với phụ nữ khi mang thai thì nhu cầu sắt sẽ tăng cao nên khẩu phần hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phụ nữ có thai cần được uống bổ sung viên sắt (30 – 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo quy định của bác sĩ. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ sẽ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh.

Chúng ta thường được khuyên khi dùng thuốc chỉ nên sử dụng nước lọc, không nên sử dụng kèm nước hoa quả hoặc các loại nước ngọt. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Có một số thuốc cần uống kết hợp cùng nước hoa quả sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong đó có sắt.

Sắt có hai hình thức khác nhau sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme có nguồn gốc động vật, sắt non-heme có nguồn gốc từ thực vật. Cơ thể thường hấp thu rất ít sắt khoảng 15 đến 35 % sắt heme và 2 đến 20 % sắt nonheme. Tỷ lệ sắt non-heme được hấp thụ bởi cơ thể phụ thuộc vào sự hiện diện của các chất dinh dưỡng nhất định, một số trong đó cản trở sự hấp thụ và một số trong đó tăng cường nó. Khi chúng được tiêu hóa cùng nhau, vitamin C kết hợp với sắt non-heme để tạo thành một hợp chất dễ hấp thu hơn

Trong nước trái cây có nhiều vitamin C (đặc biệt trong nước cam). Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt non-heme, nhưng nó phải được tiêu thụ cùng lúc với sắt non-hemia. Đặc biệt, khi chúng được tiêu hóa cùng nhau, vitamin C kết hợp với sắt non-heme để tạo thành một hợp chất dễ hấp thu hơn.

Uống thuốc sắt với nước dừa được không

Vì sao nên uống sắt với nước cam?

Vì vậy, thiếu vitamin C có thể dẫn đến thiếu chất sắt, do sự hấp thu sắt giảm. Do đó, có thể uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trái cây, tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì có chứa tannin sẽ làm giảm hấp thu sắt.

  • Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Chỉ với lượng canxi uống vào cơ thể từ 300mg trở lên là đã có thể làm mất hoàn toàn tác dụng của sắt Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi cùng lúc với nhau.
  • Ngoài ra, các loại viên uống vitamin tổng hợp đang được bán trên thị trường hiện nay có thể chứa tới 400-600mg canxi, làm sắt không hấp thu được.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà... ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phòng dịch COVID-19: Lạm dụng vitamin C có gây hại?

XEM THÊM: