Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ máy nhiệm vụ

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂUĐịa chỉ: Tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Điện thoại: (0213) 3792.111 - Fax: (0213) 3877.530

TÀI LIỆU

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN

                                        PHẦN THỨ NHẤT

              Một số vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra công đoàn

1. Kiểm tra là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt: Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.

Công tác Kiểm tra của Công đoàn là sự xem xét, đánh giá của Công đoàn đối với tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động công đoàn như kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, các kế hoạch, chương trình công tác; kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn.

Công tác kiểm tra của Công đoàn còn được hiểu là sự tham gia kiểm tra, giám sát của Công đoàn đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối tượng của hoạt động kiểm tra Công đoàn bao gồm:

- Trong phạm vi tổ chức Công đoàn là: kiểm tra đối với Công đoàn đồng cấp và cấp dưới.

- Đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác: thực hiện quyền tham gia kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật (Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động…) trong trường hợp này phải theo ủy quyền của BCH.

Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của BCH CĐ mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ CĐ, chỉ thị và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp CĐ phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của Công đoàn cấp trên.

Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn, do BCH bầu ra, hoạt động theo quy chế và thực hiện nhiệm vụ theo Quy định của Điều lệ Công đoàn, cụ thể là:

- Giúp BCH, BTV thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

- Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn;

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

- Giúp BCH, BTV: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với ủy viên UBKT công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Một số lưu ý:

+ UBKT là cơ quan kiểm tra của công đoàn nhưng không phải là cơ quan duy nhất thực hiện trách nhiệm kiểm tra trong tổ chức công đoàn.

+ Nội dung, phạm vi kiểm tra của UBKT chỉ giới hạn trong nhiệm vụ của UBKT và giới hạn trong nội bộ tổ chức công đoàn.

 + UBKT Công đoàn khác với Ban Thanh tra nhân dân cả về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ: Ban TTND do Đại hội CNVC (Hội nghị CBCC) bầu và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ..

Để xem chi tiết tài liệu đề nghị tải file tại đây.

Câu hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra công đoàn (UBKT)?

Trả lời:

Căn cứ Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 và Hướng dẫn số 251/HD-TLĐ ngày 02/3/2017 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 238/HD-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, tại mục 29 - Chương VIII về “Nhiệm vụ của UBKT công đoàn” theo Điều 41 và “Quyền của UBKT công đoàn” theo Điều 42 Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau:

29.1. UBKT công đoàn các cấp có trách nhiệm giúp ban chấp hành, ban thường vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.

29.2. UBKT chủ động tìm hiểu, phát hiện, tổ chức kiểm tra và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

a. UBKT tổ chức kiểm tra và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

b. Giám sát uỷ viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và tổ chức công đoàn cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, các quy định của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

c. Tham mưu xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm.

29.3. UBKT chủ động kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật và tổ chức công đoàn.

29.4. Những khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn, UBKT có nhiệm vụ giúp ban thường vụ, ban chấp hành tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết theo quy định của pháp luật.

29.5. UBKT các cấp hoạt động theo quy chế, quy định do ban chấp hành cùng cấp ban hành.

29.6. UBKT công đoàn cấp trên tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hàng năm cho các uỷ viên UBKT cấp mình và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra công đoàn cấp dưới.

29.7. Ủy viên ban chấp hành được phân công làm công tác kiểm tra ở công đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên có nhiệm vụ sau:

- Tiếp nhận và nghiên cứu, đề xuất với ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn LĐVN.

- Phát hiện và tham mưu, đề xuất với ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

29.8. UBKT công đoàn được quyền giám sát uỷ viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn cùng cấp và tổ chức công đoàn cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, các quy định của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

29.9. UBKT Tổng Liên đoàn và UBKT liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được uỷ quyền xem xét, quyết định xử lý cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn./.

--------------

(1) Phần chữ in nghiêng đã được sửa đổi, bổ sung tại văn bản số 251/HD-TLĐ ngày 02/3/2017 của ĐCT Tổng Liên đoàn.

(2) Quy định về thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TLĐ ngày 09/3/2017 của ĐCT Tổng Liên đoàn.

Nguyễn Thị Thái - UBKT CĐNHVN

Ngày hỏi: 06/04/2021

Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo quy định hiện hành như thế nào? Nhờ hướng dẫn.

  • Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp như sau:

    1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

    2. Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

    3. Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

    4. Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

    5. Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.

    6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

    7. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: