Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

Đề bài: Nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi

Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

  • Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

  • Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

  • Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

  • Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi
 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi

I. Dàn ý nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sống, phải học hỏi”

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận– Học là gì?

– Giải thích nội dung vấn đề: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

b. Tại sao sống phải luôn học hỏi không ngừng
– Kho tàng tri thức ngày một phong phú, đa dạng, nếu không học hỏi, con người sẽ trở nên lạc hậu…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi tại đây

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ đã thể hiện vai trò quan trọng của việc học đối với mỗi một con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Sống, phải học hỏi”. Quan điểm này đã khẳng định sống và học là hai đường thẳng song song cùng nhau tồn tại và giúp con người hoàn thiện bản thân mình.

Học là quá trình tri nhận, tiếp thu, khám phá tri thức. Việc học sẽ giúp con người nắm bắt những tri thức, kinh nghiệm quý báu do thế hệ cha ông để lại. Quan điểm “Sống, phải học hỏi” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

Vậy thì, tại sao trong suốt quá trình sống, làm việc, con người cần không ngừng nỗ lực học hỏi? Như chúng ta đã biết, kho tàng tri thức của nhân loại giống như một đại dương bao la, đồng thời không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu không duy trì việc học hỏi, con người sẽ không thể cập nhật kịp thời những tri thức mới, và vô tình biến bản thân trở thành người lạc hậu, và không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực tiên tiến, chất lượng cao của “thời kì công nghệ 4.0”. Học là con đường duy nhất giúp con người lĩnh hội tri thức, cũng là phương pháp duy nhất để chúng ta bắt nhịp, chạy đua với sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Đồng thời, việc học hỏi không ngừng sẽ giúp con người làm đầy vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích trong xã hội. Bởi vậy, trong cuộc sống, những nhà bác học, nhà khoa học luôn đem đến những phát minh, những nghiên cứu vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Họ đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại như Bác Hồ – Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Ê-đi-xơn với phát minh đèn điện, Lênin với những luận cương về cách mạng, về chủ nghĩa xã hội,…. Với tinh thần ham học hỏi, họ luôn đề cao vai trò của việc học: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Darwin), “Học, học nữa, học mãi” (“Lê – nin) hay như Kalinin từng nói: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”.

Như vậy, để trở thành những con người hữu ích trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc học. Đồng thời, để học tập có hiệu quả, cần lựa chọn những phương pháp, con đường học tập đúng đắn, khoa học và phù hợp với năng lực của bản thân.

Quan niệm “Sống, phải học hỏi” đã thể hiện một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở con người về việc học tập, tu dưỡng không ngừng để làm đầy vốn hiểu biết của bản thân. Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và nâng cao ý thức tự giác, chủ động trong học tập.

——————HẾT——————-

Để mở rộng vốn tri thức cũng như làm phong phú cho hành trang bước vào đời thì con người cần không ngừng học tập. Bài văn mẫu Nghị luận Sống là phải học hỏi đã phân tích và bàn luận về vai trò của việc học. Bên cạnh đó, để có thêm nhiều gợi ý hay cho bài viết của mình, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học, Nghị luận xã hội về tinh thần tự học, Nghị luận xã hội về ý thức học tập.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Dù bạn đang là quản lý, cha mẹ, chủ doanh nghiệp, giáo viên hay đang trong một mối quan hệ nghiêm túc, việc hiểu sự khác nhau cơ bản giữa tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ rất quan trọng. Phụ thuộc vào việc bạn đang thuộc nhóm nào, quan niệm về tư duy đúng đắn được bàn luận sôi nổi hiện nay.

Đó là nhờ Bác sĩ Carol Dweck, tác giả một cuốn sách nổi tiếng về quan niệm này. Điểm nổi bật của cuốn sách này là khi nói về các loại tư duy, bà đã đưa ra rất nhiều ví dụ về học tập.

Điều này không sai, nhưng tôi tin nếu xét tư duy cầu tiến trên các ví dụ khác ngoài học tập, ta có thể thấy ý nghĩa của nó với thành công trong cuộc sống.

Tư Duy Cầu Tiến Là Gì?

Trước khi đi sâu vào các ví dụ về tư duy cầu tiến, ta cần hiểu khái niệm của nó.

Bắt đầu với cuốn sách của Dweck, ta thấy bà đề cập đến hai loại tư duy khác nhau: "tư duy bảo thủ" và "tư duy cầu tiến." Những người có tư duy bảo thủ tin rằng mọi đặc điểm, tài năng, và trí thông minh là cố định, và không phát triển thêm theo thời gian.

Trong khi đó, người có tư duy bảo thủ lại tin rằng nền tảng của tất cả các kỹ năng đều có thể phát triển khi ta bỏ thời gian và làm việc chăm chỉ để đạt được chúng. Vì thế, điều này tạo sự hăng hái học tập và sức bền trong thời gian khó khăn.

Dù mọi thứ có vẻ khá rõ ràng nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng. Nhiều năm sau, khi đã có hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này, Dweck mới nhìn lại thông điệp của mình đã được áp dụng như thế nào.

Và kết quả từ những người khác không tốt - thậm chí là tồi.

Do học sinh và giáo viên có quan điểm khác nhau về học tập và trí thông minh nên nó có thể ảnh hưởng đến việc học của mọi người, có thể tốt hoặc tồi hơn.

Ví dụ, những thông tin không chính xác sẽ khiến mọi người hiểu sai về tư duy cầu tiến. Điều này có thể bắt nguồn từ một lời khen không đúng từ ba mẹ và giáo viên (ví dụ: "Con thật thông minh.") Hoặc nó cũng bắt nguồn từ niềm tin rằng sự tiến bộ chỉ đến từ những nỗ lực to lớn.

Khi Dweck xem lại nghiên cứu của mình, và nhận ra không phải lúc nào nó cũng dựa vào nỗ lực, lời khen, và sự bền bỉ. Tư duy cầu tiến, như tôi nói ở trên, nhưng cần mở rộng hơn.

Nó còn bao gồm việc bạn nhận ra mầm mống của tư duy bảo thủ và ngăn chặn chúng. Bất cứ khi nào đối mặt thử thách hoặc nhận lời phê bình, ta có thể trở nên bảo thủ hoặc chênh vênh. Điều này đã kìm hãm sự phát triển của ta. Khái niệm tư duy cầu tiến bao gồm việc nhận ra nguyên do và giải quyết nó.

Giờ bạn đã hiểu hơn về khái niệm tư duy cầu tiến, đây là 9 ví dụ về nó. Nhớ rằng một số ví dụ bao gồm cả tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ, để nhấn mạnh tư duy cầu tiến đã giải quyết vấn đề như thế nào.

1. Khi Nhận Lời Phê Bình

Như đã đề cập ở trên, lời phê bình có thể khiến ta trở nên bảo thủ do não bộ coi đó là sự chỉ trích tính cách và đặc điểm của ta. Ta có thể bắt gặp kịch bản này theo rất nhiều cách, nhưng đều có điểm chung là người bị phê bình sẽ nói với sếp hoặc quản lý về kết quả của mình.

Trong sự việc này, người có tư duy cầu tiến sẽ tiếp nhận các cuộc họp với tư duy cởi mở và thoải mái. Một điều cần nhớ kỹ là bạn và sếp đang cùng một phe. Vì thế, bất cứ khi nào có cuộc nói chuyện về kết quả hoặc phần nào đó có thể cải thiện, nhớ rằng sếp sẽ lưu tâm đến sự chú ý của bạn và đây là cơ hội để bạn phát triển và học tập.

Điều này có thể khiến bạn làm việc tốt hơn với đồng nghiệp.

2. Nhận Nhiệm Vụ Mới

Nó không nhất thiết phải là nhiệm vụ mới, mà có thể là con đường mới trong cuộc sống của bạn hoặc một khách hàng mới. Dù có là trường hợp nào thì ta thường có xu hướng lo lắng khi phải bước ra khỏi vùng an toàn và làm thứ gì đó mới.

Những người có tư duy bảo thủ trong trường hợp này thường thuyết phục bản thân rằng mình không thể làm họ hài lòng hoặc mọi chuyện sẽ chẳng thể tốt đẹp.

Người có tư duy cầu tiến lại tự tin rằng họ có thể làm tốt nó. Chắc chắn bạn sẽ mắc lỗi, nhưng đó là cơ hội để bạn học hỏi.

3. Thay Đổi Vai Trò

Một ví dụ tiêu biểu về tư duy cầu tiến là cho phép bản thân đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Nó khá giống với việc nhận nhiệm vụ mới ở trên, và hãy nhớ rằng luôn có người có thể thay thế bạn. Nếu bạn là quản lý thì chắc chắn rằng sẽ có ai đó thuộc cấp dưới của bạn có thể thay thế.

Điều này tạo cơ hội cho bạn trau dồi những kỹ năng của mình trong một lĩnh vực trong khi những người khác mới bắt đầu phát triển hệ thống kỹ năng mới.

4. Ham Học Hỏi

Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của người có tư duy cầu tiến, nhưng dù sao nó cũng là một ví dụ tốt. Ví dụ này có thể mở rộng ra cả các lĩnh vực trong công việc và cuộc sống.

Ví dụ, khi có tư duy này, nó có thể thay đổi người bạn muốn dành thời gian hoặc người bạn muốn cho vào.

Nếu bạn là quản lý và muốn xây dựng một đội ngũ nhiệt tình và tận tâm hơn, việc nhân viên của bạn muốn tập trung và cải thiện các kỹ năng rất quan trọng.

Nếu bạn muốn có một mối quan hệ bền chặt hơn với đối tác, họ nên là người cùng bạn học hỏi, không chỉ trong công việc mà còn trong việc hiểu bản thân và mối quan hệ.

Khi thuê người vào đội của bạn, hãy chắc chắn rằng họ ham học hỏi những thứ mới.

5. Câu Chuyện Của Jack Ma

Jack Ma là người sáng lập cửa hàng thương mại quyền lực Alibaba, nhưng câu chuyện của ông là ví dụ tiêu biểu về tư duy cầu tiến. Trước khi thành lập công ty, ông đã trải qua vô số lần thất bại.

Ông đã trượt đại học 3 lần.

Ông bị Đại học Harvard từ chối 10 lần.

Và trong số 23 nhân viên ứng tuyển vào KFC, ông là người duy nhất bị loại.

Khi ông thành lập Alibaba, phải mất 25 năm thì nó mới khởi sắc.

Jack Ma có tư duy cầu tiến một phần là do sự bền bỉ tuyệt đối của ông, nhưng còn vì ông luôn sẵn sàng học hỏi. Sự thật là ông luôn áp dụng những điều đã học và ưu tiên trong mỗi lần nỗ lực.

6. Niềm Tin của Nike

Nike là một trong những công ty giày thể thao lớn nhất thế giới và sở hữu nhiều niềm tin: sự đổi mới, kết quả làm việc tuyệt vời, sự bền vững, và sự cải thiện.

Thời gian trôi qua, ta có thể thấy điều này qua các mẫu giày đa dạng mà họ tung ra. Cuối cùng, rất nhiều khách hàng hài lòng với đôi giày họ mua.

Vì sao đây lại là ví dụ về tư duy cầu tiến? Hãy nghĩ đến giá trị của họ. Để tiếp tục duy trì những giá trị này, công ty cần phải thích nghi và thay đổi mỗi ngày. Xu hướng chọn giày của khách hàng luôn thay đổi, và nhiều năm trôi qua, ta thấy rằng chất liệu mới đều bền và đẹp hơn.

Một công ty muốn tồn tại lâu và làm hài lòng khách hàng cần phải thích nghi và loại bỏ những ý tưởng và quan niệm cũ không còn phù hợp. Điều này tương tự với việc người có tư duy cầu tiến luôn cố gắng học hỏi nhiều kiến thức hơn.

7. Thất Bại Trong Việc Đổi Mới của Nokia

Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

Trái ngược với Nike là Nokia. Đã có thời điểm Nokia thích nghi được với thị trường điện thoại di động. Bất cứ điện thoại nào của hãng này hầu như không thể phá huỷ, điều này khiến khách hàng vẫn còn nhớ đến ngày nay và yêu thích công ty.

Tuy nhiên, cách họ sản xuất điện thoại không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ sự sẵn sàng thích nghi của họ. Liệu họ có ngoan cố hay không là điều khó nói, nhưng từ chối thay đổi hoặc thích nghi với thứ gì đó là điều người có tư duy bảo thủ sẽ làm. Kết quả là, Nokia hoàn toàn biến mất trên thị trường và bị thay thế vởi Android, Samsung, Apple, và Microsoft.

8. Sự Từ Chối Thay Đổi Của Blockbuster

Một ví dụ khác về tư duy cầu tiến là Blockbuster. Tương tự như Nokia, công ty này cũng không có tên tuổi trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến như Netflix, Hulu và nền tảng cho thuê khác.

Dù Blockbuster còn có các vấn đề khác, từ chối thay đổi phí trả sau và giá cho thuê cũng ảnh hưởng đến nó.

Tất cả các điều trên dẫn đến tư duy bảo thủ và ví dụ về điều gì sẽ xảy ra nếu ta từ chối phát triển và thích nghi. Từ chối thay đổi trong thế giới biến động mỗi ngày đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

9. Liều Lĩnh Trên Con Đường Mới

Vai trò của tính cầu tiến và không ngừng học hỏi trong cuộc sống

Tư duy cầu tiến đều liên quan đến việc thử nghiệm và làm những thứ mới, nhưng còn gắn liền với môt thái độ tiêu biểu. Khi một người có tư duy bảo thủ đảm nhận tốt công việc trong một lĩnh vực cụ thể, họ có xu hướng giữ nguyên lĩnh vực đó và không muốn mở rộng ra lĩnh vực khác.

Ta có thể thấy điều này ở những đứa trẻ khi chúng nghĩ, "Mình đã làm rất tốt cái này, nên mình sẽ tiếp tục để không làm mọi người thất vọng." Thật không may, suy nghĩ này vẫn có thể thấy ở người lớn. Ta có thể thấy bản thân ta từ chối thay đổi con đường hoặc chấp nhận vị trí mới.

Trong một số trường hợp, nó có thể là ta hài lòng với cuộc sống hiện tại, nhưng trong một số trường hợp, nó đơn giản là sự từ chối trải nghiệm thứ gì đó mới.

Lời Kết

Giờ bạn đã có một số ví dụ cụ thể về tư duy cầu tiến, bạn có thể áp dụng tốt hơn với tư duy của mình. Không chỉ thế, các ví dụ này còn chỉ ra khi nào những quyết định mới giúp ta tiến bộ hay khi nào những quyết định trong quá khứ kìm hãm ta.

Dù gì đi nữa thì việc tiến lên phía trước tức là ta đang cố gắng trưởng thành và thích nghi hết sức.

-------

Tác giả: Leon Ho

Link bài gốc: 9 Growth Mindset Examples To Apply In Your Life

Dịch giả: Trần Ngọc Anh - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dch Gi: Trần Ngọc Anh - Ngun: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

2,242 người xem