Vấn đề lý luận của phương pháp montessori là gì năm 2024

Phương pháp Montessori là hình thức giáo dục sớm khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này đã được tích hợp thành công trong các chương trình giảng dạy tại nhiều trường công lập và tư thục tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ phương pháp Montessori là gì? Cũng như các đặc trưng cùng lĩnh vực áp dụng của phương pháp giáo dục này. Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay sau đây.

Phương pháp Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại, khoa học được phát triển bởi Tiến sĩ Maria Montessori từ đầu thế kỷ XX. Phương pháp này dựa trên việc "lấy trẻ làm trung tâm" thông qua các hoạt động do trẻ sáng tạo, lựa chọn. Lớp học dạy theo phương pháp này bao gồm những trẻ ở các độ tuổi khác nhau và giáo viên là sẽ người hỗ trợ, khuyến khích trong những trường hợp cần thiết.

Với phương pháp Montessori, trẻ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để khám phá thế giới xung quanh. Từ đó trẻ sẽ được phát triển tối đa và toàn diện về các mặt: Thể chất, nhận thức, giao tiếp, cảm xúc.

Những đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori

Trẻ sáng tạo và tự chọn các hoạt động

Phương pháp giáo dục Montessori không có giáo trình chung hay đánh giá chung giữa các trẻ. Thay vào đó trẻ được học tập thông qua các học cụ, tự do lựa chọn các hoạt động mà mình yêu thích.

Các học cụ sẽ được sắp một cách ngăn nắp, trật tự trong lớp học hay tại nhà. Mỗi trẻ sẽ tự chọn học cụ và một góc phòng. Trẻ sẽ say sưa với hoạt động khám phá của mình mà không sợ ai làm phiền.

Điều này có tác dụng tăng cường tính tập trung cho trẻ. Giúp hình thành khả năng tự học hỏi và có khả năng tiếp thu kiến thức chắc và lâu hơn.

Vấn đề lý luận của phương pháp montessori là gì năm 2024

Trẻ học tập thông qua các học cụ

Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi các vật dụng, chất liệu có khả năng kích thích các giác quan. Vì vậy, phương pháp Montessori đã phát triển nhiều đồ vật đặc biệt để trẻ học tập. Những đồ vật này được gọi là học cụ, giáo cụ với đa dạng chủng loại. Thông qua đó trẻ sẽ tiếp cận nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, địa lý, khoa học...

Vấn đề lý luận của phương pháp montessori là gì năm 2024

Lớp học Montessori trộn độ tuổi của bé

Khác với các lớp học truyền thống, trẻ sẽ được phân chia lớp học theo độ tuổi. Còn lớp học Montessori sẽ phân theo từng nhóm tuổi như lớp Montessori cho bé 0-3 tuổi, lớp Montessori cho bé 3-6 tuổi.

Mỗi lớp sẽ gồm có nhiều bạn nhỏ ở các độ tuổi khác nhau. Những trẻ lớn hơn có thể hỗ trợ các em nhỏ giúp trẻ sống có trách nhiệm, biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Và các trẻ nhỏ hơn sẽ học hỏi từ các anh chị lớn để phát triển sớm về nhận thức và kỹ năng.

Việc trộn độ tuổi còn giúp cho giáo viên có thời gian gắn bó, thấu hiểu và nắm rõ hành trình phát triển của trẻ. Nhờ đó mà giáo viên sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập của trẻ. Và trẻ cũng quen thuộc với môi trường và giáo viên của mình, cảm thấy tự tin và dễ dàng bộc lộ năng khiếu.

Môi trường học tập trật tự, ngăn nắp

Môi trường học tập của Montessori được thiết kế phù hợp với trẻ. Các giáo cụ được đặt ở vị trí vừa tầm với để trẻ có thể tự lấy và dọn dẹp sau khi khám phá. Lớp học được bố trí theo trật tự nhất định với màu sắc hài hòa. Điều này không chỉ mang đến không gian học tập tốt nhất mà còn xây dựng tính trật tự, ngăn nắp cho trẻ.

Phương pháp Montessori ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

- Tập cho trẻ những thói quen sinh hoạt đơn giản như mặc quần áo, mang giày dép, tự buộc dây giày, tự đi vệ sinh...

- Luyện cho trẻ giữ bình tĩnh và dạy kỹ năng ngăn nắp gọn gàng.

- Giữ gìn vệ sinh chung, biết giúp đỡ ba mẹ, ông bà và những người xung quanh.

Trong việc phát triển các giác quan

- Trẻ nhận biết và khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan.

- Quan sát, so sánh các sự vật hiện tượng, biết cách suy luận và đưa ra kết luận.

- Làm quen và học tập với các giáo cụ trực quan.

Trong việc phát triển ngôn ngữ

- Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân và cảm xúc bằng ngôn ngữ.

- Đối với những trẻ từ 3-6 tuổi, hoạt động ngôn ngữ phải chú động đến khả năng đọc viết.

- Những hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như ghép thẻ từ với tranh, ghép thẻ từ với dụng cụ trực quan, nghe và chọn từ đúng...

Trong dạy học toán

- Sử dụng các học cụ trực quan để trẻ hiểu các khái niệm trừu tượng.

- Giới thiệu các con số trong phạm vi 1000, các biểu tượng, khái niệm của các phép toán cơ bản như cộng, trừ.