Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học

Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCTOÁN Ở TIỂU HỌCGv: Dương Thanh HuyềnChủ đề 8: Vận dụng lí thuyết kiến tạotrong dạy học ToánĐổi mới PPDH là một nhiệm vụ quan trọng. Để đáp ứng yêucầu đổi mới PPDH, trên cơ sở phát huy mặt tích cực của cácPPDH truyền thống, cần tìm tòi, vận dụng các PPDH mớitheo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, tăng cường cáchoạt động tìm tòi – phát hiện các HS. Một trong những xuhướng hiện nay đang được nhà giáo dục quan tâm là vậndụng lí thuyết kiến tạo (LTKT) vào dạy học, nhất là trongdạy học các môn Toán và khoa học ở Tiểu học.Vận dụng lí thuyết kiến tạotrong dạy học ToánI. Khái niệm về kiến tạoII. Đặc điểm dạy học theo lối kiến tạoIII. Mô hình dạy học theo lối kiến tạoI. Khái niệm về kiến tạo:Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo thì học sinh phải là chủ thểtích cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình chứ không phảichỉ thu nhận một cách thủ động từ môi trường bên ngoài.Điều quan trọng nhất là trong quá trình xây dựng kiến thức cho bảnthân, học sinh cần dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã cótừ trước. Trong quá trình này, HS vận dụng những kiến thức đã cóđể giải quyết một tình huống mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mớinhận được vào kiến thức hiện có.Cơ sở tâm lí học của lí thuyết kiến tạo là tâm lí học phát triển củaPiaget và lí luận về “vùng phát triển gần nhất” của Vưgốtxki.Trong tâm lí học phát triển, Piaget đã sử dụng hai khái niệm quantrọng là đồng hóa và điều ứng.• Đồng hóa được xem là một quá trình mà người học có thể vậndụng kiến thức cũ để giải quyết tình huống mới và sắp xếp kiếnthức mới thu nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có.Ví dụ:Học sinh lớp 1 được giới thiệu về khái niệm đường thẳng, 3 điểmthẳng hàng thì có thể hiểu được thế nào là đường thẳng, 3 điểm thẳnghàng. Từ đó có cơ sở để nhận biết được thế nào là đường thẳng.• Điều ứng là quá trình mà trong đó để thích nghi với những đòihỏi đa dạng của môi trường thì người học có thể buộc phải thayđổi cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới cho phù hợp với hoàn cảnhmới. Như vậy đồng hóa làm tang trưởng, điều ứng là phát triển.Ví dụ:Trước khi làm quen với khái niệm phân số, HS đã biết rằng trong phạmvi các số tự nhiên, phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác0) không phải lúc nào cũng thực hiện được. Nhưng khi gặp tình huống:“ chia đều 3 cái bánh cho 4 em” thì HS nhận thấy, có thể thực hiện theocách “chia phần” thực tế: “chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồichia cho mỗi em một phần, tức là ¼ cái bánh. Sau 3 lần chia bánh nhưthế, mỗi em được 3 phần, tức là ¾ cái bánh”. Nhìn dưới góc độ tínhtoán số học thì trên thực tế ta đã thực hiện được phép chia 3:4. Như thế,vấn đề đặt ra là phải thừa nhận rằng phép chia 3:4 có ý nghĩa và đượcbiểu thị bởi phân số ¾ . Lúc này trong tư duy HS khái niệm phân sốđược chấp nhận như một cấu trúc mới, tương thích với đòi hỏi của hoàncảnh mới.Tóm lại: Theo quan điểm của kiến tạo thì HS phải là chủthể tích cực xây dựng nên kiến thức cho bản than mìnhdựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã có từ trước.Trong quá trình này học sinh sẽ sắp xếp (làm cho thíchnghi) kiến thức mới nhận được vào cấu trúc hiện có đểxây dựng nên hệ thống kiến thức mới.II. Đặc điểm dạy học theo lối kiến tạo: Học sinh phải là chủ thể tích cực kiến tạo nên kiến thức của bảnthan mình dựa trên tri thức hoặc kinh nghiệm có từ trước. Chỉ khinào tạo nên mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức mới và cũ, sắpxếp kiến thức mới vào cấu trúc (hiện có hoặc thay đổi cho phùhợp) thì quá trình học tập mới có ý nghĩa. Quá trình kiến tạo tri thức mang tính chất cá thể, ngay trong cùngmột hoàn cảnh thì kiến tạo tri thức của mỗi HS cũng khác nhau.Vì vậy đòi hỏi phải tổ chức quá trình dạy học sao cho mỗi HSđều có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Cần xây dựng môi trường học tập trong đó luôn khuyến khích HStrao đổi – thảo luận – tìm tòi – phát hiện giải quyết vấn đề. Vai trò của GV trong dạy học kiến tạo là tổ chức môi trường học tậpmang tính kiến tạo thay vì cố gắng làm cho HS nắm nội dung toánbằng giải thích, minh họa hay truyền đạt thuật toán có sẳn và ápdụng một cách máy móc. Mục đích dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà chủ yếu làlàm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm của HS, qua đó HS kiếntạo kiến thức mới, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình.III. Mô hình dạy học theo lối kiến tạoa, Người GV luôn quan tâm đến quy trình thiết kế việc dạy học theotừng bước. Thoe nhiều tác giả thì chu trình của dạy học theo lốikiến tạo bao gồn các pha chính nhứ sau:Vốn tri thức dự đoán kiểm nghiệm (thử và sai) điều chỉnh trithức mới.Theo đó quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo gồm các bước sau:• Ôn tập, củng cố, tái hiện;• Tạo tình huống có vấn đề về nhận thức;• Giải quyết vấn đề;• Thảo luận, đề xuất giả thuyết;• Kiểm nghiệm, phân tích kết quả;• Kết luận, rút ra kiến thức, kĩ năng mới.b, Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy toán ở Tiểu học đòi hỏingười GV phải tiến hành hai công việc cơ bản sau đây:Thứ nhất : Tìm hiểu, thăm dò về những hiểu biết ban đầu của HSliên quan đến nội dung sắp học để trả lời câu hỏi HS có nắm đượchay không các kiến thức, kĩ năng đó và nắm được thì ở mức độnào?Thứ hai: xây dựng tình huống học tập; thiết kế các hoạt động củaGV và HS trong giờ học.Cám ơn cô và các bạn đã lắngnghe

Dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề khác nhau thế nào?

Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề là 2 phương pháp dạy học tốt, đem lại những hiệu quả nhất định cho học sinh. Vậy, 2 phương pháp dạy học này khác nhau thế nào?

So sánh dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo là phương pháp như thế nào?

Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Mỗi cá nhân học sinh là trung tâm của tiến trình dạy học, còn giáo viên đóng vai trò tổ chức điều khiển và là người đại diện cho tri thức khoa học chính thống, đóng vai trò trọng tài để thể chế hóa tri thức mới của bài học.

Lý thuyết kiến tạo là một lý thuyết về hoạt động học tập, được xây dựng trên cơ sở xem xét hoạt động học tập của học sinh. Do đó, để xem xét hoạt động dạy học theo lý thuyết kiến tạo cần xem xét hoạt động học tập kiến tạo của học sinh.

Dạy học theo kiểu kiến tạo không phải là dạy học theo kiểu thông báo, cho sẵn mà người học phải chủ động tìm tòi, tìm hiểu, phát hiện các vấn đề trong quá trình học tập.

2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là gì?

Bên cạnh phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề"

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

3. Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề khác nhau như thế nào?

Tiêu chíDạy học theo lý thuyết kiến tạoDạy học nêu và giải quyết vấn đề
Các bước tiến hành

Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh.

- Trong bước này giáo viên giúp HS hệ thống, ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, các bài tập.

- Sau đó GV hoặc HS sẽ nêu vấn đề (bài tập, thí nghiệm, câu hỏi, ..) từ đó tạo Cơ hội cho HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập.

Bước 2: Tổ chức điều khiển HS thảo luận

HS đề xuất các giả thuyết, kiểm tra giả thuyết ch kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho cả lớp.

Bước 3: Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức

GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn qua đó giúp HS khắc sâu hơn kiến thức mới.

Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề

- Xác định mục tiêu, nội dung bài học

- Lựa chọn nội dung, đối tượng đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề

- Phân tích nội dung liên hệ với những kiến thức Hs đã biết để xác định mâu thuẫn

- Hoàn thiện tình huống có vấn đề

- Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm

- Dự kiến các tình huống, các hướng giải quyết có thể có

Bước 2: Giải quyết vấn đề

- Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện

- GV hướng dẫn HS suy luận giải quyết vấn đề

- HS huy động những kiến thức liên quan và đưa ra những giả thiết

- Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thiết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp

- HS nhận xét và đưa ra cách giải quyết của mình

- GV tổng kết, rút ra kết luận

Khái niệm

- Là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này coi trọng vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập, người học chủ động tự xây dựng hiểu biết cho bản thân, tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác.

- Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng họ.

- Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiến HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm. được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học

- PPDH GQVĐ không phải là 1 PPDH riêng biệt mà là tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau. Trong đó, PP này đóng vai trò trung tâm, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp, làm cho tính chất của chúng tích cực hơn

Ưu điểm

- Tạo cơ hội cho HS phát triển các kỹ năng học tập trình bày các giải pháp, áp dụng thông tin của mình nhằm phát triển độ nhận thức của mình.

- Là cách dạy học tích cực mang theo ưu điểm của dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm HS không chỉ nắm được tri thức một cách vững chắc mà còn biết cách tìm ra tri thức đó

- Là cách dạy học đón trước vùng phát triển gần nhất, dạy học gắn liền với phát triển

- HS được phát triển các kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, hợp tác nhóm

- Giúp học sinh được trải nghiệm, tiếp cận vấn đề, huy động nguồn tri thức, kinh nghiệm sử dụng nguồn tri thức dó là một cách hữu ích

- Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết

- Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức "giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng  lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội).

Nhược điểm

- Việc nhấn mạnh đơn phương việc học trong nhóm cần được xem xét Chỉ Có thể học tập có ý nghĩa những gì mà người ta quan tâm tuy nhiên cuộc sống cần cả những điều mà khi còn đi học tất cả mọi người không quan tâm.

- Quan điểm cực đoan trong lí thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri thức khách quan là không thuyết phục

- Hạn chế trong thời gian tổ chức và chưa khai thác được triệt để tính chất của nhóm

- Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gọi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề

- Đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường

Trên đây, Hoatieu.vn đã Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Cập nhật: 11/06/2021