Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

  1. MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3)CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò..

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

  1. TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

  1. VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……….

Ngụ tại…………

Hôm nay là ngày….tháng….năm………..

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, việc đọc văn khấn vái thần tài, gia tiên ngày rằm hàng tháng không chỉ là một phong tục, mà còn là một nét đẹp văn hóa sâu sắc và đầy ý nghĩa. Vậy trong bài viết này, hãy cùng với Sforum tìm hiểu các mẫu văn khấn vái chuẩn nhất cho các ngày rằm trong năm.

Xem thêm: Bài văn khấn mùng 1 hàng tháng âm lịch chuẩn nhất

Các mẫu văn khấn ngày rằm cổ truyền

Việc sử dụng các mẫu văn khấn ngày rằm cổ truyền không chỉ là cách bày tỏ lòng thành kính sâu sắc đối với tổ tiên mà còn là sự kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy hãy cùng Sforum tìm hiểu các mẫu văn khấn cổ truyền vào ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất.

Văn khấn gia tiên ngày rằm

Trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày rằm không chỉ là dịp sum họp gia đình mà còn là thời điểm linh thiêng, khi mọi người thường thực hiện các nghi thức lễ cúng, đặc biệt là văn khấn gia tiên ngày rằm. Đây là cách để thể hiện sự kính trọng và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, đồng thời cầu mong cho gia đình được bình an, may mắn và thịnh vượng. Sau đây sẽ là bài văn để khấn gia tiên vào ngày rằm.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024

Bạn hãy đọc 3 lần câu: Nam mô A Di Đà Phật! .

Tiếp đó bạn hãy khấn theo nguyên văn sau: Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật và chư vị Tôn thần. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, cùng ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa và ngài Bản gia Táo quân, cũng như chư vị Tôn thần.

Con thể hiện lòng thành kính đối với Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ và chư vị hương linh (hoặc Tổ khảo, Tổ tỷ nếu bố, mẹ còn sống).

Chúng con, tín chủ, ngụ tại... Hôm nay, vào ngày rằm tháng... năm.. Âm lịch tức ngày…tháng… Dương lịch., chúng con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, lòng thành sắm lễ, hương, hoa trà quả và thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Chúng con kính xin các vị giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Chúng con cũng kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót chúng con, linh thiêng hiện về và thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn mạnh khỏe, bình an và vạn sự tốt lành. Chúng con trân trọng lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ và độ trì.

Cuối cùng bạn hãy đọc 3 lần câu Nam mô A Di Đà Phật!.

Văn khấn ngày rằm cúng Thổ công và các vị thần

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, việc đọc văn khấn ngày rằm không chỉ là dịp để tôn vinh và cầu nguyện cho tổ tiên mà còn là cơ hội để kính mời và cúng dường các vị thần, trong đó có Thổ công và các vị thần khác. Sau đây sẽ là bài văn khấn ngày rằm cúng các vị thần.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024
Đọc văn khấn ngày rằm cúng Thổ công và các vị thần

Đầu tiên bạn hãy niệm 3 lần Nam mô A Di Đà Phật! và kèm theo đó là 3 lạy

Tiếp tục khấn theo bài khấn sau: Con kính lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật và các Chư Phật khác.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ và các vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ và các vị Tôn thần khác.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày 15 tháng … năm … Âm lịch tức ngày… tháng … năm Dương lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần và các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời và thương xót chúng con, thụ hưởng lễ vật và phù trì cho gia đình chúng con. Nguyện mỗi người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang và mọi sự may mắn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau cùng bạn hãy niệm 3 lần: Nam mô A Di Đà Phật và kèm theo đó là ba lạy

Văn khấn Thần Tài ngày rằm

Việc tổ chức lễ khấn Thần Tài vào ngày rằm không chỉ là một phong tục truyền thống mà còn là cách thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với vị thần mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình và công việc kinh doanh. Sau đây Sforum sẽ mang đến bạn bài văn khấn thần tài ngày rằm truyền thống để cầu mong tài lộc cho gia đình.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024

Bạn hãy niệm ba lần câu Nam mô A Di Đà Phật! và lạy ba lạy

Sau đó bạn hãy tiếp tục khấn các vị thần như sau: Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ và các vị tôn thần. Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy ngày Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài thần. Con kính lạy các vị thần Tài vị tiền.

Con kính lạy tiền hậu địa chủ và các vị linh thần. Con kính lạy Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần. Con kính lạy các vị thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại:… Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty)… kinh doanh…

Hôm nay là ngày 15 tháng… năm… Âm lịch tức ngày bao nhiêu của Dương lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị, thổ địa và các vị tôn thần chứng giám.

Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:… nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau khi khấn sau bài văn trên bạn hãy niệm câu Nam mô A Di Đà Phật! ba lần và kèm theo ba lạy.

Văn khấn đi chùa ngày rằm

Trong văn hóa Việt Nam, việc thăm chùa và thực hiện các nghi lễ văn khấn ngày rằm là một phần không thể thiếu của đời sống tâm linh. Đi chùa vào ngày rằm không chỉ là việc cầu mong cho gia đình và bản thân được phúc lộc, mà còn là dịp để tìm kiếm sự thấu đạt và sự an lạc trong cuộc sống. Sau đây là mẫu văn khân khi đi chùa vào ngày rằm chuẩn để cầu mong gia đạo bình an, công việc thuận lợi.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024
Đi chùa ngày rằm và đọc văn khấn

Đầu tiên bạn hãy niệm câu Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) và kèm theo đó bạn hãy lạy ba lạy.

Tiếp đến bạn hãy thành tâm đọc đoạn văn khấn sau: Con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày 15 tháng… năm…

Tín chủ con là:…………..

Ngụ tại:………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa……. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương Chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ và Thánh Hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm việc dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đạo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám. Sau cùng để kết thúc vân khấn bái bạn hãy niệm câu Nam mô A Di Đà Phật ba lần và lạy ba lạy.

Lễ vật cần có trong mâm cúng ngày rằm hàng tháng

Trong nghi thức cúng truyền thống của người Việt, mâm cúng thường được sắp xếp một cách cẩn thận và tỉ mỉ, bao gồm nhiều loại lễ vật như rượu, nước, hương, hoa, trái cây tươi, bánh kẹo và các món ăn truyền thống có thể là chay hoặc mặn tùy theo mỗi gia đình lựa chọn.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024
Một số lễ vật trong mâm cúng ngày rằm

Mỗi loại lễ vật đều đại diện cho ước mong và là biểu tượng của lòng thành kính, tôn trọng ,tình cảm của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần linh. Bằng cách này, bạn sẽ thể hiện được lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc của con cháu đối với cha ông và các vị thần linh.

Lưu ý cần biết khi cúng rằm

Trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, việc cúng Rằm được coi là một nghi lễ quan trọng, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần. Khi thực hiện nghi thức cúng, việc chuẩn bị và thực hiện cần được thực hiện một cách trang trọng, tôn kính.

Văn khấn thổ công và các vị thần năm 2024

Đồng thời, bạn cũng nên kiêng cử và tuân thủ các nguyên tắc truyền thống như: tránh câu cá, sát sanh, nói những điều vô bổ,... Đây là những điều cần nhớ để mang đến một không gian linh thiêng, trang nghiêm và tránh những điều không may hay ảnh hưởng đến việc khấn vái và cúng vào ngày rằm. Việc thực hiện quá trình cúng đều được thực hiện với tâm thế tôn kính và lòng thành biết ơn, đem lại sự an lạc và may mắn cho gia đình và tất cả mọi người trong gia đình.

Tổng kết

Trong việc thực hiện văn khấn vái thần tài, gia tiên ngày rằm hàng tháng, chúng ta không chỉ thể hiện lòng thành và biết ơn, mà còn là cơ hội để tạo ra một không gian tâm linh trang nghiêm và yên bình cho bản thân và gia đình. Vì vậy, việc thực hiện văn khấn và cúng vái mang đến những ý nghĩa sâu sắc từ đó đem sẽ đem đến hạnh phúc và bình an cho mỗi người.