Văn phòng công chứng là loại hình doanh nghiệp gì năm 2024

Mình muốn hỏi văn phòng công chứng có phải là công ty hợp danh không? Và khi được điều chỉnh bởi Luật Công chứng thì văn phòng công chứng khác gì công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp?

  • Văn phòng công chứng là loại hình doanh nghiệp gì năm 2024
    (ảnh minh họa)
  • Căn cứ pháp lý: Luật Công chứng 2014 Luật Doanh nghiệp 2014 Tiêu chí Văn phòng Công chứng Công ty Hợp danh Thành viên sáng lập Có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên Có từ 2 thành viên trở lên Thành viên góp vốn Không có Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn Người đại diện theo pháp luật Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Như vậy, mặc dù Văn phòng Công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh, có 2 công chứng viên hợp danh trở lên nhưng mô hình này vẫn có nhiều điểm khác biệt so với Công ty Hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2014. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Văn phòng công chứng là loại hình doanh nghiệp gì năm 2024
  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

  • Văn phòng công chứng là loại hình doanh nghiệp gì năm 2024
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 thì Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Từ các quy định trên, Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp và thuộc một trong những tổ chức hành nghề công chứng.

2. Quy định về thành lập Phòng công chứng

2.1. Điều kiện thành lập Phòng công chứng

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2014 thì Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

2.2. Trình tự thành lập Phòng công chứng

Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo khoản 1 Điều 19 Luật Công chứng 2014.

Trình tự thành lập Phòng công chứng được quy định tại Điều 20 Luật Công chứng 2014 như sau:

- Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:

+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

+ Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.

- Trong trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó trên báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng.

2.3. Quy định về người đại diện theo pháp luật, tên gọi và con dấu khi thành lập Phòng công chứng

Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật, tên gọi và con dấu khi thành lập Phòng công chứng như sau:

- Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

3. Quy định về chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng

Việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng được quy định tại Điều 21 Luật Công chứng 2014 như sau:

- Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.

- Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.

4. Khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng qua một số nội dung như sau:

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Hình thức thành lập

- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động loại hình công ty hợp danh.

- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Người đại diện

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng.

Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.

Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Tên gọi

Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

CSPL

Điều 19 và Điều 20 Luật Công chứng 2014

Điều 22 và Điều 23 Luật Công chứng 2014

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khác nhau thế nào?

- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. - Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động loại hình công ty hợp danh. - Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình gì?

Như vậy, văn phòng công chứng sẽ hoạt động theo mô hình của công ty hợp danh và cần ít nhất hai công chứng viên hợp danh. Đặc điểm quan trọng là văn phòng công chứng không được phép có thành viên góp vốn.

Công chứng viên hợp danh là gì?

Như vậy, có thể thấy, công chứng viên hợp danh là công chứng được làm việc tại văn phòng công chứng (một trong hai hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng bên cạnh loại hình phòng công chứng - loại hình tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp).

Đứng đầu Văn phòng công chứng gọi là gì?

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.