Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

...

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

- Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22//6 (Hạ chí): bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22/12 (Đông chí): bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

Loigiaihay.com

  • Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

    Dựa vào hình 25 SGK, cho biết: Sự khác nhau của độ dài ngày, đêm tại các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Địa lí 6

  • Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

    Dựa vào hình 25 SGK, cho biết: Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Địa lí 6

  • Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

    Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

    Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau. Càng về về hai cực chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn và thay đổi theo mùa

  • Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

    Bài 1 trang 30 SGK Địa lí 6

    Dựa vào hình 24 SGK, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12.

  • Vào mùa hệ ở bán cầu Bắc xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào

    Bài 2 trang 30 SGK Địa lí 6

    Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 31: Trình bày nguyên nhân và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Lời giải

– Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

– Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Ở bán cầu bắc:

+ Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.

+ Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.

+ Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.

+ Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

– Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.

Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 32: Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?

Lời giải

* Ở Xích đạo: tất cả các ngày (21-3, 22-6, 23-9, 22-12) đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ. Do trục Trái Đất và mặt phẳng phân chia sáng tôi luôn luôn gặp

* Ở các chí tuyến và các vòng cực:

– Ngày 21-3 và ngày 23-9 đều có số giờ chiếu sáng trong ngày là 12 giờ. Do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng mặt trời luôn chiếu vuông góc với Xích đạo, nên mọi nơi đều có số giờ chiếu sáng như nhau (12 giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.

– Ngày 22-6 và 22-12, sô” giờ chiếu sáng trên các chí tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau.

– Ngày 22-6:

+ Chí tuyến Bắc: số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. Chí tuyến Nam, số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.

+ Ở vòng cực Bắc, sô” giờ chiếu sáng trong ngày là 24 giờ, không có đêm. Ớ vòng cực Nam, số giờ chiếu sáng trong ngày là 0 giờ, không có ngày.

+ Nguyên nhân: ngày 22-6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu Nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời nên diện tích chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối, nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ.

– Ngày 22-12: hiện tượng chênh lệch ngày đêm ở các chí tuyến và vòng cực diễn ra ngược lại với ngày 22-6.