Ví dụ về chuỗi thức ăn có 5 mắt xích

Cho VD về chuỗi thức ăn có 4, 5 mắt xích.

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.

Cho VD về lưới thức ăn có 4, 5 mắt xích

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.

Câu hỏi: Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ

Trả lời:

– Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ —>cáo

– Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ:Cây ngô —> sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —> diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —> mối —> nhện —> thằn lằn.


Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về chuỗi thức ăn nhé

I. Lý thuyết chuỗi thức ăn

1/ Định nghĩa:Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

2/ Phân loại: Có 2 loại chuỗi thức ăn

a) Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất:

Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.

b) Chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn:

Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.

3/ Các thành phần của chuỗi thức ăn:

a) Sinh vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật tự dưỡng như cây xanh, tảo.

b) Sinh vật tiêu thụ(SVTT): Bao gồm sinh vật không tự tổng hợp hữu cơ mà chỉ sử dụng chất hữu cơ đã được tổng hợp sẵn.

+ SVTT1: Là động vật ăn thực vật hay sinh vật kí sinh trên thực vật.

+ SVTT2: Là động vật ăn SVTT1hay sinh vật kí sinh trên SVTT1.

+ Trong một chuồi có thể có SVTT3, SVTT4...

c) Sinh vật phân giải:Gồm những vi khuẩn dị dưỡng, nâ'm, có khả phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

4/ Ý nghĩa nghiên cứu chuỗi thức ăn:Biết một loài nào đó trong quần xã. chuỗi thức ăn ta có thể dự đoán sự có mặt của một số loài khác giúp cho khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

II. Một số bài tập

A. NHẬN BIẾT

Câu 1:Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3: Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.

D. kí sinh.

Câu 5:Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.

B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồi.

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 6:Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học

B. trạng thái cân bằng của quần thể

C. trạng thái cân bằng sinh học

D. Sự điều hòa mật độ.

Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. vai trò của các loài trong quần xã.

B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

B. THÔNG HIỂU

Câu 8: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

ĐÁP ÁN

1C

2A

3B

4A

5A

6A

7B

8C

9C

10C

Ví dụ về chuỗi thức ăn có 5 mắt xích
Ví dụ của chuỗi thức ăn trong một hồ nước ở Thụy Điển. Ó cá ăn cá chó, cá chó ăn cá vược, cá vược ăn cá mương Âu, cá mương Âu ăn tôm. Tuy không được đưa ra, gốc của chuỗi thức ăn trong hồ nước tại Thụy Điển là các loại thực vật tự dưỡng nổi.

Chuỗi thức ăn (hay quan hệ thức ăn hoặc xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.

Ví dụ:

  • cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ;
  • lá ngô - châu chấu - ếch - xác chết bị phân hủy - chất bón cho cây ngô.
  • cỏ → bò → người → xác chết → vi khuẩn → cỏ.

Thành phần

Trong chuỗi thức ăn, có ba loại sinh vật gồm:

Sinh vật sản xuất

là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn vì nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nó còn được gọi là sinh vật tự dưỡng hay sinh vật cung cấp. Trong nhóm sinh vật tự dưỡng lại chia làm hai loại: một loại sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ còn một loại sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng hóa học.

Ví dụ: cây xanh, một số loài tảo, vi khuẩn...

Sinh vật tiêu thụ

Là những sinh vật dị dưỡng (không tự tổng hợp được chất hữu cơ) phải lấy chất hữu cơ bằng cách tiêu thụ sinh vật dị dưỡng hoặc các sinh vật tự dưỡng.

Sinh vật phân tách

Là vi khuẩn dị dưỡng hoặc nấm phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ.

Các loại chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật sản xuất (xích thức ăn chăn nuôi):

Ví dụ: cỏ → thỏ → sói → vi sinh vật phân giải

Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu bằng mùn bã hữu cơ (xích thức ăn phế liệu):

Ví dụ: mùn bã hữu cơ → giun đất → Gà → chó sói → cọp → vi khuẩn.

Chuỗi thức ăn thẩm thấu (chỉ có ở dưới nước):

Ví dụ: động vật nguyên sinh → cá nhỏ → cá lớn

Đọc thêm

  • Hệ sinh thái

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Science aid: Food chains Food chains, pyramids of number and biomass designed for teens
  • Antarctic Food Web and Chains
  • Example of a food chain Lưu trữ 2009-03-03 tại Wayback Machine
  • Food Chains Quiz
  • Food Chains and Food Webs Lưu trữ 2008-05-24 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chuỗi_thức_ăn&oldid=68680349”