Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu

Liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về xe gắn máy. Ban biên tập cho hỏi: Điều khiển xe gắn máy mà có nồng độ cồn có bị tạm giữ xe không?

  • Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu

    (ảnh minh họa)

  • Theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 6 và Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định.

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2.000 – 3.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10 – 12 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 4.000 – 5.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16 – 18 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6.000 – 8.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

    => Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi điều khiển xe gắn máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn cao hay thấp đều sẽ bị tạm giữ phương tiện.

    Ban biên tập phản hồi thông tin.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Xin hỏi khi chạy xe máy và ô tô thì quá nồng độ cồn bao nhiêu sẽ bị tạm giữ xe vậy ạ? Xin cảm ơn!


  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
  • Đi xe ô tô mượn và vi phạm nồng độ cồn thì chủ phương tiện có bị phạt không?
  • Quy định về nồng độ cồn cho phép của người đi xe máy

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề Nồng độ cồn bao nhiêu thì khi chạy ô tô, xe máy sẽ bị tạm giữ xe?, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với các hành vi quy định tại các Điều, Khoản, Điểm của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể một số Điều, Khoản, Điểm sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

…………………………………………………………….

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, đối chiếu với quy định trên của pháp luật với câu hỏi của bạn thì khi điều khiển xe ô tô hoặc xe máy vi phạm nồng độ cồn thì đều bị tạm giữ phương tiện.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề Nồng độ cồn bao nhiêu thì khi chạy ô tô, xe máy sẽ bị tạm giữ xe?. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Điều khiển ô tô bị nồng độ cồn 0.47 mg/l khí thở có bị giữ xe không?

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Nồng độ cồn bao nhiêu thì khi chạy ô tô, xe máy sẽ bị tạm giữ xe? bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Xem thêm:

  • Công an xã, phường trong việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông
  • Thủ tục cấp phù hiệu cho xe trung chuyển hành khách theo quy định 
  • Thủ tục tách riêng GPLX hạng A1 và B2 năm 2022
  • Xử phạt ô tô khách lùi xe trên đường có biển cấm lùi
  • Xử phạt xe hợp đồng chở người không có tên trong danh sách hành khách

Vi phạm nồng độ cồn giam bằng bao lâu?

Như vậy, theo như câu hỏi của bạn, thì khi điều khiển xe vi phạm về nồng độ cồn bạn không chỉ có thể bị tước bằng lái từ 10-24 tháng tùy theo nồng độ đo được mà còn có thể còn bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở đi ô tô bị phạt từ 06 đến 08 triệu đồng, xe máy bị phạt từ 02-03 triệu đồng, đi xe đạp, xe đạp điện bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Vi phạm giao thông giữ xe bao nhiêu ngày?

Thời hạn tạm giữ xe tối đa không quá 30 ngày. Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Uống rượu giữ bằng bao lâu?

Như vậy, nếu bạn điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 8 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 24 tháng. Xem thêm: - Bị giữ bằng lái xe, tiếp tục tham gia giao thông có bị xử phạt không? - Chống đối công an giao thông bị xử lý thế nào?