Vì sao bạn muốn trở thành nhà khoa học

Skip to content

LTS: Người làm khoa học cần phải có lòng đam mê và sự chăm chỉ, nhưng họ cũng cần được bảo vệ, bảo vệ về cuộc sống vật chất cũng như sự tự do nhất định trong nghiên cứu. Bi kịch sẽ diễn ra nếu người làm khoa học không được bảo vệ đúng mức. “Đừng trở thành một nhà khoa học” – bài viết của Giáo sư Vật lý Jonathan I.Katz, Đại học Washington, St. Louis, Mo., (Mỹ) đã trở thành chủ đề tranh luận trên rất nhiều diễn đàn khoa học trên thế giới: từ Mỹ, Canada đến châu Âu cũng như châu Á.
Ban biên tập Tia Sáng mong nhận được ý kiến phản hồi từ độc giả, đặc biệt là các nhà khoa học và nghiên cứu viên trẻ.

Bạn muốn trở thành một nhà khoa học? Ban muốn khám phá những điều bí mật của tự nhiên, bạn muốn làm những thí nghiệm hay thực hiện những phép tính để tìm hiểu về thế giới? Hãy quên điều đó đi.

Khoa học thú vị và hấp dẫn. Cảm giác sung sướng khi phát hiện ra điều mới thật đặc biệt. Nếu bạn thông minh, có tham vọng và chăm chỉ, bạn nên theo học khoa học ở bậc đại học. Nhưng thế là quá đủ. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn phải đối mặt với thế giới thực. Thế có nghĩa là bạn không nên học tiếp khoa học ở bậc sau đại học. Hãy làm một việc gì khác: học dược, học luật, máy tính hay kỹ sư hoặc bất kỳ ngành nào hấp dẫn bạn.
Tại sao tôi (một giáo sư cơ hữu về vật lý) lại ra sức khuyên bạn không theo con đường mà tôi đã thành công? Bởi thời thế đã khác ( tôi lấy bằng tiến sỹ năm 1973 và trở thành giáo viên cơ hữu năm 1976). Nền khoa học Mỹ không còn cho bạn một nghề nghiệp hợp lí nữa. Nếu bạn học tiếp sau đại học về khoa học, thế có nghĩa là bạn sẽ phải dành cả đời để làm những thí nghiệm khoa học, sử dụng tài khéo léo và tính tò mò của bạn để giải quyết những vấn đề thú vị. Chắc chắn là bạn sẽ sớm thất vọng về điều này và lúc đó thì đã quá muộn để chọn một nghề khác.

Vì sao bạn muốn trở thành nhà khoa học

GS Jonathan I.Katz

Các trường đại học ở Mỹ đào tạo ra gấp hai lần số Tiến sỹ mà xã hội có thế cung cấp việc. Khi mà một thứ tràn ngập ở thị trường, thì giá cả sẽ hạ xuống. Đối với trường hợp các Tiến sỹ, họ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để làm việc ở vị trí post-doc(*). Người ta vẫn trả lương cao cho những vị trí biên chế như trước kia, nhưng thay vì có thể có được biên chế 2 năm sau khi có bằng tiến sỹ (cách đây 25 năm năm thì thường là như vậy), những nhà khoa học trẻ hiện nay phải mất những năm, mười năm hoặc nhiều hơn làm việc ở vị trí Post-doc. Họ gần như không có hy vọng kiếm được một công việc biên chế và thường lại phải chuyển chỗ làm mỗi hai năm một. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tra cứu trên trang Young Scientist’s Network hoặc đọc bản báo cáo tháng Năm, 2001 của tờ Washington Monthly. Ví dụ như hai trường hợp ứng viên cho vị trí Giáo sư trợ giảng (Assistant Professorship) tại khoa của tôi. Một người 37 tuổi, đã có bằng tiến sỹ được 10 năm (và anh ta vẫn chưa kiếm được việc). Một ứng viên khác, rất xuất sắc, 35 tuổi, có bằng tiến sỹ cách đây 7 năm. Anh ta vừa mới nhận được hợp đồng biên chế cách đây ít lâu, và thôi phải làm công việc nhàm chán là đi xin việc mỗi hai năm một. Ví dụ cuối cùng là một ứng viên 39 tuổi cho vị trí Giáo sư trợ giảng khác; anh ta đã xuất bản tới 35 bài báo. Ngược lại, một tiến sỹ bình thường nếu ra làm tư thì sẽ ở tuổi 29, đối với luật sư thì ở tuổi 25 và họ lập gia đình ở tuổi 31, và một người làm khoa học máy tính với bằng tiến sỹ có thể kiếm được công việc tốt ở tuổi 27 (khoa học máy tính là một trong số it ngành trong công nghiệp đòi hỏi bằng tiến sỹ). Bất kỳ ai có trí tuệ, tham vọng, ước muốn được làm việc và thành công trong khoa học cũng có thể thành công trong bất kỳ ngành nào khác. Đối với ngành sinh học, lương cho vị trí post-doc thông thường khoảng 27,000 USD/năm và đối với ngành vật lý thì khoảng 35,000 USD/năm (đối với sinh viên thạc sỹ hay tiến sỹ thì học bổng chỉ vào khoảng nửa chừng ấy). Bạn có thể nuôi gia đình với số lương như vậy? Nó chỉ đủ đối với một đôi vợ chồng trẻ để một căn hộ nhỏ. Tôi biết một nhà vật lý trẻ đã bị vợ bỏ bởi cô ta không chịu được viễn cảnh cứ phải thay đổi chỗ ở liên tục. Khi bạn ở tuổi 30, bạn cần hơn nhiều thế: một ngôi nhà tại một quận có trường tốt (**) và cả những nhu cầu cơ bản khác cho một cuộc sống trung lưu. Khoa học là một nghề, chứ không phải là một tôn giáo, và nó không bắt ép ta phải thề rằng sẽ phải sống suôt đời trong nghèo túng và độc thân vì nó. Đương nhiên, bạn không theo khoa học để trở nên giàu có. Do đó bạn không theo học ngành dược hay luật, y hay luật sư, những nghề thông thường kiếm được gấp đôi hay gấp ba một nhà khoa học (đấy là đối với ai đủ may mắn để kiếm được một công việc biên chế tốt). Tôi cũng lựa chọn nó. Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi. Nhưng gần như bạn không có sự tự do đó. Với công việc post-doc bạn sẽ phải làm việc trên ý tưởng của người khác, và bạn bị xem như một kỹ thuật viên hơn là một đối tác làm việc độc lập. Rốt cục là bạn hoàn toàn bị ép buộc phải làm khoa học. Bạn có thể có một công việc tốt với nghề lập trình viên máy tính, nhưng tại sao bạn không làm nó ở tuổi 22, hơn là mất cả 10 năm sống trong nghèo khó với khoa học? Càng lâu bạn sống trong khoa học, càng khó để bạn rời khỏi nó. Có thể bạn đủ tài năng để vượt qua được quãng thời gian làm post-doc; một vài trường đại học sẽ đủ ấn tượng để nhận bạn vào biên chế 2 năm sau khi bạn có bằng tiến sỹ. Có lẽ. Nhưng sự xuống cấp của khoa học khiến cho ngay cả những trường hợp xuất sắc cũng mất nhiều năm làm việc ở vị trí post-doc nhàm chán (xem trường hợp các ứng viên ở trên). Và rất nhiều người xuất sắc, với điểm cao và thư giới thiệu, về sau này cũng sẽ nhận thấy cạnh tranh trong nghiên cứu khó hơn trước rất nhiều, hoặc ít nhất là khác so với sự tưởng tượng của họ. Giả sử rằng cuối cùng bạn cũng kiếm được một công việc biên chế. Sự cạnh tranh để có được một công việc giờ lại thay thế bởi sự cạnh tranh để xin được tiền tài trợ, và một lần nữa, lại có rất nhiều nhà khoa học. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để viết đề án hơn là làm nghiên cứu. Thật tồi tệ, bởi đề án của bạn lại được đánh giá bởi chính đối thủ của bạn, và bạn cũng không thể chỉ chạy theo sự tò mò của bạn, thay vì đó bạn lại phải mất công sức và trí tuệ, chỉ để lường trước hoặc tránh những phê bình. Bạn không thể sử dụng những kết quả thành công trong quá khứ, bởi vì bạn đã hoàn thành nó, và những ý tưởng mới, mặc dù rất tốt, lại chưa được kiểm chứng. Như vậy là ngay cả khi đạt được điều bạn hằng mơ ước, bạn lại nhận ra rằng nó lại không hoàn toàn giống như những gì bạn muốn. Vậy ta có thể làm gì? Thứ nhất đối với các bạn trẻ ( những người chưa kiếm được việc biên chế trong khoa học) thì hãy theo một ngành khác. Bạn sẽ tránh khỏi cảnh nghèo khó và thất vọng. Những người Mỹ trẻ thường nhận ra tiền đồ đen tối và không có lối thoát và quyết định bỏ trốn. Đối với những tiến sỹ trẻ từ Ấn Độ hay Trung Quốc, thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Tôi biết nhiều trường hợp mà cuộc sống của họ đã bị hủy hoại bởi việc làm nghiên cứu sinh còn hơn cả việc nghiện ma túy. Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo trong khoa học và bạn hãy thuyết phục các quỹ tài trợ để cắt giảm ngân sách cho việc làm tiến sỹ. Việc tràn ngập các nhà khoa học chính là hệ quả của chính sách ngân sách ( phần lớn những cơ sở sau đại học đều được tài trợ bởi quỹ của chính phủ liên bang). Các quỹ tài trợ đang than khóc vì chuyện khan hiếm người yêu thích khoa học trong khi chính họ lại là nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm này. Họ có thể đảo ngược tình thế này bằng cách đào tạo đúng số người mà họ cần, nhưng họ lại không làm việc đó, hoặc thậm chí không đề cập đến nó một cách nghiêm túc ( trong nhiều năm NSF (***) vẫn đưa ra những dự đoán thiếu trung thực về sự thiếu hụt các nhà khoa học, và phần lớn các quỹ đều làm như điều đó là đúng). Kết quả là những người trẻ xuất sắc nhất quay lưng với khoa học, và các nghiên cứu sinh phần lớn chỉ là những sinh viên Mỹ trình độ thấp hoặc sinh viên ngoại quốc, những người bị mê hoặc bởi tấm Visa Mỹ. Phạm Hiệp dịch từ http://wuphys.wustl.edu * Ở Mỹ, sau khi có bằng Tiến sỹ, người làm khoa học thường mất khoảng một vài năm làm việc ở vị trí post-doc (hợp đồng ngắn hạn 2,3 năm và thường phải chuyển nơi làm việc sau khi kết thúc) trước khi có đủ kinh nghiệm để xin được một chỗ làm việc biên chế : Giáo sư trợ giảng (Assitant Professor), phó Giáo Sư (Associate Professor) hay Giáo sư (Professor).

** Học sinh phổ thông ở Mỹ bị bắt buộc học tại các trường đóng ở nơi cư trú. Do đó giá nhà và giá thuê nhà tỷ lệ với chất lượng của trường học tại nơi đó.

 *** NSF- National Science Foundation- quỹ khoa học quốc gia của Mỹ.

—————————————————————————————————————

 JasonRox- diễn đàn physicsforum :

Thông tin trên đây hoàn toàn thiên vị. Có bằng PhD về vật lý không có nghĩa là bạn bắt buộc phải làm nghiên cứu. Các nhà vật lý hoàn toàn có thể chuyển sang làm những công việc khác như trong công nghiệp hay thương mại chẳng hạn.

Nhưng đúng là có rất nhiều người đã rời bỏ vật lý.

Drbott-diễn đàn collegeconfidental :

Tôi đồng ý. Những người theo vật lý và toán thường có cuộc sống khá chật vật.

Electric- diễn đàn Jsomers:

“Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi”. Tôi nghĩ là có một cách khác hợp lí hơn là bạn hãy cố gắng thật giàu trước đã. Rồi sau đó hãy làm tiến sỹ và nghiên cứu những gì bạn thích.

Imy786- diễn đàn physicsforum:

Thật thú vị, ở Ấn Độ cũng tương tự như vậy. Tôi đã từng định học vật lý để đi dạy. Nhưng giờ tôi đã thay đổi ý định, chắc là tôi sẽ đi buôn bán nhà đất.

 Excalibur313 – diễn đàn collegeconfidental

Thế còn ngành công nghiệp. Đúng là tiếp tục theo khoa học rất khó, nhưng với tấm bằng PhD, bạn sẽ rất thành công trong công nghiệp. Tôi làm việc cho một công ty về công nghệ sinh học, ở đó người ta trả ít nhất 100 000 USD cho vị trí quản lý.

Dirt McGirt – diễn đàn collegeconfidental

Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của anh ta, nhưng tôi tôn trọng quyền anh ấy được nói những gì anh ta nghĩ.

DV Henkel-Wallace – diễn đàn pipeline

Tôi nghĩ Katz đã nhầm. Rõ ràng là không phải ai cũng có thể trở thành giáo sư (và lại càng khó để khái quát hoá mọi thứ bởi mỗi ngành, mỗi trường đại học và mỗi một thời kỳ lại có những đặc điểm khác nhau).

Shramana – diễn đàn physicsforum

Tôi đã đọc bản gốc và đã rất sốc. Rất may là ở đây tôi còn thấy những ý kiến khác, bớt thành kiến hơn. Sau đây là ý kiến của tôi: cha tôi là một giáo sư ngành tài chính và đó không phải là một nghề có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nghe ông tiếc nuối vì đã không làm việc cho ngân hàng giống như phần lớn các bạn của ông.

Tìm địa điểm Trường Gọi trực tiếp Chat Facebook Chat Zalo