Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.51 KB, 4 trang )


Suy nghĩ về vấn đề rèn luyện đạo đức của học sinh hiện nayMở bài:Ở mỗi thời đại khác nhau, các chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhân cũngkhác nhau. Đạo đức là một trong hai nhân tố căn bản làm nên giá trị con người.Bởi thế, việc rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ rất quantrọng. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.Thân bài:Đạo đức là gì?Theo triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyêntắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình chophù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mốiquan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.Hiểu một cách đơn giản, đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử củacon người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, đượcnhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.Ngoài những phẩm chất cao đẹp như: đức tính khiêm nhường, khoan dung, dũngcảm, trung thực, các phẩm chất cao quý khác của con người như: lòng thươngngười, lòng tự trọng, lòng hiếu thảo, cũng được gọi là đạo đức con người.Tại sao học sinh sống phải rèn luyện và thực hành đạo đức?Con người sống rất cần có đạo đức. Không chỉ người tốt cần rèn luyện và thựchành lối sống có đạo đức mà bất kì ai trong xã hội cũng cần làm việc ấy. Bởi cácchuẩn mực đạo đức được xã hội quy định nhằm đảm bảo cho con người hành độngđúng mực, làm cho cuộc sống hiền hòa, công bằng và góp phần xây dựng trật tự, kỉcương trong xã hội. Rèn luyện đạo đức từng ngày là nhiệm vụ cần thiết của mỗicon người trong cuộc sống này.

Bạn đang xem: Vì sao phải sống có đạo đức


Người có đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả luôn được mọi người tôn trọng và tintưởng trong cuộc sống. Bởi họ luôn sống và hành động đúng theo các nguyên tắc,chuẩn mực mà xã hội đã quy định nhằm mang đến những lợi ích nhất định cho bảnthân và cho tất cả mọi người. Người có đạo đức luôn hướng đến người khác, sốngvì người khác. Không bao giờ họ ích kỉ, tham lam hay vụ lợi cho cá nhân.Sống có đạo đức tâm hồn sẽ được than thản, an vui và lạc quan trong cuộc sốngnày. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp và niềm tin tưởng hướng đếntương lai.Đạo đức là kim chỉ nam giúp con người hành động đúng đắn và là động lực tiến bộcủa con người. Sống có đạo đức giúp ta tránh được những sai lầm trong công việcvà đời sống. Không những thê, còn tránh được tệ nạn xã hội và đóng góp nhiềuhơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội.Xây dựng nền tảng đạo đức ở học sinh như thế nào?Xây dựng và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ quan trọng nhất. NhưBác Hồ đã từng nói: Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Người có tài mà không có đức là kẻ phá hoại. Bởi thế, rèn luyện và thực hành lốisống đạo đức là trách nhiệm của mỗi con người.Trước hết là chăm chỉ học tập tốt và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm cho bản thânmình trở thành người hữu ích cho xã hôi. Mỗi học sinh sau này phải là một côngdân tốt, có đạo đức trong sáng, vững mạnh, góp sức mình xây dựng quê hương đấtnước.Rèn luyện đạo đức là một hành động tự giác, tự nguyện. Tự giác thực hiện nhữngchuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoảimái và được mọi người tôn trọng, quý mến.Không những luôn tuân thủ những chuẩn mực xã hội, chấp hành luật pháp, họcsinh cần thực hiện rèn luyện đạo đức về mọi mặt. Trong học tập, phải phấn đấu họctập hiệu quả, nghiêm túc. Lấy học tập làm mục đích của hành động và luôn ưu tiêncho nhiệm vụ ấy. Trong quan hệ với bạn bè phải hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhaucùng tiến bộ. Trong quan hệ với thầy cô giáo phải biết kính trọng, lễ phép. Trongmối quan hệ với gia đình phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giữ gìn và phát huytruyền thống gia tộc mình.Học sinh cần phải có tình yêu thương con người. Chính tình yêu thương con ngườidẫn ta đến với mọi người, gắn mình với tập thể. Thực hành lối sống vị tha, đề caotình nghĩa. Đồng thời kiên quyết chống lại cái xấu và hiện tượng suy thoái trongđạo đức con người.Trên cơ sở tiếp thu nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc, học sinh cũng cần phảitiếp thu các giá trị đạo đức trong thời địa mới. Những giá trị nào của truyền thốngmà còn đúng đắn, tích cực thì phát huy mạnh mẽ. Những giá trị nào đã lạc hậu,không phù hợp nữa thì mạnh bỏ đi. Những giá trị đạo đức mới mẻ, tiến bộ cần tiếpnhận một cách nghiêm túc. Giá trị đạo đức trong thời đại mới phải là những giá trịđã được thử thách và khẳng định qua thời gian và phù hợp với đời sống dân tộc.Con người không có đạo đức như bông hoa không có hương thơm, mặt trời khôngcó ánh sáng, cây cối không có màu xanh. Sống không có đạo đức không nhữngkhong làm việc gì có ích mà còn gây hại trong cuộc sống này.Phê phán:Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không chăm lo rèn luyện và bồi dưỡngđạo đức của bản thân. Họ sống buông thả, tùy tiện, bất chấp đạo lí. Họ thường dễsa nạn vào tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp và thất bại trong cuộc sống. Nhữngngười như thế thật đáng chê trách.Bài học:Chính đạo đức trong sáng, vững mạnh và cao đẹp làm nên giá trị con người. Mỗihọc sinh phải biết rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để trở thành người hữu ích, mainày đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.Kết bài:Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thựcsự đạo đức (Benjamin Franklin). Đức tính đáng quý nhất ở con người là giản dị.Hãy bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp cho bản thân để có thể xây dựng cuộc sống thànhcông và thực sự hạnh phúc.


Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức


Trường Amsterdam lấy bao nhiêu điểm

Trưa 28/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào lớp 10 THPT chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và chương trình thí điểm ...


Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức


Nhân phẩm và danh dự là gì

Trên thực tế để nhận xét về một con người thông thường người ta sẽ nhắc đến nhân phẩm của người đó. Vậy nhân phẩm là gì, nội dung bài viết sau ...


Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức


Thuốc đặt Phụ khoa tiếng Trung là gì

Học tiếng Trung có rất nhiều thứ cần phải học nhưng mình khuyên bạn trước tiên hãy nên tìm học những gì gần với cuộc sống hàng ngày của chúng ta ...

Xem thêm: Vì Sao Nông Nghiệp Đàng Trong Phát Triển Hơn Đàng Ngoài


Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức


Hàm UPPER trong Excel là gì

Hàm UPPER, chuyển chữ thường thành chữ hoa trong ExcelHàm UPPER trong Excel giúp bạn chuyển chữ thường thành chữ hoa trong Excel. Nhờ có hàm này mà bạn tiết kiệm ...


Vì sao cần phải rèn luyện đạo đức


Dry care nghĩa là gì

Máy giặt Sanyo là một trong những dòng máy giặt giá rẻ được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi mức giá rẻ và khả năng giặt sạch quần áo cũng khá ...


Công chúa nhỏ Tiếng Anh là gì

Đối với điện ảnh, xem Công chúa nhỏ (phim 1995).Công chúa nhỏ (tiếng Anh: A little princess) là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của tác giả Frances ...


Chức vụ BM là gì

TT - Cơn sốt thương hiệu Việt đang mang đến cho người trẻ nhiều cơ hội, trong đó nhiều cơ hội hứa hẹn dành cho giới brand manager (BM - giám đốc nhãn ...


Tiếng Trung phồn thể tiếng Anh là gì

phồn thể trong Tiếng Anh là gì?phồn thể trong Tiếng Anh là gì, định nghĩa, ý nghĩa và cách sử dụng. Dịch từ phồn thể sang Tiếng Anh.Từ điển Việt Anhphồn ...

Trong Nhật ký trong tù (bài Nửa đêm) Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Các nhà giáo dục Việt Nam đánh giá cao quan niệm đặc sắc này của Hồ Chí Minh. Người đã uốn nắn cách nhìn sai lệch khi xem bản tính con người là bẩm sinh, có từ khi lọt lòng mẹ. Theo Người, thiện và ác ở mỗi con người đâu có phải do bẩm sinh mà là kết quả của giáo dục. Con người khi sinh ra chưa hình thành rõ nét tính cách, thông qua quá trình giáo dục, xã hội hóa thì tính cách mới được hình thành và phát triển. Bác nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”[i]. Người coi tính cách như một phẩm chất được nảy sinh, hình thành và phát triển thông qua môi trường xung quanh. Nhân cách là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp và từ đó cũng hình thành nên tính cách xấu hay tốt.

Đối với người cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ rõ 5 đức tính quan trọng:Nhân,Nghĩa,Trí,Dũng,Liêm.Nhânlà thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào... sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền. Nhưng người đã không ham, không sợ gì thì việc gì họ đều làm được.Nghĩalà ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu đoàn thể. Ngoài lợi ích của đoàn thể, không có lợi ích riêng phải lo toan.Trílà không có việc gì tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt; dễ hiểu lý; dễ tìm phương hướng; biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho đoàn thể.Dũnglà dũng cảm, gan góc, gặp việc gì phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho đoàn thể: cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát.Liêmlà không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại. Chỉ có một cái ham là ham học, ham làm và ham tiến bộ. Đặc biệt, người luôn căn dặn mỗi cán bộ phải biết đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước vì lợi ích cá nhân mình, hết lòng phục vụ nhân dân. Người nói: “Mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”[ii]. Để rèn luyện tính cách theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên cần phải:

Tự tu dưỡng, tự rèn luyện.

Đây là con đường quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành và phát triển, hoàn thiện tính cách cán bộ, đảng viên. Đó chính là sự phát huy nội lực của mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra con đường người cán bộ, đảng viên tự vươn lên hoàn thiện mình, đó là phải học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời. Người dạy: “Mỗi đồng chí phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân… phải tuyệt đối chấp hành đường lối chính sách của Đảng và chính phủ… Dù cương vị nào, các đồng chí phải luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”[iii]. Để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình. Người dạy “trên con đường phát triển cách mạng của mình, Đảng ta…luôn luôn có ưu điểm và không tránh khỏi có khuyết điểm. Chỉ có không ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi”[iv].Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, đồng thời phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bài trừ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, phải thực sự là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Người dạy: “Muốn gột rửa sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ tức là thoái bộ, là lạc hậu”[v]. Muốn tự cải tạo được bản thân để tự mình hoàn thiện tính cách thì mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhận thức được những ưu điểm và khiếm khuyết của mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa, học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện tính cách.Quá trình tự hoàn thiện, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tính cách là quá trình phấn đấu thường xuyên, liên tục và bền bỉ.

Rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.

Theo Hồ Chí Minh, đối với mỗi người cán bộ thì việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của bản thân; trong sinh hoạt học tập, lao động, công tác, trong các mối quan hệ với với Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua hoạt động thực tiễn, người cán bộ biết điều chỉnh hành vi của mình và cũng thông qua thực tiễn tính cách của mỗi người được thể cụ thể hóa một cách phong phú, đa dạng. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng rèn luyện công phu mới có được phẩm chất tính cách tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện. Bài học đó đã được Hồ Chí Minh đúc kết ở 4 câu thơ:“Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/Sống ở trên đời người cũng vậy/Gian lao rèn luyện mới thành công”[vi].Trong hoạt động thực tiễn, Người cũng khẳng định rõ mối quan hệ mật thiết giữa lý luận và hoạt đông thực tiễn, đây là mối quan hệ biện chứng, quan hệ chặt chẽ. Thực tiễn cần lý luận soi đường để không mắc phải bệnh kinh nghiệm. Lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều, quan liêu.

Tóm lại, rèn luyện tính cách, đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, hoàn thiện những phầm chất cần thiết của của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Người cán bộ, đảng viên nhất là người giữ trọng trách trong bộ máy đảng và nhà nước cần có đức tính hy sinh cho lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, đó chính là hội tụ nét tính cách trong sáng nhất, cao cả nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời buổi kinh tế thị trường khi nhiều lợi ích đan xen, trong đó cần giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích của tập thể và lợi ích xã hội. Người cán bộ phải luôn thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh về tinh thần “dĩ công vi thượng”, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố tránh. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI yêu cầu: “mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cương vị công tác”. Như vậy, muốn nâng cao đạo đức cách mạng thì vấn đề quan trọng là phải rèn luyện được những nét tính cách tốt đẹp ở mỗi cán bộ, đảng viên.


[i]Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập. 12, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2000, tr.558

[ii]. Sđd, T. 5, tr.250

[iii].Sđd, T. 9, tr.275

[iv]. Sđd, T. 8, tr.584

[v]. Sđd, T. 9, tr.284

[vi]. Sđd, T. 3, tr.350

Ths Nguyễn Văn CôngThs Trịnh Ngọc Hậu - Lê Phạm Phương Lan

Nguồn: http://www.xaydungdang.org.vn/