Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

Tác động của giáo dục và đào tạo tới tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế

18/08/2021 - 08:20

(ĐHVO). Quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta đã được, thể hiện rõ trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc với các quan điểm lớn như:“Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”; “Lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo.Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở”; “chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”…..

Tiến sĩ Phạm Kim Thư, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho rằng đây là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, qua đó thấy rằng Đảng, Nhà nước xác định Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành Giáo dục, Tiến sĩ cho rằng, xây dựng một xã hội học tập sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Sau đây là trao đổi của Tiến sĩ Phạm Kim Thư với Tạp chí Đồng hành Việt.

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

PV: Xin ông cho biết ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo tới tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia như thế nào?

Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đòi hỏi các quốc gia và nền kinh tế của họ phải cạnh tranh với nhau. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh sẽ nắm giữ lợi thế cạnh tranh. Một nền kinh tế phát triển sẽ bao gồm nhiều ngành công nghiệp khác nhau với những lợi thế cạnh tranh khác nhau trên thị trường toàn cầu. Hệ thống giáo dục và nền kinh tế của một quốc gia có mối quan hệ qua lại với nhau. Chúng vừa là phương tiện vừa là kết quả của quá trình tác động lẫn nhau. Nền kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển. Giáo dục không phát triển thì không đủ nhân lực giúp cho kinh tế phát triển. Cả hai đều mang lại lợi ích cho xã hội, giúp các quốc gia phát triển bền vững. Qua đó có thể thấy rằng việc phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia sẽ quyết định nền kinh tế của quốc gia đó hoạt động như thế nào; Sự khác biệt về trình độ đào tạo là một yếu tố quan trọng ngăn cách các quốc gia phát triển và đang phát triển; Năng suất của một nền kinh tế tăng lên khi số lượng lao động có trình độ học vấn tăng lên vì những người lao động có tay nghề cao có thể thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả hơn….

Ở tất cả các Quốc gia hiện nay giáo dục được chia thành các cấp độ: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông - trung cấp - dạy nghề, cao đẳng - đại học, sau đại học. Ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, khung cơ cấu giáo dục quốc dân được quy định tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Nền kinh tế của một quốc gia trở nên năng suất hơn khi tỷ lệ lao động có trình độ cao tăng lên. Tuy nhiên, để đạt được trình độ giáo dục cao hơn là cả một quá trình, cần phải có triết lý giáo dục rõ ràng, phải có chiến lược phát triển giáo dục đào tạo bài bản, tư duy về giáo dục đối với người sử dụng lao động, lao động cần phải thay đổi, tạo ra một xã hội học tập, nơi mà tất cả mọi người, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội: người nghèo, người khuyết tật đều được học tập…... Một quốc gia không nhất thiết cung cấp một mạng lưới rộng lớn các trường cao đẳng hoặc đại học để được hưởng lợi từ giáo dục; nó có thể cung cấp các chương trình xóa mù chữ cơ bản nhất là đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em tại các khu vực vùng núi, vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vẫn có những cải thiện về kinh tế. Các quốc gia có tỷ lệ dân số đi học và tốt nghiệp nhiều hơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các quốc gia có lao động ít học. Do đó, nhiều quốc gia hầu như miễn học phí cho giáo dục tiểu học và trung học, cho những học sinh là hộ nghèo, là trẻ em khuyết tật để cải thiện hoạt động kinh tế. Theo nghĩa này, giáo dục là đầu tư vào vốn con người, tương tự như đầu tư vào trang thiết bị tốt hơn. Theo UNESCO và Chương trình Phát triển Con người của Liên hợp quốc, tỷ lệ giữa số trẻ em trong độ tuổi được đi học trên số trẻ em trong độ tuổi đi học cao hơn ở các quốc gia phát triển hơn là ở các quốc gia đang phát triển.

Đối với doanh nghiệp, năng lực của người lao động có thể được coi như một tài sản. Tài sản này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được. Một công ty sử dụng càng nhiều công nhân được đào tạo tốt thì công ty đó về mặt lý thuyết càng có thể sản xuất nhiều hơn. Một nền kinh tế trong đó người sử dụng lao động coi giáo dục như một tài sản thường được gọi là nền kinh tế dựa trên tri thức. Đầu tư vào giáo dục liên quan đến chi phí cơ hội cho người lao động. Giờ học trên lớp đồng nghĩa với việc ít thời gian hơn để làm việc và kiếm thu nhập. Do đó, mặc dù thu nhập của một nhân viên có thể thấp hơn trong thời gian ngắn (khi tham gia các khóa học nâng cao trình độ), nhưng mức lương có thể sẽ cao hơn trong tương lai, sau khi quá trình đào tạo hoàn thành.

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về tác động của đào tạo đến nền kinh tế như thế nào?

Một nền kinh tế thành công nhờ có một lực lượng lao động có khả năng vận hành các ngành công nghiệp ở trình độ cao mà nền kinh tế đó đang giữ lợi thế cạnh tranh so với nền kinh tế của các quốc gia khác. Các quốc gia có thường đưa ra các chính sách phát triển nguồn nhân lực như giảm thuế, cung cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo để tạo đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài....Mặc dù mỗi quốc gia thường không có khả năng giữ lợi thế cạnh tranh trong tất cả các ngành, nhưng có thể tập trung vào một số ngành mà nguồn nhân lực lành nghề được đào tạo dễ dàng hơn. Sự khác biệt về trình độ đào tạo là một yếu tố quan trọng ngăn cách các quốc gia phát triển và đang phát triển. Mặc dù còn các yếu tố khác, như địa lý và các nguồn lực sẵn có, nhưng việc có nguồn nhân lực được đào tạo tốt hơn sẽ tạo ra sự lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. Một yếu tố bên ngoài có thể có tác động tích cực đến nền kinh tế do lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Nói cách khác, tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ yếu tố này, sẽ có nguồn lao động lành nghề để tuyển dụng vào làm việc. Trong một số trường hợp, nguồn nhân lực có kỹ năng cao có thể tập trung ở một khu vực địa lý cụ thể như các thành phố lớn, các khu công nghệ cao….. Do đó, các doanh nghiệp có thể chọn giải pháp là đặt trụ sở, sản xuất, kinh doanh tại một khu vực địa lý theo nguồn nhân lực có kỹ năng cao đó.

Nhiều quốc gia hiện nay rất chú trọng đến việc phát triển một hệ thống giáo dục có thể tạo ra những người lao động có khả năng hoạt động trong các ngành công nghiệp mới, chẳng hạn như khoa học và công nghệ. Điều này một phần là do các ngành công nghiệp cũ đã trở nên kém cạnh tranh hơn, và do đó ít có khả năng tiếp tục thống trị nền kinh tế trong bối cảnh các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra liên tục. Ngoài ra, một phong trào nâng cao trình độ học vấn cơ bản của người dân đã nổi lên, với niềm tin ngày càng tăng rằng tất cả mọi người đều có quyền được học hành.

PV: Còn đối với nhà tuyển dụng thì thế nào thưa ông?

Lý tưởng nhất là các doanh nghiệp, tổ chức có đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả và ít phải chi phí cho công tác quản lý họ. Người sử dụng lao động phải cân nhắc nhiều yếu tố khi quyết định có trả tiền cho việc đào tạo nhân viên hay không như: Chương trình đào tạo sẽ làm tăng năng suất của người lao động? Việc tăng năng suất sẽ đảm bảo chi phí trả cho toàn bộ hay một phần của khóa đào tạo? Nếu người sử dụng lao động trả tiền đào tạo, liệu người lao động có rời công ty để đến với đối thủ cạnh tranh sau khi chương trình đào tạo hoàn thành không? Liệu người lao động mới được đào tạo có yêu cầu tăng lương không? Nếu việc tăng lương được đảm bảo là do kết quả của khóa đào tạo, liệu việc tăng năng suất và lợi nhuận có đủ để bù đắp cho khoản tăng lương và chi phí đào tạo không? Có nên đào tạo đối với những người lao động là người khuyết tật hay không? Để tránh cho việc người lao động mới được đào tạo rời đi, nhiều người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải ở lại công ty trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lấy việc được đào tạo, được trả lương.

PV: Theo ông thì đối với người lao động, họ nên làm gì để nâng cao thu nhập của mình?

Thu nhập của Người lao động sẽ được tăng thêm bằng cách phát triển và hoàn thiện các năng lực và kỹ năng của mình. Người lao động có chuyên môn sâu về một công việc cụ thể, một ngành cụ thể, họ càng trở nên có giá trị hơn đối với nhà tuyển dụng. Vấn đề đặt ra là người lao động nên chủ động cập nhật các kỹ thuật tiên tiến hoặc kỹ năng mới để có được công việc với mức lương cao hơn. Thông thường, người lao động sẽ mong muốn mức lương cao hơn, nhưng với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn so với mức năng suất mà người sử dụng lao động đạt được. Nhất là đối tượng lao động đặc biệt là người khuyết tật, khi mà những người này có nhiều hạn chế nhất định trong khi thực hiện công việc so với lao động bình thường. Do đó, việc học tập nâng cao trình độ sẽ là phương án hiệu quả nhất trong việc đáp ứng được yêu cầu cao của công công, từ đó nâng cao được mức lương như mong muốn. Khi tham gia học tập nâng cao trình độ người lao động cần phải xem xét một số yếu tố như: Họ có thể mong đợi đạt được thêm bao nhiêu năng suất? Chi phí cho việc học tập như thế nào? Liệu với mức lương được tăng thêm có đảm bảo đủ cho chi phí tham gia học tập không? Thị trường lao động có bão hòa với lao động được đào tạo trong chuyên ngành đó không? Người lao động có thể bị mất thu nhập so với trước đây khi họ phải vừa đi học vừa đi làm trong khoảng thời gian tương đối dài như vậy không?.....

PV. Theo ông, chúng ta cần làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo tới tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế?

Chúng ta cần tiếp tục xây dựng xã hội học tập, gần nhất ngày 30/07/2021 Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1373/Qđ-TTg), với một số giải pháp chính đã được Thủ tưởng Chính phủ chỉ đạo như:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác;

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật học tập suốt đời.; Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành: Tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các địa phương; tiêu chí công dân học tập; tiêu chí công nhận huyện học tập, tỉnh học tập; khung năng lực thông tin phục vụ học tập suốt đời cho công dân; Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, nhất là các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, người lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; hỗ trợ những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Tăng cường công tác phối hợp, liên kết giữa các ngành, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa thể thao để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Tăng cường tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và xóa mù chữ gắn với dạy nghề truyền thống, dạy nghề ngắn hạn và phát triển cộng đồng….

PV: Xin cảm ơn ông!


Đinh Nguyên


Share
  • Facebook
  • Google +
  • LinkedIn

Vai trò của thế hệ trẻ thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã tổng kết một số nội dung cơ bản nhất về thực tiễn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bài viết là sự tái khẳng định quyết tâm, định hướng và mục tiêu phát triển của Việt Nam, trong đó khẳng định xã hội mà chúng ta đang hướng tới cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, đảm bảo gìn giữ các nguồn tài nguyên và môi trường sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai cũng như nói không với việc tiêu dùng tài nguyên vô hạn. “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng với nội dung rất rộng lớn, đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Do đó, chuyên đề này có mục tiêu làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của thế hệ trẻ để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển được xác định trong bài viết của đồng chí Tổng bí thư.

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân
Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân
Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân
Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân
Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân
Ảnh minh hoạ. Nguồn:tapchicongsan.org.vn

1.Một số điểm mới của chủ trương phát triển kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để thực hiện được mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, một trong những giải pháp đã được đồng chí Tổng Bí thư đặt ra là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức đồng thời coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để tập trung đầu tư, phát triển. Trên thực tế, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đề xuất đột phá chiến lược“Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới; hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. Vì vậy, việc triển khai thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách này sẽ đòi hỏi sự đồng lòng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó thế hệ trẻ sẽ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là ở nhiệm vụ phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chuyên đề này có mục tiêu làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của thế hệ trẻ để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển được xác định trong bài viết của Tổng Bí thư. Chuyên đề gồm 2 phần: phần 1 phân tích mối quan hệ giữa thế hệ trẻ và một nền kinh tế sốdựa trên kinh nghiệm quốc tế; phần 2 đánh giá cơ hộicủa thế hệ trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, và đưa ra một số khuyến nghị.

2.Thế hệ trẻ và nền kinh tế số, kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau(1). Một số nghiên cứu đã thể hiện sự phong phú và đa dạng của các cơ hội cho giới trẻ khi tham gia và tương tác với nền kinh tế số, bao gồm các nội dung số, các nền tảng số cũng như các dịch vụ số (2). Một số hình thức việc làm mới xuất hiện đã bổ sung cho các hình thức sáng tạo nội dung truyền thống, có thể kể ra một số cơ hội việc làm của giới trẻ trong nền kinh tế số là:

Video blog: Đây là một trong những cơ hội phổ biến nhất, tận dụng sự phổ cập của internet, toàn cầu hóa cũng các nền tảng số toàn cầu như Youtube, Instagram, Facebook, giới trẻ với kiến thức về công nghệ và kỹ năng sáng tạo có thể thông qua đó xây dựng hình ảnh, thương hiệu và nội dung để tiếp cận một số lượng lớn khán giả, khách hàng và đối tác. Các nội dung có thể đa dạng từ lối sống (du lịch, ẩm thực, gia đình) đến sức khỏe, làm đẹp, hay mang tính đặc thù hơn như hướng dẫn đầu tư, chơi game…Thông qua việc tiếp cận hàng nghìn và thậm chí là hàng triệu khán giả và người theo dõi, thế hệ trẻ đã và đang thông qua các nền tảng toàn cầu này thực hiện việc quảng cáo cho một bên thứ ba, hoặc hợp tác với các công ty để tạo ra các nội dung đặc thù, từ đó tạo ra giá trị và thu nhập cho xã hội.

Viết blog: Hìnhthức này đã phổ biến với giới trẻ từ lâu thông qua các nền tảng toàn cầu như Tumblr, tuy nhiên gần đây nó có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng công nghệ khi thường đi kèm với cả hệ sinh thái truyền thông bao gồm Youtube, Instangram, Facebook. Chủ đề thông dụng thường là thời trang,ẩm thực, du lịch, khi những người viết cố gắng tạo ra một lượng người đọc có chung một sở thích hẹp với họ, qua đó dẫn dắt xu hướng, mở rộng sự kết nối với lượng người đọc này. Giới trẻ có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo, hoặc tiền tài trợ từ các thương hiệu muốn hợp tác với những người dẫn dắt xu hướng này.

Nhiếp ảnh, nghệ thuật, thiết kế: Các nền tảng số toàn cầu đã tạo điều kiện cho giới trẻ đam mê và khao khát nghệ thuật có thể đóng góp cho việc sáng tạo các nội dung nghệ thuật trên các nền tảng này. Họ có thể đăng các ảnh chụp, thiết kế, phản ánh các đam mê và sự sáng tạo của mình lên mạng xã hội, thông qua đó xây dựng một lượng khán giả và những người theo dõi. Các đối tác kinh doanh như doanh nghiệp hay người dùng cũng có thể thông qua các nền tảng này để cùng hợp tác để tạo ra giá trị.

Âm nhạc: Lĩnh vực sáng tạo này đã chứng kiến nhiều nghệ sĩ trẻ giới thiệu âm nhạc của mình đến công chúng nhanh chóng và thành công thông qua các nền tảng toàn cầu như Youtube hay SoundCloud. Thế hệ trẻ còn có thể thông qua nền kinh tế số và các công cụ số để tìm kiếm các cơ hội trong việc phân phối, trình diễn các sản phẩm của mình, thậm chí họ còn có thể kêu gọi đầu tư và tài trợ để sản xuất các sản phẩm âm nhạc.

Trò chơi điện tử: Một bộ phận thế hệ trẻ với đầy đủ sự đào tạo và giáo dục về công nghệ và kỹ năng còn có thể tham gia vào nền kinh tế số thông qua các trò chơi điện tử. Các nền tảng trò chơi trực tuyến cho số đông (MMOGs) như Roblox đã và đang cung cấp những thế giới ảo cho rất nhiều người chơi trực tuyến công cụ và địa điểm để họ tự thiết kế, tạo ra nội dung và thương mại hóa các trò chơi của mình. Cơ hội còn đến từ việc thay đổi cấu trúc trò chơi (modding), phát triển và sáng tạo các trò chơi thương mại hiện tại để bán cho người tiêu dùng, từ đó xây dựng kỹ năng và thương hiệu của bản thân để trở thành các nhà thiết kế trò chơi chuyên nghiệp, khi đó học có thể hợp tác với các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Kinh doanh, khởi nghiệp: Thế giới có thể được thay đổi bởi một ý tưởng, thế hệ trẻ đã chứng minh điều này là khả thi, sự thành công của những công ty khởi nghiệp sáng tạo như Facebook là bằng chứng rõ ràng. Nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đang mang đến các cơ hội để thế hệ trẻ khởi nghiệp bằng cách giải quyết các vấn đề của xã hội phát sinh trong quá trình phát triển thông qua việc kết hợp các kỹ năng và tận dụng các nguồn lực sẵn có và mọi lợi thế của công nghệ.

Ở một mặt khác, việc tham gia và tận dụng nền kinh tế số cũng đang tồn tại nhiều thách thức và khó khăn cho thế hệ trẻ(3), đặc biệt là việc chuyển đổi số sẽ làm gia tăng các bất bình đẳng hiện hữu trong xã hội (4). Sự ngăn cách và bất bình đẳngkỹ thuật số được phân chia thành 3 lớp, theo thứ tự từ 1 đến 3 (1) bao gồm: sự tiếp cận không đồng đều với công nghệ; sự phát triển không bình đẳng các kỹ năng cần thiết để thành công trong nền kinh tế số; sự phân phối không công bằng các lợi ích từ việc sử dụng công nghệ dựa trên các yếu tố về kinh tế xã hội (5).

Sự tiếp cận đối với internet là rào cản thứ nhất, tỉ lệ dân số được tiếp cận với mạng internet có sự khác nhau rất lớn tùy theo vào khu vực địa lý. Trong khi tại các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ người dân được tiếp cận với internet là rất cao, lần lượt là 91% tại EU-27 quốc gia và 90.8% tại Bắc Mỹ(6), tuy nhiên hơn một nửa dân số trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với mạng internet, chủ yếu là người dân sống ở châu Phi và khu vực châu Á Thái Bình Dương(7). Ngoài ra, còn có sự chênh lệch trong tiếp cận internet và chất lượng mạng internet giữa các khu vực nông thôn và thành thị trong cùng một quốc gia hay khu vực.

Ở cấp độ thứ 2, các rào cản trong nền kinh tế số đối với thế hệ trẻ đến từ việc thiếu các kỹ năng để thành công khi làm việc trực tuyến và mức độ thành thạo của kỹ năng này không phải có được ngẫu nhiên giữa tất cả các người dùng mà được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có xuất thân, hoàn cảnh, giới tính và giáo dục (8). Lấy ví dụ, một người có ảnh hưởng thành công trên mạng xã hội sẽ cần kết hợp rất nhiều kỹ năng bao gồm thiết kế, sáng tạo cũng như làm chủ các thuật toán để tối ưu hóa số lượng người ảnh hưởng. Việc có một trình độ giáo dục cơ bản, cũng như điều kiện để tiếp cận các nguồn lực và cơ sở hạ tầng khác (như tiền bạc, quan hệ cá nhân) sẽ làm gia tăng khả năng thành công. Ở một trường hợp tương tự nhưng nếu thiếu các yếu tố về hạ tầng, nguồn lực sẽ khó đạt cùng hiệu quả (1).

Ở cấp độ cuối cùng, có sự phân hóa về lợi ích khi tham gia thị trường kinh tế số giữa các cá nhân với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Trong đó các cá nhân có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn sẽ có nhiều lợi ích hơn (9). Ngoài ra các yếu tố quyết định điều này còn bao gồm chủng tộc và giới tính của người sử dụng khi tham gia vào kinh tế số: thế hệ trẻ tại các quốc gia thu nhập thấp sử dụng internet ít hơn các quốc gia thu nhập cao và ít được hưởng lợi từ kinh tế số hơn. Ngoài ra, ở một số quốc gia có thu nhập thấp có hiện tượng nam giới sử dụng internet nhiều hơn nữ giới và sự chênh lệch này có chiều hướng gia tăng (1).

Ngoài các rào cản và thách thức trên, nền kinh tế số còn mang tới nhiều vấn đề khác cần phải cân nhắc đối với thế hệ trẻ khi tham gia. Một trong những vấn đề lớn nhất là nhận thức của thế hệ trẻ về mối quan hệ với các nền tảng toàn cầu đang được sử dụng, đặc biệt khi một số lượng lớn các nền tảng này (ví dụ như Facebook, Instagram, Youtube…) kiếm doanh thu từ quảng cáo và việc sử dụng số lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng. Người dùng trẻ và dữ liệu cá nhân của họ đã bị sử dụng để bán cho các nhà quảng cáo để cải thiện hiệu quả và dịch vụ của họ (10). Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều người trẻ chưa ý thức được đầy đủ mức độ mà dữ liệu cá nhân của họ đã và đang bị sử dụng bởi các nền tảng này cũng như quá quan tâm về các chiến lược quảng cáo và marketing được hình thành dựa trên dữ liệu cá nhân của họ (2). Cuối cùng, việc các nền tảng này được hưởng lợi rất nhiều từ sự tham gia và dữ liệu cá nhân của người trẻ, tuy nhiên lợi ích và lợi nhuận từ các hoạt động này chưa được chia sẻ một cách công bằng. Một số học giả còn cho rằng đây là một dạng bóc lột thương mại từ các nền tảng này và nhiều người dùng chưa ý thức được việc hành động và dữ liệu của họ là động lực trực tiếp cho sự phát triển của nền kinh tế số (11).

Vấn đề sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức lớn trong nền kinh tế số, thế hệ trẻ nếu không được trang bị kiến thức và kĩ năng sẽ có nguy cơ vi phạm các pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời không bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình và bị xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bản thân(12).

Cuối cùng, các nền tảng toàn cầu này lại là một kênh thông tin thuận lợi cho việc truyền bá các luồng thông tin xấu, độc hại, giới trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với các luồng thông tin này sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng về nhận thức, hành động. Đặc biệt việc các thế lực thù địch có thể lợi dụng công cụ này, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, thổi phồng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước để kích động diễn biến hòa bình hay âm mưu cách mạng màu, bài học của “mùa xuân Ả rập” vẫn còn nguyên tính chất thời sự (13).

3.Vai trò của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên đổi mới sáng tạo

Theo thống kê năm 2020, thanh niên Việt Nam từ 16 - 30 tuổi có khoảng 22,609 triệu người, chiếm khoảng 23,2% dân số cả nước (14). Vai trò của lực lượng này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, cụ thể nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát huy thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.

Việc được Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện ổn định để phát triển, học tập và rèn luyện là cơ hội tốt để thanh niên Việt Nam chuẩn bị và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng tốt cơ hội từ nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như đã phân tích ở trên, thanh niên Việt Nam cũng như thanh niên trên thế giới đang đứng trước một sự chuyển đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội. Để có thể thành công tận dụng các cơ hội của kinh tế số cũng như khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội XIII của Đảng cũng như mục tiêu đề ra trong bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, thanh niên Việt Nam cần nhận thức một cách đầy đủ về cơ hội thách thức, điểm mạnh điểm yếu của nền kinh tế số cũng như đặc điểm của Việt Nam và bản thân, từ đó có các kế hoạch và hành động phù hợp. Bài viết này đưa ra một số suy nghĩ cá nhân mang tính khuyến nghị giải pháp như sau:

Một là, thanh niên Việt Nam cần được định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp, học tập phù hợp với năng lực và sở trường để tránh tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực của xã hội. Thanh niên có đam mê và yêu thích các lĩnh vực công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được nhà nước ưu tiên phát triển như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, thực tế ảo/thực tế tăng cường, chuỗi khối, in ba chiều hay các lĩnh vực về khoa học-công nghệ-kỹ thuật-toán học, kinh doanh, doanh nghiệp (STEAM) cần nghiêm túc tìm hiểu, xác định ngành nghề và kiên trì theo đuổi để đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Ngoài ra cần mạnh dạn kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư để giải phóng năng lực tuổi trẻ, cống hiến, vì sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc nhờ vào phát triển kinh tế số và khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.

Hai là,thanh niên Việt Nam cần liên tục cập nhật, trang bị kiến thức và hiểu biết về cách thức vận hành, luật lệ của nền kinh tế số (ví dụ như các vấn đề liên quan đến mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp với các nền tảng toàn cầu), sở hữu trí tuệ, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngoài ra tránh việc vô ý vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức, đặc biệt khi có sự khác biệt về pháp luật giữa quốc gia nơi mà nhà cung cấp dịch vụ ở và quốc gia nơi mà người dùng sử dụng dịch vụ.

Ba là,trong một môi trường đầy biến động và đa chiều của nền kinh tế số, thanh niên Việt Nam cần nâng cao bản lĩnh chính trị, tự trang bị cho mình kiến thức để có “vắc xin” với các luồng thông tin độc hại, chưa rõ tính xác thực, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ mắc phải những sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, hoặc bị lợi dụng, kích động lôi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật. Đặc biệt cần cảnh giác trước nhiều luồng thông tin xấu của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước kích động lôi kéo, lợi dụng tinh thần yêu nước của người dân để tiến hành các hoạt động chống phá, âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình và cách mạng màu tại Việt Nam.

Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đóng với vai trò hạt nhân chính trị quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, khởi nghiệp, lao động sáng tạo trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa cho nước nhà như lời Bác dạy “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.

4. Tài liệu tham khảo

1. Lombana-Bermudez A, Cortesi SC, Fieseler C, Gasser U, Hasse A, Newlands G, et al. Youth and the Digital Economy: Exploring Youth Practices, Motivations, Skills, Pathways, and Value Creation. SSRN Electron J. 2020;

2. Palfrey, J., & Gasser U. Born digital: How children grow up in a digital age. New York, NY: Basic Books; 2016.

3. Jenkins H. Confronting the Challenges of Participatory Culture. Confronting Challenges Particip Cult. 2018 Dec 14;

4. Warschauer M. Reconceptualizing the digital divide. firstmonday.org [Internet]. 2002 [cited 2021 Aug 8]; Available from: http://firstmonday.org/ojs/index.php/fm/article/view/967

5. Pearce KE, Rice RE. Somewhat separate and unequal: Digital divides, social networking sites, and capital-enhancing activities. Soc Media Soc [Internet]. 2017 Jun 21 [cited 2021 Aug 8];3(2). Available from: https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/2056305117716272

6. Statista. Internet usage in the United States - statistics & facts [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: https://www.statista.com/topics/2237/internet-usage-in-the-united-states/

7. Individuals using the Internet (% of population) | Data [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: https://data.worldbank.org/indicator/IT.NET.USER.ZS

8. Hargittai E. Digital Na(t)ives? Variation in Internet Skills and Uses among Members of the “Net Generation”*. Sociol Inq [Internet]. 2010 Feb 1 [cited 2021 Aug 8];80(1):92–113. Available from: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1475-682X.2009.00317.x

9. van Deursen AJAM, Helsper EJ. The Third-Level Digital Divide: Who Benefits Most from Being Online? In Emerald Group Publishing Limited; 2015. p. 29–52.

10. Couldry N, Mejias UA. Data Colonialism: Rethinking Big Data’s Relation to the Contemporary Subject. Telev New Media [Internet]. 2019 Sep 2 [cited 2021 Aug 8];20(4):336–49. Available from: https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/1527476418796632

11. Posner, E., & Weyl G. Radical markets: Uprooting capitalism and democracy for a just society. Princeton, NJ: Princeton University Press; 2018.

12. Tuyengiao.vn. Sở hữu trí tuệ: Thách thức cho doanh nghiệp Việt | Tạp chí Tuyên giáo [Internet]. [cited 2021 Aug 9]. Available from: https://tuyengiao.vn/kinh-te/so-huu-tri-tue-thach-thuc-cho-doanh-nghiep-viet-53188

13. Qdnd.vn. Bài 5: Mạng xã hội, “điểm nóng” và cái giá hòa bình, độc lập [Internet]. [cited 2021 Aug 9]. Available from: https://www.qdnd.vn/da-phuong-tien/longform/bai-5-mang-xa-hoi-diem-nong-va-cai-gia-hoa-binh-doc-lap-648127

14. General Statistics Office of Vietnam [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: https://www.gso.gov.vn/en/homepage/

Lê Duy Anh BA (Dunelm) MPhi, PhD (Cantab)

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu

Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993.

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY

Cuộc cải cách giáo dục theo Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (tháng 1-1979) triển khai đến năm 1987chủ yếu mới ở giáo dục phổ thông. Từ sau Đại hội VI, cuộc cải cách giáo dục này được điều chỉnh một bước theo đường lối đổi mới của Đảng và được thực hiện trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Hơn 10 năm qua , mặc dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục đã có những tiến bộ và phát triển, nhưng cũng có một số mặt quan trọng giảm sút so với trước.

1- Hệ thống giáo dục quốc dân mới từ mầm non đến đại học được xác lập, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp trong cả nước.

Giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo) có lúc tan vỡ từng mảng khi bước vào cơ chế thị trường nay đang được chấn chỉnh và củng cố. Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm với chương trình và sách giáo khoa mới đã thống nhất trong cả nước. Công tác phổ cập tiểu học có tiến bộ. Các trường chuyên, lớp chọn phát triển, chất lượng khá.

Ngành dạy nghề đã trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các trường dạy nghề chính quy và các lớp dạy nghề không chính quy. Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp đã bắt đầu tổ chức lại quá trình đào tạo, đa dạng hoá phương thức đào tạo. Công tác đào tạo sau đại học được đẩy mạnh.

Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục từ mầm non đến sau đại học được thống nhất. Công tác quản lý ngành, quản lý trường học bước đầu được đổi mới.

Những kết quả đạt được thể hiện sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng của học sinh, sinh viên, sự lãnh đạo và quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể và sự đóng góp to lớn của nhân dân.

2- Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của đất nước, nền giáo dục của ta còn nhiều yếu kém. Cuộc cải cách giáo dục theo Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị khoá IV (1979) đã đề ra một số chủ trương đúng cần tiếp tục kế thừa. Nhưng nghị quyết đã nêu ra một số mục tiêu quá cao, một số nội dung không thích hợp. Từ sau Đại hội VI đã có sự điều chỉnh, tuy vậy cho đến nay, mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy mô giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài chưa được chú trọng đúng mức.

Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết về xã hội, nhân văn của học sinh còn yếu. Một bộ phận đáng kể học sinh yếu kém về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống. Thể lực học sinh giảm sút. Số học sinh, sinh viên khá giỏi, xuất sắc có tăng lên nhưng số học sinh yếu kém, chất lượng thấp lại tăng nhanh hơn. Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế - xã hội đang đổi mới. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc làm.

Giáo dục trung học, giáo dục bổ túc đều giảm sút. Quy mô giáo dục đại học và chuyên nghiệp còn nhỏ bé. Giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn suy giảm nhiều so với 10 năm trước đây.

Đại bộ phận đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng tốt, bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục. Đời sống của giáo viên khó khăn, nhiều người phải làm thêm, "dạy thêm" để sinh sống. Truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn, vị trí xã hội của người thầy bị hạ thấp. Ngành giáo dục không thu hút được người giỏi. Hệ thống các trường sư phạm rất yếu, chất lượng thấp. Tình trạng yếu kém của đội ngũ giáo viên và hệ thống trường sư phạm rất đáng lo ngại.

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân còn bất hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường rất nghèo nàn, nhiều trường sở xuống cấp nghiêm trọng, thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học thiếu thốn và lạc hậu.

Công tác quản lý giáo dục chuyển biến chậm; sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp còn chưa hợp lý. Việc sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp thiếu được đào tạo, bồi dưỡng.

3- Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng yếu kém và giảm sút nói trên là:

Bản thân ngành giáo dục chậm đổi mới về cơ cấu hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lý nhà nước.

Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước và xã hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của giáo dục, chưa kịp thời đề ra các chủ trương và giải pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển.

Kinh tế chậm phát triển, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn có hạn, dân số tăng nhanh, gây nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển giáo dục.

II- TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

A- Những quan điểm chỉ đạo.

1- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.

2- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức.

3- Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân.

4- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học.

B- Những chủ trương, chính sách và biện pháp lớn.

1- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân. Củng cố các trường công, chuyển một số trường công sang bán công. Khuyến khích mở các trường lớp dân lập. Cho phép mở trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm dạy nghề và trung học chuyên nghiệp), giáo dục đại học. Không mở trường lớp tư thục ở giáo dục phổ thông. Khuyến khích mở rộng các loại hình giáo dục và đào tạo không chính quy. Khuyến khích tự học, bảo đảm cho mọi công dân trong khuôn khổ pháp luật có quyền được học, được thi, được chọn trường, chọn thầy, chọn nghề, được học tập ở trong nước và đi học ở nước ngoài.

2- Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Đặc biệt phải sắp xếp hợp lý các trường đại học và trường cao đẳng và các viện nghiên cứu khoa học, gắn viện với trường, gắn công tác giáo dục đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học.

Hình thành từng bước các trường lớp trọng điểm có chất lượng cao trong các ngành học, bậc học, cấp học; mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu ở phổ thông; xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia.

Đổi mới giáo dục bổ túc và đào tạo bồi dưỡng tại chức.

3- Phấn đấu đến năm 2000 thanh toán nạn mù chữ trong những người lao động ở độ tuổi từ 15 đến 35, tích cực thu hẹp diện người mù chữ ở độ tuổi khác, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14. Đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục cấp 2, nhất là ở các đô thị.

4- Hình thành bậc trung học mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào đời, giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp; hình thành cấp trung học chuyên ban.

5- Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao. Xây dựng các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; phát triển các trường, lớp dạy nghề dân lập, tự thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống, đãi ngộ thoả đáng các nghệ nhân làm việc truyền nghề.

6- Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh.

7- Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học.

Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học các môn khoa học, công nghệ, đặc biệt là các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh. Mở rộng dạy và học ngoại ngữ, tin học. Thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc phòng.

Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu.

8- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu những vấn đề về khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.

9- Củng cố và phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn.

Thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng sa sút về giáo dục ở miền núi. Củng cố và xây dựng mới các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Coi trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến địa phương.

10- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với sự nghiệp giáo dục, quán triệt sâu sắc nghị quyết này trong Đảng, trong các ngành, các cấp; xây dựng Đảng vững mạnh và bồi dưỡng lại cán bộ Đảng, cán bộ quản lý trong ngành giáo dục.

Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về giáo dục, đào tạo nói trên. Tăng dần tỷ trọng chi trong ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục.

Chấn chỉnh việc thu học phí. Thực hiện miễn học phí ở bậc tiểu học. Quy định diện được miễn giảm học phí, được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội. Lập những quỹ hỗ trợ giáo dục do những tổ chức và cá nhân có khả năng ở trong và ngoài nước đóng góp, xoá bỏ những khoản đóng góp tuỳ tiện, không hợp lý.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọi người cùng với ngành giáo dục - đào tạo chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

11- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi. Nhà nước có chính sách thu hút những học sinh giỏi vào học trường sư phạm; tăng mức đầu tư và tăng cường chỉ đạo để tạo ra những chuyển biến về chất ở các trường sư phạm.

Sắp xếp lại giáo viên theo chức danh và tiêu chuẩn. Kết hợp đào tạo giáo viên mới với bồi dưỡng thường xuyên những giáo viên đang làm việc.

12- Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.

Định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục-đào tạo, của các bộ và các tỉnh, thành phố, các huyện, quận và cơ sở về các khâu: quy hoạch, kế hoạch, tổ chức và cán bộ, tài chính, thanh tra và kiểm tra.

Tăng cường công tác thanh tra giáo dục của Nhà nước.

Công tác kế hoạch hoá phát triển giáo dục phải bao gồm cả hệ thống giáo dục của Nhà nước và các trường bán công, dân lập, tư thục; có cơ chế gắn liền đào tạo với sử dụng.

Đề cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, các sở giáo dục đào tạo đồng thời tăng cường quyền tự chủ của cơ sở, nhất là các trường đại học, mở rộng dân chủ trong nhà trường.

Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; chú trọng những cán bộ làm công tác nghiên cứu chính sách, cán bộ thanh tra giáo dục.

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
Tổng Bí thư
Đã ký: Đỗ Mười

Về thể chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Ngày phát hành: 10/06/2019 Lượt xem 22087

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định một trong ba đột phá chiển lược là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”, để thực hiện đột phá chiến lược này phải “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế ”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng (khóa XI) đã nêu rõ “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”; “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan”; “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền”; “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo”; “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo”; “Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo”. Việc nhận thức cho đúng, đầy đủ, sâu sắc và hệ thống những nội dung trên có ý nghĩa then chốt trong việc triển khai thực hiện thành công sự nghiệp “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” và Đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực mà Đại hội XI của Đảng đã xác định. Một trong những nội dung quan trọng cần nhận thức cho rõ là phải xây dựng và hoàn thiện Thể chế - cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp và hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì thể chế - cơ chế vừa đóng vai trò cơ sở nền tảng vừa đóng vai trò động lực chủ yếu cho sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới .

I. Bản chất của hoạt động giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

1. Giáo dục là phúc lợi xã hội và giáo dục là hàng hóa dịch vụ

Hiện nay vẫn đang tồn tại hai nhận thức khác nhau (có khi đối nghịch nhau về hoạt động giáo dục, nhất là trong giáo dục đại học và giáo dục nghề), đó là nhận thức coi giáo dục chỉ như là một phúc lợi xã hội, và nhận thức coi giáo dục là hàng hóa dịch vụ.

Giáo dục là phúc lợi xã hội: quan điểm này được xét từ phương diện quyền và lợi ích của người học, lợi ích của xã hội. Trong đó mọi người dân đều có quyền được tiếp cận và hưởng thụ giáo dục như nhau; Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Do đó giáo dục được xếp vào lĩnh vực sự nghiệp phúc lợi xã hội, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn. Quan điểm này chưa đề cập tới lợi ích cá nhân khác nhau của mỗi người học và đi theo đó là trách nhiệm cá nhân đối với việc học tập; chưa đề cập tới cơ chế cung ứng giáo dục như thế nào cho có hiệu quả nhất trong điều kiện kinh tế thị trường.

Giáo dục là hàng hoá dịch vụ: Nhận thức này cho rằng trong điều kiện kinh tế thị trường, giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục đại học, được coi là một lĩnh vực dịch vụ; dịch vụ giáo dục có những điểm giống và những điểm khác với hàng hoá dịch vụ (HHDV) thông thường khác. Do HHDV giáo dục có đặc điểm mang lại “lợi ích tràn xã hội”.... (lợi ích do giáo dục mang lại không chỉ cho riêng người học mà còn cho cả xã hội), cho nên HHDV giáo dục về cơ bản nói chung không phải là hàng hoá tiêu dùng (HHTD) cá nhân thuần túy, cũng không phải là HHTD tập thể thuần túy, mà về cơ bản là HHTD bán tập thể. Xét cả về lý luận và thực tế, HHDV giáo dục - đào tạo nói chung và nhất là giáo dục đại học không đáp ứng đầy đủ hoàn toàn các đặc tính cơ bản của HHDV công cộng thuần túy (HHDV công cộng thuần túy có hai đặc tính cơ bản là không có sự cạnh tranh - Non - rivalrous; và đặc tính không loại trừ - non - excludable). Giáo dục - đào tạo chứa đựng cả lợi ích công cộng và lợi ích cá nhân, tuy nhiên tương quan giữa lợi ích công cộng và lợi ích cá nhân ở các cấp bậc học là khác nhau. Tính chất công cộng, lợi ích công cộng thể hiện đậm nét và chiếm ưu thế ở các bậc học thấp, giáo dục cơ bản, giáo dục phổ cập bắt buộc (tại các cấp và các hình thức giáo dục này tính chất cạnh tranh và tính chất loại trừ yếu; thậm chí nếu là giáo dục bắt buộc sẽ không có cạnh tranh và không có loại trừ); còn tính chất cá nhân, lợi ích cá nhân tăng lên ở các bậc học cao, như giáo dục đại học và gắn với đào tạo nghề nghiệp, gắn với mục tiêu cá nhân đầu tư để có nghề nghiệp nhằm nâng cao thu nhập của mỗi cá nhân (đối với các loại hình đào tạo này tính chất loại trừ và tính chất cạnh tranh cao hơn nhiều). Chính vì vậy, xét về phương diện chung cung ứng HHDV, giáo dục - đào tạo về cơ bản không phải là HHDV công cộng thuần túy, mà là HHDV công cộng không thuần túy, và tính chất này ở các cấp bậc học và hình thức đào tạo có khác nhau.

Mức độ, quy mô và hình thức Nhà nước đáp ứng tính công cộng trong giáo dục - đào tạo (cũng chính là mức độ đảm bảo phúc lợi xã hội trong giáo dục - đào tạo), và việc phát triển hàng hóa dịch vụ giáo dục với quy mô và phạm vi nào phụ thuộc vào quan điểm, cơ chế chính sách và tiềm lực thực tế của mỗi nước, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, người học và xã hội trong phát triển giáo dục - đào tạo. Trên thế giới, xu thế phát triển chung coi giáo dục đại học là lĩnh vực mang tính hàng hóa dịch vụ cao, và do đó tiếp cận cơ chế thị trường sâu rộng hơn so với các cấp, bậc giáo dục phổ cập, giáo dục cơ bản, giáo dục bắt buộc. Do đó đối với giáo dục đại học, ở nhiều nước đầu tư công (của Nhà nước) thường có thể chiếm tỷ trọng ít hơn so với đầu tư công trong giáo dục phổ thông. Điều đáng lưu ý là tại một số nước đầu tư công cho giáo dục đại học chiếm tỷ trọng không cao hơn, thậm chí ít hơn so với đầu tư tư nhưng lại có nền giáo dục đại học có chất lượng thuộc loại hàng đầu thế giới, như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Nhật Bản, Israel, Korea, New Zeland…


Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

Biểu đồ : Đầu tư tư và đầu tư công cho giáo dục ở các nước

2. Tác động của kinh tế thị trường - cơ chế thị trường đối với Giáo dục

1) Về lý luận và thực tiễn thấy rõ tác động của kinh tế thị trường lên giáo dục - đào tạo ở những mặt chủ yếu sau:

(i)- Hình thành mục tiêu - tiêu chí giáo dục gắn với yêu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành… đối với giáo dục đại học trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đi vào phát triển kinh tế rti thức.

(ii)- Hình thành các giá trị xã hội, giá trị văn hoá, giá trị con người thích ứng với đòi hỏi vai trò chủ thể phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

(iii)- Hình thành nội dung, chương trình và phương thức giáo dục phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển và thay đổi nhanh của nền kinh tế thị trường và của cách mạng KH - CN.

(iv)- Đòi hỏi giáo dục gắn trực tiếp hơn, hiệu quả hơn với nhu cầu phát triển mọi mặt của xã hội, gắn hữu cơ với cơ cấu và sự chuyển dịch của thị trường nhân lực quốc gia và quốc tế, nhất là thị trường nhân lực trình độ cao.

(v)- Hình thành thị trường HHDV giáo dục - đào tạo, tạo sự cạnh tranh trong giáo dục; quốc tế hóa quá trình giáo dục, nhất là giáo dục đại học được đẩy mạnh, hình thành các chuẩn, các tiêu chí giáo dục quốc tế, khu vực.

(vi)- Sự thay đổi vai trò của Nhà nước và vai trò của cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục, thay đổi cơ chế phát triển giáo dục, thay đổi vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục (đa dạng hóa các chủ thể tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ giáo dục)…

Những tác động trên có cả những mặt tích cực và những tác động tiêu cực.

Từ thực tiễn và sự phân tích có thể rút ra kết luận là các yếu tố và các quá trình của giáo dục, nhất là trong giáo dục đại học, đều vận hành trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường; kinh tế thị trường - cơ chế thị trường tác động một cách khách quan, phổ quát, toàn diện lên tất cả các yếu tố, quá trình, các chủ thể tham gia giáo dục - đào tạo, với những mức độ khác nhau, có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực, làm cho giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều đặc điểm khác biệt so với giáo dục trong nền kinh tế bao cấp.

2) Cần nhận thức rõ các yếu tố, các quá trình giáo dục “đi” vào kinh tế thị trường với những cấp độ khác nhau. Xét một cách tổng thể có thể chia làm 3 cấp độ sau: cấp độ 1, không chấp nhận hay không được để tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, cơ chế thị trường; cấp độ 2, tham gia vào kinh tế thị trường, cơ chế thị trường với những mức độ hạn chế khác nhau, không hoàn toàn theo cơ chế thị trường; cấp độ 3, tham gia hoàn toàn vào kinh tế thị trường, cơ chế thị trường. Về thực chất đây là mối tương quan về vai trò giữa Nhà nước và Thị trường trong phát triển giáo dục đối với từng yếu tố và quá trình giáo dục khác nhau. Điều này được thể hiện rõ trong giáo dục đại học.

3. Giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu thế lớn, khách quan, sự phát triển của giáo dục - đào tạo thế giới và của Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó, với những đặc điểm riêng, đồng thời có sự tương quan với tất cả các lĩnh vực khác.

1) Hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo được thực hiện với nhiều cấp độ và hình thức; từ cấp độ toàn cầu với những quy định của WTO - GATS và UNESCO, đến cấp độ các khu vực, đến cấp độ giữa các quốc gia, giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo đến cấp độ giữa các chuyên gia, cá nhân. Các hình thức hợp tác và hội nhập quốc tế rất phong phú và đa dạng, song có thể khái quát thành 2 loại: loại không vì lợi nhuận và loại vì lợi nhuận. Loại vì lợi nhuận thường được thực hiện theo khuôn khổ quy định của GATS với 4 hình thức chủ yếu: cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo xuyên quốc gia; tiêu thụ ở nước ngoài; hiện diện cá nhân; hiện diện thương mại. Trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo các nước, các chủ thể, các cơ sở giáo dục - đào tạo có những mục đích tương hợp với nhau nhưng cũng có những mục đích khác nhau, đặc biệt là về mặt lợi ích giữa các nước “xuất khẩu” và các nước “nhập khẩu” giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá về giáo dục - đào tạo chứa đựng cả 2 phương diện hợp tác và cạnh tranh với nhau giữa các khu vực, quốc gia, các cơ sở giáo dục - đào tạo. Hiện nay, xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế mang tính lợi nhuận ngày càng phát triển mạnh và nổi trội hơn .

2) Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo mang lại những kết quả và tác động tích cực rất quan trọng, nhưng cũng tiếm ẩn những tác động tiêu cực không thể xem thường, nhất là đối với những nước ở “thế yếu” hơn, đặc biệt là về chất lượng hợp tác quốc tế có thể không đáp ứng yêu cầu, bị cạnh tranh mạnh về thị phần thị trường giáo dục, có thể làm tổn hại tới bản sắc và vị thế nền giáo dục quốc gia... Chính vì vậy, để hợp tác và hội nhập giáo dục - đào tạo có hiệu quả và chất lượng cần có một chiến lược đúng và hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp.

4. Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục - đào tạo được xem xét ở 3 cấp độ: cấp độ hệ thống giáo dục - đào tạo; cấp độ cơ sở giáo dục - đào tạo; và cấp độ các yếu tố, quá trình cụ thể của giáo dục - đào tạo.

1) Đối với cấp độ hệ thống: Cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào coi nền giáo dục nội địa nước mình và đối với học sinh của nước mình là một ngành kinh tế - kinh doanh, dù đã coi giáo dục là ngành dịch vụ. Nhưng yếu tố kinh tế, hiệu quả đầu tư ngày càng được coi trọng hơn. Đồng thời, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế từng phân hệ thống của hệ thống giáo dục - đào tạo lại được vận dụng cơ chế thị trường ở những cấp độ khác nhau. Ví dụ, hệ thống trường công hướng vào xuất khẩu giáo dục - đào tạo (tại chỗ hay đầu tư ra nước ngoài), hệ thống trường tư vận hành theo cơ chế thị trường, gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu kinh tế (lợi nhuận). Điều này được thể hiện rất rõ trong chiến lược phát triển giáo dục đại học của các nước tiên tiến nhằm giành và giữ thị phần cao trong thị trường giáo dục đại học quốc tế như Mỹ, Anh, Úc…; đồng thời một số nước mới phát triển, mới nổi, hoặc đang phát triển cũng có chiến lược phát triển giáo dục đại học với mục tiêu vươn lên thành trung tâm đào tạo nhân lực trình độ cao của khu vực và quốc tế, chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trường đào tạo nhân lực quốc tế như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malayxia, Singapore…Hiện nay thị trường giáo dục đại học trên thế giới phát triển rất nhanh, với 4,3 triệu sinh viên du học [5] và tổng giá trị kinh phí lên tới khoảng hơn 90 tỷ USD/năm. Mỹ là nước chiếm thị phần lớn nhất, theo Báo cáo thường niên của Viện Giáo dục quốc tế (Institute of International Education - IIE), các trường ĐH Mỹ đã đón đạt mức cao kỷ lục là 819.644 SV nước ngoài trong năm học 2012-2013, tức là tăng 7,2% so với năm trước [6]. Riêng chi tiêu của sinh viên quốc tế ở cả 50 bang đã đóng góp gần 24 tỷ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Ba nước tiếp tục có số lượng sinh viên đông nhất tại các trường của Mỹ là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, chiếm 49% tổng số sinh viên nước ngoài.

Riêng Việt Nam, theo Báo cáo năm 2012, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại nước ngoài đã tăng lên con số 106.104 trong niên khóa 2011-2012, tại 49 nước [7]. Bộ Tài chính dự đoán người Việt Nam chi cho con em ra nước ngoài học với tổng số tiền lên đến khoảng 1-1,6 tỷ USD/năm. Tại Mỹ, số lượng sinh viên Việt Nam theo học niên khóa 2012-2013 là 16.098 người, tăng 3,4% so với niên học 2011-2012, tiếp tục xếp ở vị trí thứ 8 về số lượng sinh viên quốc tế học tại Mỹ. Năm 2013 có gần 100 trường ĐH, CĐ Hoa kỳ tham dự Triển lãm Giáo dục tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Tại châu Âu, hiện nay khẳng định Anh là nhà “lãnh đạo” giáo dục đại học quốc tế khi có đến 34.660 sinh viên Mỹ du học tại Anh năm học 2011-2012, tăng 4,5 lần so với các năm học trước đó. Điều này có nghĩa Anh là điểm đến hàng đầu tại nước ngoài của các sinh viên Mỹ [5].

2) Đối với cấp độ cơ sở giáo dục - đào tạo : Trong điều kiện kinh tế thị trường, mức độ tiếp cận cơ chế thị trường cũng rất khác nhau. Có thể khái quát làm 4 loại cơ sở giáo dục - đào tạo sau: (a) - cơ sở công lập được bao cấp hoàn toàn; (b) - Cơ sở công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ; (c) - Cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận; (d) - cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận. Về nguyên tắc các loại cơ sở giáo dục đó dù khác nhau về chủ thể sở hữu và bản chất kinh tế, song phải giống nhau ở mục tiêu giáo dục - đào tạo. Trên thực tế cơ chế thị trường được vận dụng ở tất cả các loại hình trường trên với các cấp độ khác nhau. Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh các loại hình cơ sở giáo dục - đào tạo kết hợp nguồn lực và cơ chế hoạt động công lập và ngoài công lập, vì lợi nhận và không vì lợi nhận, nhằm phát huy có hiệu quả các mặt mạnh và ưu thế của các loại hình trong phát triển giáo dục, nhất là đối với giáo dục đại học.

3) Đối với cấp độ các yếu tố, quá trình giáo dục - đào tạo : Các yếu tố, quá trình giáo dục - đào tạo tham gia hoặc vận dụng cơ chế thị trường là rất đa dạng, có ý nghĩa khác nhau, có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp. Mức độ vận dụng cơ chế thị trường đối với các yếu tố, quá trình giáo dục - đào tạo phụ thuộc vào cấp bậc giáo dục đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục - đào tạo nêu trên, vào đặc điểm, tính chất của các yếu tố, quá trình giáo dục, và vào chính sách cụ thể. Đối với giáo dục đại học trên thế giới tính chất bao cấp của Nhà nước ngày càng giảm đi (trừ các đối tượng chính sách), sự chia sẻ chi phí đào tạo từ phía người học và xã hội tăng lên, cũng có nghĩa là việc vận dụng cơ chế thị trường tăng lên. Ở đây không đơn giản là thiếu nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học, mà còn xuất phát từ tính “lợi ích tư” trong giáo dục đại học và việc tạo động lực và hiệu quả trong phát triển giáo dục đại học.

Việc vận dụng cơ chế thị trường trong giáo dục có những cấp độ khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào tính chất đặc biệt chung của giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường, mà còn phụ thuộc rất quyết định vào trình độ thể chế kinh tế thị trường, vào chính sách và cơ chế phát triển giáo dục của mỗi nước.

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

II. Thể chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

1. Khái niệm Thể chế

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thể chế như sau: “Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo”. Theo cách định nghĩa của Ngân hàng Thế giới thì thể chế là các quy định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau, "thể chế được nhìn nhận như là yếu tố chính quyết định sự phát triển lâu dài của một quốc gia”.

Thể chế là một khái niệm rộng, được định nghĩa bao quát, gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức tạo nên quy tắc ứng xử của con người, của các tổ chức. Xây dựng thể chế phù hợp là một trong các tiền đề - điều kiện cho phát triển hiệu quả bền vững. Một thể chế phù hợp, tiến bộ sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển, nhưng một khi thể chế không còn phù hợp nữa thì nó có thể trở thành lực cản kìm hãm mọi sáng tạo, khát vọng, tâm huyết và hiệu quả hoạt động của các chủ thể. Bản thân Thể chế cũng không phải là bất biến, mà nó phải được liên tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển và trình độ xã hội hóa cao hơn của xã hội. Nâng cao chất lượng thể chế là khâu đột phá trong chính sách phát triển.

Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng ta nêu trong Văn kiện Đại hội XI : “Coi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá chiến lược”.

Có thể nêu một cách rất khái quát Thể chế gồm cấu trúc hệ thống các chủ thể và cơ chế (quy tắc) chế đinh sự tương tác giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động theo những mục đích xác định. Như vậy, Thể chế là một cấu thống nhất bao gồm các chủ thể tham gia (gọi là người chơi), các quy tắc chế định hoạt động và tương tác giữa các chủ thể (gọi là luật chơi), và nội dung hay môi trường trong đó các chủ thể và luật chơi vận hành (gọi là sân chơi).

1. Thể chế phát triển giáo dục

Thể chế phát triển giáo dục là một phân hệ của thể chế phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, với những đặc điểm riêng của lĩnh vực giáo dục. Xét về phương diện cấu trúc, Thể chế phát triển giáo dục bao gồm các yếu tố cấu thành chủ yếu sau :

1) Các chủ thể, các đơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục và cung cấp dịch vụ giáo dục. Trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng - điều tiết chủ đạo. Vai trò của các Tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư …

2) Hệ thống giáo dục; các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và liên kết hoạt động giáo dục, cung cấp dịch vụ giáo dục.

3) Hệ thống pháp luật và cơ chế vận hành nền giáo dục; trong điều kiện hội nhập quốc tế thì đó còn là các cơ chế, quy tắc, “luật chơi” của quốc tế (song phương hay đa phương)

4) Cơ chế thị trường và vai trò của cơ chế thị trường

Cơ chế phát triển giáo dục là cơ chế chế định sự tác động tổng hợp giữa các chủ thể, yếu tố, quá trình đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển theo định hướng và mục tiêu đặt ra .

Trong điều kiện kinh tế thị trường, Thể chế phát triển giáo dục được hình thành trên cơ sở thay đổi và hình thành các chức năng mới của các chủ thể tham gia quá trình giáo dục.

i) Sự thay đổi chức năng của các chủ thể:

Trong cơ chế thị trường, cấu trúc và vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình Giáo dục - Đào tạo, đã có sự thay đổi đáng kể :

- Nhà nước : Tập trung vào 3 nhiệm vụ chủ yếu là quản lý Nhà nước; là người cung cấp tài chính lớn nhất; đồng thời đảm bảo các chính sách xã hội trong phát triển giáo dục.

- Đa dạng hoá các chủ thể và cơ chế cung cấp HHDV Giáo dục - Đào tạo (công lập, ngoài công lập, trong nước, ngoài nước, KVLN và VLN,…); Tăng cường vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề.

- Đa dạng hoá các chủ thể cung cấp tài chính, nguồn lực cho Giáo dục - Đào tạo.

- Ví trí và vai trò của người học cũng có những thay đổi, trách nhiệm tăng lên (cả về học tập và chi phí).

- Vai trò của xã hội tăng lên đáng kể (vừa là chủ thể tham gia phát triển Giáo dục - Đào tạo, vừa là “đối tác”đóng góp với nhà nước về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, kiểm định giáo dục…).

- Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế với sự thay đổi cấu trúc và chức năng của các chủ thể, từ lý luận và thực tiễn cho thấy đang phát triển mạnh xu thế kết hợp những mặt mạnh của Nhà nước với những mặt tích cực của cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục.

ii) Hình thành cơ chế mới phát triển Giáo dục :

Trong những năm qua trên thế giới đã hình thành và ngày càng phát triển rộng mô hình quản lý công mới (New public managerment) với bản chất là đặt sự vận động và phát triển của các lĩnh vực dịch vụ công trong mối tương tác giữa Nhà nước - Thị trường - Xã hội dân sự. Cơ chế phát triển Giáo dục có những nét chung với các lĩnh vực HHDV công cộng khác, nhưng cũng có những đặc điểm riêng do Giáo dục - Đào tạo không hoàn toàn là HHDV công cộng thuần túy.

Cơ chế phát triển Giáo dục - Đào tạo nêu trên được hình thành là một đòi hỏi khách quan, tuy nhiên nội dung cụ thể ở mỗi nước có khác nhau, và đối với từng cấp bậc học, loại hình đào tạo cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển và chính sách cụ thể của mỗi nước. Đối với giáo dục đại học, do tính chất “công cộng thuần túy” của HHDV giảm đi và tính chất ‘lợi ích tư” tăng lên nên sự kết hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của Thị trường và vai trò của người học, của xã hội mạnh hơn so với trong giáo dục phổ cập bắt buộc.

Vì sao giáo dục lại có vai trò quan trọng đối với kinh tế quốc dân

III. Xây dựng và hoàn thiện thể chế - cơ chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

1. Về mặt nhận thức

Để xây dựng và hoàn thiện thể chế - cơ chế phát triển giáo dục trong giai đoạn mới cần phải có những nhận thức, quan điểm phát triển giáo dục đúng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong đó có những nội dung quan trọng sau:

1) Phải nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng, tính chất của giáo dục vận động và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhất là đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục - đào tạo vừa mang lợi ích công vừa mang lợi ích tư; vừa có tính chất phúc lợi xã hội vừa có tính chất hàng hoá dịch vụ; tính chất hàng hóa dịch vụ cao hơn đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

2) Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sự tồn tại và phát triển thị trường đặc biệt hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo (thị trường không hoàn hảo) là khách quan với những đặc điểm và tính chất riêng, nhất là đối với giáo dục đại học.

3) Phải hình thành thể chế, cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo có hiệu quả, thích ứng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; đảm bảo vai trò chủ đạo của Nhà nước kết hợp có hiệu quả với vai trò của cơ chế thị trường, của xã hội; kết hợp có hiệu quả vai trò của yếu tố “công” và yếu tố “tư”; sử dụng và phát huy những mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

4) Thực hiện ngày càng tốt hơn công bằng, bình đẳng về cơ hội học tập, các chính sách xã hội trong giáo dục - đào tạo, nhất là đối với những vùng khó khăn, người nghèo, người dân tộc ít người và các đối tượng chính sách, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

5) Phải đảm bảo chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc, hiệu quả và chất lượng trong hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo.

2. Thể chế - Cơ chế phát triển giáo dục trong điều kiện mới

Từ những đặc điểm và tính chất của giáo dục - đào tạo, xin nêu thể chế tổng quát phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo kết hợp với cơ chế thị trường, cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo và vai trò của xã hội, đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển theo định hướng của Nhà nước, có hiệu quả và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đảm bảo tốt hơn công bằng và bình đẳng xã hội trong giáo dục - đào tạo.

Trong thể chế - cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo này, vai trò, chức năng của các chủ thể được phân định khách quan phù hợp.

1) Vai trò chủ đạo của Nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

(1) - Quản lý Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo (cả đối với công lập và ngoài công lập), về sứ mạng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo, về quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo.

(2) - Ban hành khuôn khổ pháp lý cho sự vận động, hình thành và phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

(3) - Xây dựng khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách cho các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ; Định hướng đổi mới và xây dựng mô hình nhà trường năng động, hiện đại, sáng tạo cho thế kỷ. 21.

(4) - Là người cung cấp nguồn lực chủ yếu, lớn nhất cho giáo dục - đào tạo, nhưng có sự đổi mới trong phương thức cung cấp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của nhà nước và của xã hội.

(5) - Ban hành và thực hiện các chính sách đảm bảo công bằng, bình đẳng trong giáo dục - đào tạo; ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, các đối tượng chính sách.

(6) - Ban hành cơ chế chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo đảm bảo mục tiêu đặt ra, có chất lượng và hiệu quả cao. Vai trò chủ đạo của Nhà nước được cụ thể hóa khác nhau đối với các cấp bậc học và loại hình đào tạo.

2) Vai trò của cơ chế thị trường

Vai trò của cơ chế thị trường được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

(1) - Đa dạng hoá các thành phần, các chủ thể tham gia phát triển giáo dục - đào tạo, cung ứng hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo, nhát là đối với đào tạo đại học và đào tạo nghề;

(2) - Hình thành thị trường hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo (thị trường đặc biệt - thị trường không hoàn hảo); tạo sự cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo.

(3) - Thúc đẩy đổi mới và phát triển các mô hình nhà trường hiện đại - năng động - sáng tạo. Hình thành đa dạng các hình thức giáo dục - đào tạo, các cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục - đào tạo: không vì lợi nhuận, vì lợi nhuận, bán vì lợi nhuận. Tạo sự kết hợp, hợp tác công - tư có hiệu quả trong phát triển giáo dục - đào tạo.

(4) - Đòi hỏi gắn mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo với nhu cầu xã hội;

(5) - Thúc đẩy hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo theo cơ chế thị trường.

3) Tự chủ của các cơ sở giáo dục – đào tạo

Cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục - đào tạo được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

(1) - Phải đảm bảo định hướng, mục tiêu, chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện của Đảng và Nhà nước đề ra;

(2) - Tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Tự chủ trong việc xây dựng tổ chức, biên chế, nhân sự; tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo cân đối thu - chi và đầu tư phát triển. Thực hiện tự do học thuật và tự chủ quản trị phù hợp với cấp bậc, hình thức và trình độ giáo dục- đào tạo.

(3) - Thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, người học, xã hội; chuyên nghiệp hoá quản trị cơ sở giáo dục - đào tạo.

(4) - Chủ động trong việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo, thực hiện có hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế ;

(5) - Xây dựng mô hình nhà trường hiện đại - sáng tạo cho thế kỷ 21.

(6) - Vận dụng đúng đắn, hợp lý, có hiệu quả các công cụ của cơ chế thị trường trong quản trị - vận hành nhà trường; thực hiện sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo.

(7) - Thực hiện các chính sách xã hội trong giáo dục - đào tạo. Cơ chế tự chủ được thể hiện ở mức độ cao hơn cả là đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề, trên hai phương diện : tự chủ quản trị và tự do học thuật sáng tạo KH - CN, đó là một trong những điều kiện cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

4) Trách nhiệm của người học

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trách nhiệm của người học và gia đình đã có những nội dung mới:

(1) - Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc học tập của mình;

(2) - Chịu trách nhiệm về chi phí học tập (ngoài phần được nhà nước hay xã hội hỗ trợ).

(3) - Chấp nhận sự cạnh tranh về chỗ học, trường học, ngành học, nguồn tài chợ, chỗ làm việc, con đường thăng tiến…Điều này được thể hiện rất rõ đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường.

5) Vai trò của xã hội

Vai trò của xã hội, trong đó có các nhà đầu tư, có ý nghĩa đặc biệt hơn, thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

(1) - Trở thành một “đối tác” chủ động, tích cực với Nhà nước và thị trường trong việc tham gia phát triển giáo dục - đào tạo: xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách; giám sát quá trình triển khai thực hiện trên thực tế.

(2) - Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động sự quan tâm, đầu tư các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo; tham gia cung ứng hàng hoá dịch vụ giáo dục - đào tạo; thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội học tập.

(3) - Tham gia thực hiện giám sát, đánh giá xã hội đối với quá trình phát triển giáo dục - đào tạo, đối với quản lý nhà nước;

(4) - Đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tham gia thực hiện các chính sách xã hội trong giáo dục - đào tạo.

Đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề, xã hội (theo nghĩa rộng, gồm tất cả các đợn vị sử dụng nhân lực) còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và đặt ra yêu cầu về chất lượng và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực.

Trên đây là Thể chế - cơ chế tổng quát liên kết hữu cơ giữa các chủ thể, các yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thể chế - cơ chế này cần phải được cụ thể hoá bằng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, giải pháp cần thiết và được vận dụng phù hợp với từng cấp bậc, hình thức giáo dục - đào tạo, điều kiện phát triển của từng vùng.

3. Vấn đề đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Vấn đề đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục – đào tạo cần phải được xem xét trong cách tiếp cận sau: Về mặt tổng quát, việc xây dựng được Thể chế - cơ chế phát triển giáo dục như nêu trên và thực hiện có hiệu quả là cơ sở nền tảng để giáo dục - đào tạo phát triển theo định hướng mà Đảng và Nhà nước xác định.

Trong định hướng chung về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta nêu rõ phải xây dựng cơ chế để phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ công (trong đó có giáo dục - đào tạo) tiếp cận với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, vận dụng đúng đắn, hợp lý, có hiệu quả những mặt tích cực của cơ chế thị trường phù hợp với đặc điểm của tường lĩnh vực. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, một mặt phải quán triệt những nguyên tắc chung, định hướng chung nêu trên, đồng thời cần phải thấu suốt những đặc điểm riêng đó là:

  • Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là phát triển con người, phát triển văn hóa, “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, do đó tiêu chí và nội dung giáo dục phải gắn với và phải hướng tới phục vụ đắc lực, có hiệu quả mục tiêu xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
  • “Sản phẩm của giáo dục” là những con người được đào tạo toàn diện có năng lực sáng tạo, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cao, được giáo dục sâu sắc về văn hóa, đạo đức, lối sống, lý tưởng, yêu gia đình yêu quê hương đất nước - tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội,...trở thành chủ thể vững vàng của đất nước phát triển trong giai đoạn mới.
  • Phát triển một nền giáo dục khoa học, tiên tiến, hiện đại, đại chúng, vừa phát huy những gía trị tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu những tinh hoa của thế giới – hội nhập quốc tế.
  • Đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi người dân trong việc học tập, đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Đồng thời phải xử lý hài hòa, có hiệu quả về quyền - lợi ích - nghĩa vụ giữa các chủ thể trong phát triển giáo dục - đào tạo.

Vấn đề đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục - đào tạo còn được chế định trong tổng hợp các mối quan hệ sau:

(1) - Giáo dục là một phân hệ chịu sự chi phối, chế định của cả hệ thống lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước đi theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước.

(2) - Hệ thống giáo dục - đào tạo (cả công lập và ngoài công lập) phải thực hiện đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước.

(3) - Vận dụng có hiệu quả các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của cơ chế tại trường và hội nhập quốc tế trong phát triển giáo dục - đào tạo.

(4) - Quán triệt các quan điểm, xây dựng và triển khai có hiệu quả cơ chế và các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

(5) - Xây dựng môi trường (môi trường xã hội, môi trường nhà trường, môi trường gia đình) thực sự là môi trường lành mạnh đối với giáo dục.

Như vậy, chính mục tiêu phát triển đất nước, định hướng giá trị con người - giá trị xã hội cùng với hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách phát triển đất nước là cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển giáo dục - đào tạo. Đồng thời định hướng đó được cụ thể hóa trong mục tiêu, tiêu chí giáo dục - đào tạo, thể hiện trong nội dung chương trình giáo dục - đào tạo và phương thức giá dục đáp ứng với đòi hỏi của giai đoạn mới. Cơ sở pháp lý để thực hiện chính là xây dựng và hoàn thiện Thể chế - cơ chế phát triến giáo dục - đào tạo với hệ thống đồng bộ luật pháp, cơ chế - chính sách phù hợp.

Đổi mới - phát triển - hoàn thiện và nâng cao năng lực của tất cả các chủ thể, phân định rõ chức năng của các chủ thể, đặc biệt là vai trò chủ đạo của Nhà nước, vai trò của các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học, loại hình đào tạo và yêu cầu của giai đoạn mới, nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng như nêu trên là yếu tố quyết định để Thể chế - cơ chế phát triển giáo dục mới tạo được động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới căn bản - toàn diện nền giáo dục nước ta, nhất là đối với giáo dục đại học.

PGS.TS Trần Quốc Toản

Hội đồng lý luận Trung ương