Vì sao lại có luật giao thông

Mục lục bài viết

  • 1. Luật giao thông đường bộ là ?
  • 2. Luật quy định rõ bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
  • 3. Luật nghiêm cấm các hành vi gì ?
  • 4.Quy định về đèn vàng
  • 5.Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m

1. Luật giao thông đường bộ là ?

Đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngày 29.6.2001, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật giao thông đường bộ (Luật số 26/2001/QH10) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2002. Đây là văn bản luật về giao thông đường bộ đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta. Luật gồm 77 điều được chia thành 9 chương: Chương I - Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 8); Chương II - Quy tắc giao thông đường bộ (Điều 9 đến Điều 36); Chương lIl - Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 37 đến Điều 47), Chương IV - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 48 đến Điều 52); Chương V - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 53 đến Điều 58); Chương VI - Vận tải đường bộ (Điều 59 đến Điều 67); Chương VỊI - Quản lí nhà nước về giao thông đường bộ (Điều 68 đến Điều 73); Chương VIII - Khen thưởng, xử lí vi phạm (Điều 74 đến Điều 75); Chương IX - Điều khoản thi hành (Điều 76 đến Điều 77).

Theo quy định của Luật, khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần.đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Luật quy định rõ bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội, chứ không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành giao thông hoặc lực lượng cảnh sát giao thông. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông. Luật cũng quy định rõ việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kĩ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. Mọi hành vị vị phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Người nào vì phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vì vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật cũng quy định rõ chính sách phát triển giao thông đường bộ, theo đó, Nhà nước ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế trọng điểm; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đường bộ.

3. Luật nghiêm cấm các hành vi gì ?

Xâm hại trật tự an toàn giao thông đường bộ như: phá hoại công trình đường bộ; đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để ; các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đường trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ; sử dụng lòng đường, hè phố trái phép; đưa xe cơ giới không bảo

đảm tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật vào hoạt động trên đường bộ; thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kĩ thuật của xe khi đi kiểm định; đua xe, tổ chức đua xe trái phép, người lái xe sử dụng chất ma túy; người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 millt máu hoặc 4Ô miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định; điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định; bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ; vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm; chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ; người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm; người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cần trở việc xử lí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ.

4.Quy định về đèn vàng

>> Xem thêm: Luật sư Lê Minh Trường tham gia trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông ?

Tại khoản 3 Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.

Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Thêm vào đó, tại điểm 10.3.2 khoản 10.3 Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ (ban hành kèm theo Thông tư số54/2019/TT-BGTVT, nhấn mạnh:

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

5.Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m

- Dừng xe là trạng thái đừng yên tạm thời của xetrong một khoảng thời gian cần thiếtđể cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác (khoản 1 Điều 18);

- Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xekhông giới hạn thời gian(khoản 2 Điều 18).

Theo đó, nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau:

Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

>> Xem thêm: Điều khiển xe gây tai nạn chết người có bị phạt tù không? Trách nhiệm của chủ xe

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Theo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác. Sau đó là lần lượt là

  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
  • Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe… - theo Điều 30.

Điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

>> Xem thêm: Năm 2022, không gián logo xe tải thì bị xử phạt như thế nào ?

- Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3.31 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi lái xe máy.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm:

- Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;

- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;

Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

- Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;

Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;

Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn vượt mức khi điều khiển xe máy, ô tô năm 2022

Nếu như tín hiệu đèn giao thông có 03 màu thì biển báo hiệu đường bộ có 05 nhóm, gồm:

- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

- Biển báo nguy hiểm để cánh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

- Biển chỉ dẫn để chỉ dần hướng đi hoặc các điều cần biết;

- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư31/2019/TT-BGTVThướng dẫn cụ thể quy định này như sau:

  • Trong khu vực đông dân cư:

- Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;

- Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.

  • Ngoài khu vực đông dân cư:

- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

>> Xem thêm: Năm 2022, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu phạt bao nhiêu tiền ?

+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2022 về mức phạt đi xe máy chở 3, chở quá số người

+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.