Vì sao rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với vùng ven biển và Hải đảo

Thứ bảy, 23/04/2022 20:04

TMO -  Rừng ngập mặn có vai trò cung cấp nhiều loại dược liệu và chất đốt cho một số ngành công nghiệp, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản, bảo vệ chống lại thiên tai, cung cấp sinh kế cho con người và giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới, là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên. Rừng ngập mặn đã đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam. Tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được khai thác từ lâu đời làm vật liệu xây dựng, hầm than, củi đun, lấy ta nin, thức ăn, mật ong, thảo dược,...

Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam hiện có khoảng 200.000 ha và được đánh giá là một trong những nước có diện tích rừng ngập mặn lớn và phong phú. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách khá phổ biến. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặm. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

Vì sao rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với vùng ven biển và Hải đảo

Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế)

Để bảo vệ những khu rừng ngập mặn, các chuyên gia cho rằng cần chú trọng thực hiện một số giải pháp mang tính căn cơ, bền vững, cụ thể:

Thứ nhất, cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn… lồng ghép với chương trình giáo dục pháp luật của các Sở, ban, ngành và các lớp tập huấn do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ. Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.

Thứ hai, Cần xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phối hợp giữa các trạm quản lý bảo vệ rừng, biển với chính quyền địa phương và các ngành chức năng nhằm đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lý; xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác lâm - ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của rừng ngập mặn; xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, biển, trong đó người dân được phối hợp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các vùng rừng ngập mặn; tiến hành khảo sát và nghiên cứu chi tiết về tình trạng rừng ngập mặn, diện tích ao nuôi tôm, diện tích đất lở, đất bồi ở tất cả các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn thông qua ảnh vệ tinh, ảnh máy bay và nghiên cứu thực địa. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ cở khoa học cho quy hoạch tổng thể sử dụng đất và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững ở các vùng ven biển.

Thứ tư, nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch; xem xét, đánh giá nguồn tài nguyên kinh tế và các tác động tới môi trường của một số mô hình lâm ngư kết hợp nhằm phát huy những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm. Cần tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn...

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, cần giới thiệu về rừng ngập mặn và giáo dục bảo vệ nguồn lợi động vật biển, thành một phần trong giáo dục giảng dạy ở tất cả các bậc học. Tổ chức các khóa đào tạo về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong tiến trình phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên cho các nhà quản lý địa phương và cán bộ nòng cốt. Lập ra các công cụ chính sách rõ ràng và các quy định sử dụng một phần lợi nhuận thu được từ kinh doanh các sản phẩm tôm đông lạnh (thông qua hàng rào thuế quan) cho việc phục hồi rừng.

Tú Quyên – Vũ Thanh

Rừng ngập mặn là một phần không thể thiếu đối với hệ sinh thái biển. Với chiều dài trên 200 km, lại bị chia cắt bởi nhiều cửa sông, bờ biển Quảng Ninh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các khu rừng ngập mặn nói chung.

Trong khu vực Vịnh Hạ Long, rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở khu vực Tuần Châu, Cửa Lục, đảo Đầu Gỗ, Chân Voi, đảo Quan Lạn, Hoành Bồ và rải rác ven bờ với các loại cây phổ biến như: Mắm, sú, vạng hói, vẹt dù, trang, bần chua, cóc kèn... Trong đó, sú chiếm tới 65% tổng diện tích. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, so sánh sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Hạ Long với Cát Bà, Hải Phòng (năm 2005 được công nhận là khu sinh quyển thế giới thứ ba của Việt Nam), các chỉ số đều tương đương; cụ thể: Rừng ngập mặn ở Hạ Long có 28 loài cây (so với Cát Bà 27), 109 loài cá (Cát Bà là 105), 15 loài tôm (Cát Bà là 17), 48 loài động vật đáy (Cát Bà là 48), 14 loài chim (Cát Bà là 14), 41 loài rong biển (Cát Bà là 43) v.v...

Vì sao rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với vùng ven biển và Hải đảo

Thanh niên tình nguyện TP Hạ Long ươm thực nghiệm rừng ngập mặn ở đảo Tuần Châu, một hoạt động rất cần được nhân rộng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực vật ngập mặn ở Vịnh Hạ Long- Bái Tử Long cũng như Cát Bà có vai trò to lớn như: Tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xóái mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển... Đặc biệt, rừng ngập mặn góp phần làm sạch môi trường do cóá thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước. Nói một cách ví von thì rừng ngập mặn giống như một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả

ra biển.
Trong những năm qua, cũng giống như các địa phương ven biển khác cả nước, diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Ninh đã bị suy giảm đáng kể. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, năm 1983 Quảng Ninh có 40.000ha rừng ngập mặn, đến năm l997 còn 24.000 ha, năm 2006 còn 21.737 ha (chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước). Chỉ riêng năm 2006 so với năm 2005, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh suy giảm 979,6 ha. Nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm rừng ngập mặn là do rừng ngập mặn bị tàn phá làm đầm nuôi trồng thuỷ sản một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch; do tình trạng đổ đất lấn biển để đô thị hoá, rồi do việc đổ thải, khai thác rừng làm củi. Bao trùm lên tất cả là do sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của rừng ngập mặn của các cấp ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân còn yếu, nhiều hạn chế...
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, cứ mỗi ha rừng ngập mặn mất đi thì sản lượng cá giảm 180 kg/năm, còn theo tính toán của các nhà khoa học nước ngoài thì con số ấy lớn hơn nhiều, chỉ tính tác dụng lọc chất thải, nước thải thì mỗi 1 ha rừngngập mặn mất đi, tương đương giá trị khoảng 30.000 USD. Sự suy giảm về rừng ngập mặn diễn ra đồng thời với môi trường biển của Vịnh Hạ Long ngày càng bị đe dọa. Ông Phạm Văn Dượng, một nông dân trú tại khu 1, phường Tuần Châu, nói: Mấy năm trước, đầu năm chúng tôi chỉ việc vãi sò xuống bãi, không phải chăm sóc, cuối năm thu hoạch, lãi 1 gấp 2. Nay tìm được con hà cũng phải đi mãi ra xa bờ mới có...
Vì nhận thức được vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn mà những năm qua các tổ chức quốc tế rất quan tâm tới vấn đề bảo tồn rừng ngập mặn ở Vịnh Hạ Long nóái riêng, hệ sinh thái ven biển Việt Nam nói chung, thông qua hỗ trợ vốn, tổ chức trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, tuyên truyền về ý nghĩa của rừng ngập mặn như một sự giữ gìn môi trường bền vững nhất. Mới đây nhất, tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh tổ chức ươm và trồng thực nghiệm rừng ngập mặn tại Tuần Châu với sự tham gia của các đoàn viên thanh niên tình nguyện của một sốá phường trên địa bàn TP Hạ Long. Toàn bộå số cây ươm trồng tới đây sẽ được trồng tại một số khu vực trên Vịnh Hạ Long (khoảng 4 ha). Mục đích là nhằm tuyên truyền giáo dục về vai tròâ hệ sinh thái rừng ngập mặn cho đối tượng là học sinh, thanh niên, dự kiến có cả học sinh các trường quốc tế tham gia). Đây là việc làm ý nghĩa, tuy nhiên do là thử nghiệm nên nó chỉ mới bó hẹp trong phạm vi nhỏ, cần được nhân rộng ra các địa phương với nhiều loại đối tượng cùng tham gia.
Hơn lúc nào hết, di sản Vịnh Hạ Long đã và đang chịu sự tác động ngày càng lớn do các hoạt động kinh tế - xã hội trên và ven bờ gây ra, mà nếu không có giải pháp thích hợp để ngăn chặn thì ô nhiễm môi trường sẽ tới lúc khó kiểm soát được. Một trong những giải pháp mang tính bền vững nhất, hiệu quả nhất chính là bảo tồn và phát triển các khu rừng ngập mặn. Trách nhiệm đó không của riêng ai mà của cả các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và mỗi người dân.