Việc nắm rõ tuyến điểm du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với người làm du lịch

Đề cương ôn tập hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam có đáp án chi tiết

Nội Dung

  • Đề cương ôn tập hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam có đáp án chi tiết
  • Câu: 1&9: Điểm du lich ? phân loại ĐDL? Điều kiện để công nhận điểm du lịch? So sánh điểm du lịch và điểm tài nguyên?
  • Câu 2:Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống tuyến điểm DL Hà Nội trong sự phát triển DL hiện nay? VD?
  • Câu 3:Trình bày k/n tuyến Du Lịch, để công nhận tuyến Du Lịch cần những điều kiện nào? Phân tích tầm quan trọng của tuyến điểm Du Lịch trong hoạt động kinh doanh Du Lịch?
  • câu 4:Hãy nêu những lợi thế và hạn chế của tuyến điểm DL miền Trung (Bắc Trung Bộ)? VD?
  • Câu 5:Anh chị hãy cho biết việc nắm rõ hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam có vai trò như thế nào đối với sự thành công của người Hướng dẫn viên du lịch.?
  • Câu 6: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của tuyến điểm DL ở Tây Nguyên hiện nay? VD minh họa?
  • Câu 8: Trung tâm DL TTHuế có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển DL hiện nay. TTHuế nên phát triển loại hình DL nào? Cho VD?
  • Câu 10: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hệ thống tuyến điểm DL ở Tây Nam Bộ.

Bài giảng Tuyến điểm du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 42 trang )

Chương 1. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TUYẾN ĐIỂM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này học sinh có khả năng
- Trình bày được một số khái niệm liên quan đến tuyến điểm du lịch
- Trình bày được đặc tính và tầm quan trong của tuyến điểm du lịch
- Trình bày được các nguyên tắc khi xây dựng tuyến điểm du lịch
Tuyến điểm du lịch được coi là nguyên liệu cấu thành nên các chương trình du lịch để
có thể hiểu rõ hơn về tuyến điểm trước tiên chúng ta cần phải tập trung vào nghiên cứu những
những khái niệm về tuyến điểm làm cơ sở cho các phần học tiếp theo, đặc tính và tầm quan
trọng của tuyến điểm để đánh giá đúng mức tầm quan trọng của tuyến điểm, những nguyên tắc
khi xây dựng tuyến điểm nhằm đảm bảo cho tuyến được thành lập đạt đúng yêu cầu, chất
lượng.
1.1. Một số khái niệm liên quan đến tuyến điểm du lịch.
1.1.1. Khái niệm về tuyến.
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch,
gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
* Phân loại tuyến du lịch (có 2 loại).
Tuyến du lịch nội vùng: là lộ trình kết nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch trong
môt vùng du lịch, thực hiện việc tổ chức du lịch nội vùng đơn giản về phương tiện di chuyển,
cách tổ chức, mối quan hệ.
Tuyến liên vùng: là lộ trình nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch của những vùng
khác nhau, việc tổ chức du lịch trong tuyến liên vùng phúc tạp hơn tuyến nội vùng, có thể phải
sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và phải đi lại theo lộ trình khác nhau và phải đặt ra
nhiều mối quan hệ khác nhau.
Tuyến du lịch này dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng quy mô và những yếu tố cấu
thành nên nó.
* Quản lý tuyến du lịch:
Theo điều 30 (luật du lịch 2005) . Quản lý tuyến du lịch
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với
Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây:


1. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch;
2. Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển
khách du lịch;
3. Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy
hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
1.1.2. Khái niệm về điểm.
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách.
* Phân loại điểm du lịch:
Điểm du lịch thiên nhiên: gồm những điểm du lịch mà hoạt động chủ yếu của nó chủ
yếu vào việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Các vùng có nguồn tài nguyên này
người ta xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao.
Ví dụ: các khu du lịch ở Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì…
Điểm du lịch văn hóa: bao gồm các điểm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa.
Ví dụ: các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn
giáo…
Điểm du lịch đô thị: gồm các điển du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du
lịch liên quan đến nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm kinh tế của thế giới,
quốc gia hay khu vực.
Ví dụ: New York, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Các điểm du lịch đầu mối giao thông như nơi có gaxe lửa, cảng sân bay, nơi giao nhau
các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách.
* Điều kiện và nhân tố để trở thành điểm du lịch.
Những điều kiện cần thiết phải thỏa mãn để hình thành điểm du lịch bao gồm:
- Phải có những điều kiện tài nguyên đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đối
với du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể có nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh,
có thế giới động thực vật hoang dã phong phú, có nơi nghỉ ngơi, có nơi trú chan, có bãi tắm
đẹp, có hang động kì vĩ Những vùng núi hoặc bán sơn địa có khả năng đáp ứng điều kiện này
một cách tốt nhất.
- Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết
- Phải được xây dựng tốt có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt.


- Phải có cơ sở lưu trú khách sạn, motel, nhà nghỉ, bungalow, camping
- Phải có cửa hàng và các điểm bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm
- Phải được trang bị đầy đủ như nơi tập luyện thiết bị y tế, nơi chơi thể thao, bể bơi
Trong thực tế điểm du lịch được hình thành và được quyết định bởi ba nhóm nhân tố:
+ Thứ nhất: là nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch như vị trí địa
lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố chính trị và xã hội (không khí chính trị hòa bình, chính sách
của nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, mức giá, chất lượng phục vụ, các sự kiện
có tính định kì, quản cáo du lịch, cải tiến giao thông )
+ Thứ hai: gồm nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điển du lịch (bao gồm những
điều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông khác
nhau)
+ Thứ ba: gồm những nhân tố đảm bảo cho khách tham quan lưu trú lại ở điểm du lịch.
Đó là cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, điểm tâm, giải khát ), các cơ sở lưu trú, cơ sở phục
vụ vui chơi, giải trí.
* Quản lý điểm du lịch:
Theo điều 29 (luật du lịch- 2005) . Quản lý điểm du lịch
Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà
nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo
đảm các nội dung sau đây:
1. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
4. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
1.1.3. Khái niệm về tour (chương trình du lịch).
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước
cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
1.1.4. Sự khác biệt giữa tour và tuyến.
Tour Tuyến
- Lịch trình (thời gian khởi hành, thời gian
kết thúc, các điểm tham quan ấn định )


- Giá bán chương trình du lịch (giá vận
chuyển, giá thuê hướng dẫn viên, giá vé,
giá cho các bữa ăn
- Lộ trình (đi như thế nào, theo con dưòng9
nào để có thể đến đựơc các khu điểm du lịch
theo thiết kế.
1.2. Đặc tính và tầm quan trọng của tuyến-điểm du lịch.
1.2.1. Đặc tính.
- Tính không ổn định, dễ thay đổi.
- Tính mùa vụ
1.2.2. Tầm quan trọng
Vai trò của tuyến du lịch trong hoạt động du lịch có thể đựơc hiểu là nguyên liệu để lập
nên sản phẩm du lịch là tuor du lịch. Trong lĩnh vực lữ hành để có một sản phẩm giới thiệu cho
du khách nhà kinh doanh phải thực hiện đồng thời nhiều động tác trong đó cơ bản nhất là thành
lập tuyến du lịch. Từ những tuyến du lịch này, qua phân tích, qua chọn lựa mới trở thành tour
du lịch, lúc này ta nói rằng nguyên liệu đã trở thành sản phẩm du lịch. Như vậy muốn trở thành
sản phẩm du lịch tốt (là những tour du lịch có chất lượng) chúng ta phải có những nguyên liệu
tốt (là những tuyến du lịch). Những tuyến du lịch này phải đạt đựơc những yêu cầu hay (mục
tiêu) sau:
- Mục tiêu kinh tế:
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng,
trong quá trình hoạt động du lịch phải đảm bảo mục tiêu quan trọng là mục tiêu kinh tế. Mục
tiêu kinh tế của tuyến du lịch đựơc hiểu là giá trị thu hút du khách của tuyến đó. Những tuyến
du lịch đựoc coi là có giá trị thu hút du khách khi tuyến đó đảm bảo sự phong phú và đa dạng
về mặt nội dung, độc đào về mặt loại hình. Như vậy một cách gián tiếp những tuyến du lịch có
sức hút lớn là tuyến có giá trị đảm bảo hiệu quả kinh tế cho những tour du lịch (dựa vào tuyến
đó) sau này.
- Mục tiêu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là hai mặt của một vấn đề, là ổn định xã hội.
An ninh chính trị và trật tự xã hội là mục tiêu quan trọng trong việc thành lập tuyến điểm. Nó là


những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. Hai mặt này tương hỗ cho nhau, làm nền
tảng cho nhau. Cả hai mặt an ninh và chính trị và trật tự xã hội đều phát triển đồng biến với
phát triển du lịch. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của mỗi mặt đến du lịch lại khác nhau. Trong hai
yếu tố này, khi thành lập tuyến điểm yếu tố an ninh chính trị phải đựơc ưu tiên đưa lên hàng
đầu vì an ninh chính trị, sự ổn định quốc gia làm tăng sức hút đối với khách du lịch, tạo cảm
giác an toàn cho du khách yên tâm thực hiện chương trình du lịch của mình. Những quốc gia
thường xuyên sảy ra nội chiến, khủng bố, mất an ninh thí không phát triển du lịch được. Phân
tích tác động của an ninh chính trị và trật tự xã hội đối với du lịch dưới hai góc độ:
+ Về góc độ kinh tế, sự ổn định chính trị và an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế phát triển. Các tổ chức kinh doanh du lịch có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở
kỹ thuật phục vụ du khách. Mặt khác, những quốc gia ổn định về an ninh chính trị và trật tự xã
hội sẽ có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế trong nhiều lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, thương
mại, du lịch đây là cơ hội để chúng ta tìm kiếm nguồn đầu tư, tìm kiếm hợp tác và tìm hiểu
thị trường để phát triển du lịch, làm tăng số lượng khách du lịch và tăng doanh thu cho ngành.
+ Dưới góc độ văn hóa xã hội: sự ổn định an ninh chính trị là nền tảng để phát triển văn
hóa. Tất cả những vấn đề thuộc về bản sắc dân tộc, những hội hè, những sinh hoạt văn hóa chỉ
phát triển toàn diện trên một mảnh đất hòa bình. Sự phát triển văn hóa làm tăng thêm tính độc
đáo và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tài nguyên du
lịch góp phần thu hút du khách của một tuyến. Chính vì vậy, khi thiết kế thành lập tuyến chúng
ta cũng phải xem xét đến yếu tố này. Trật tự xã hội là bộ mặt của một quốc gia, một cộng đồng,
một bộ phận dân cư khi khách du lịch đến thăm một điển du lịch, một cộng đồng dân cư, thì
cảm giác đầu tiên của họ là trật tự xã hội. Trật tự xã hội thể hiện ở lòng hiếu khách, mức độ
phát triển văn minh của một địa phương mà du khách đến thăm. Từ đó khách cảm nhận được
sự nồng hậu, sự văn minh của quốc gia mà họ đến. Trật tự xã hội góp phần làm tăng thêm chất
lượng của một điểm, một tuyến, một chương trình du lịch, làm tăng thêm khả năng thỏa mãn
nhu cầu của du khách. Chính điều đó làm hấp dẫn du khách đến với những tuyến, những điểm
du lịch của chúng ta.
- Mục tiêu môi trường:
Môi trường là mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện tuyến du lịch. Đây là yếu tố
quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch.


+ Sự tác động của môi trường dưới góc độ quản lý nhà nước: tất cả các hoạt động kinh
doanh trước khi lập dự án đều phải trải qua một quá trình bắt buộc đó là quá trình đánh giá tác
động đến môi trường. Đây chính là việc phân tích dự báo và đưa đến những kế hoạch xử lý tác
động của du lịch đến môi trường và ngược lại. Những vấn đề này liên quan đến tất cả các lĩnh
vực trong đời sống. Trong những công đoạn này việc đề ra những giải pháp thích hợp để bảo
vệ môi trường là nhiệm vụ cuối cùng quan trọng nhất.
Đánh giá tác động của môi trường trong việc hình thành tuyến điểm là phân tích tác
động tích cực và tiêu cực của môi trường với du lịch, những ảnh hưởng của cảnh quan thiên
nhiên, văn hóa, xã hội để từ đó có một giải pháp quản trị thích hợp và hiệu quả. Mục tiêu môi
trườngkhông chỉ có ý nghĩa như chúng ta mới phân tích mà nó còn là trách nhiệm trong chiến
lược phát triển du lịch của những đơn vị, quốc gia và toàn cầu.
Dưới góc độ kinh doanh du lịch: đây là tác động tích cực vì bản thân môi trường trong
sạch, thảm động thực vật phong phú, nguồn nước và bầu không khí trong lành. Một xã hội
thuần khiết và đa dạng về văn hóa luôn là sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Môi trường
càng trong sạch thì du lịch càng phát triển, ngựơc lại môi trường càng ô nhiễm thì du lịch càng
lạc hậu.
+ Tác động của du lịch đến môi trường: đây là tác động tiêu cực (nếu không có biện
pháp), thông thường khi du lịch phát triển sẽ có rất nhiều những hậu quả kèm theo. Ví dụ: ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễn không khí, thảm thực vật bị hủy hoại do sự săn bắn đốt lửa của du
khách, các bãi biển bị ô nhiễm do vứt rác bừa bãi của con người. Như vậy những tuyến du lịch
được thành lập, muốn khai thác hiệu quả và lâu dài thì các nhà thiết kế phải luôn luôn nghiên
cứu những tác động của du lĩch đến môi trường để có những biện pháo sử lý kịp thời.
- Mục tiêu xã hội:
Tour du lịch chính là sản phẩm du lịch, sự đa dạng độc đáo quấn hút của một sản phẩm
chính là sự đa dạng, độc đáo của những tuyến, những điểm cấu thành nên sản phẩm du lịch đó.
Yếu tố văn hóa chính là yếu tố cơ của một tuyến du lịch. Trong quá trình thiết kế, thành lập
tuyến nhà thiết kế phải chú ý sao cho tuyến của mình càng có những nét văn hóa độc đáo thì
càng càng có sự lôi cuốn du khách.
Mục tiêu văn hóa trong việc thành lập tuyến du lịch không chỉ có ý nghĩa làm tăng sự
phong phú, hấp dẫn cho công trình du lịch mà nó còn có ý nghĩa thể hiện bản sắc văn hóa của


nước nhà. Khách du lịch đến Việt Nam thông qua những giá trị văn hóa (nó thể hiện qua nhiều
mặt) họ hiểu thêm về người Việt Nam, họ biết được phong tục tập quán của từng vùng, địa
phương và hơn hết họ hiểu được giá trị tâm hồn của người Việt Nam.
1.3. Các nguyên tắc khi xây dựng tuyến du lịch.
1.3.1. Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan.
Thời gian di chuyển không được vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.
Xu hướng ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian đi lại,
tăng thời giant ham quan giải trí.
1.3.2. Nội dung tuyến du lịch phải phong phú đa dạng, mang tính đặc thù.
Tránh lặp lại cùng một tuyến đường cho cả lượt đi và lượt về.
Tránh trường hợp khách phải tham quan lại những gì khách đã tham quan ở một địa
phương khác, do vậy mỗi tuyến du lịch phải có một nét độc đáo riêng.
1.3.3. Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ
Việc xác định giá cả của tour du lịch trên tuyến phải phù và tương xứng với chất lượng
dịch vụ, đó là yếu tố có ý nghĩa lớn để kích cầu.
1.3.4. Đảm bảo cho du khách có thời gian để phục hồi sức khoẻ
Bố chí các điểm tham quan với mật độ phù hợp kết hợp với các trạm nghỉ ngơi vui chơi
giải trí và mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách
1.3.5. Tuyến tham quan phải kết hợp với mua sắm
Thỏa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng dủa du khách.
Kích thích sự phát triển kinh tế.
Câu hỏi thảo luận
Câu 1. Trình bày khái niệm về tuyến du lịch và quản lý tuyến du lịch?
Câu 2. Trình bày khái niệm về điểm du lịch và quản lý điểm du lịch.?
Câu 3. Trình bày khái niệm về tuor du lịch và sự khác biệt giữa tuor và tuyến du lịch?
Câu 4. Trình bày các đặc tính và tầm quan trọng của tuyến điểm du lịch?
Câu 5. Trình bày các nguyên tắc khi xây dựng tuyến điểm du lịch?
Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN ĐIỂM DU
LỊCH
MỤC TIÊU


Sau khi học xong chương này học sinh có khả năng:
- Trình bày khái quát được các điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
nhân văn của vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
- Trình bày được các điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và điều kiện tài nguyên nhân
văn vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Trình bày được thực trạng khai thác du lịch trong vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Tài nguyên du lịch là cơ sở chủ yếu nhất để hình thành nên các tuyến du lịch, một tuyến
du lịch không thể được cấu thành nếu thiếu đi tài nguyên du lịch. Chính vì vậy ở trong chương
này chúng ta tập trung vào nghiên cứu tài nguyên du lịch của các vùng du lịch Việt Nam.
Ngoài ra thực trạng khai thác du lịch của tuyến phản ánh trình độ phát triển du lịch của các
vùng, khả năng thu hút du khách, các yếu tố khác về chính sách, điều kiện cơ sở vật chất kỹ
thuật trong phục vụ du lịch.
2.1. Vùng du lịch Bắc Bộ
2.1.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Bộ
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Vùng có diện tích 149046 km2, bao gồm 28 tỉnh thành phố từ Hà Giang đến Hà Tĩnh
với thủ đô Hà Nội là trung tâm từ đó tạo ra tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội- Hải Phòng-
Quảng Ninh.
Vùng có 7 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Có 5 tỉnh phía Tây giáp với nước bạn
Lào bao gồm Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Phía Đông giáp với biển
Đông với khoảng 1000 km bờ biển và hàng nghìn đảo nhỏ.
Nhìn chung vị trí của vùng thuận tiện cho phát triển du lịch.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
+ Địa hình: Vùng có địa hình núi cao hiểm trở nhất cả nước, ở phía Tây của vùng là các
dãy núi cao hiểm trở đáng chú ý nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxiphăng cao 3145 m
(cao nhất Đông Dương), vùng có hệ thống dãy núi đá vôi từ Hòa Bình đến Thanh Hóa. Ở phía
Đông của vùng là hệ thống đồng châu thổ sông Hồng rộng lớn và một số đồng bằng nhỏ hẹp


giữa núi như Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Than Uyên…
+ Khí hậu: Nhiệt độ trung bình quanh năm vào khoảng 21- 24
0
C, tổng bức xạ
130kcal/cm
3
, số giờ nắng là 1500- 1700 giờ/ năm, độ ẩm 80%, lượng mưa trung bình từ 1500-
2000 mm, vùng có mùa đông lạnh. Nhìn chung vùng có khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai
làm kìm hãm sự phát triển du lịch.
+ Động- thực vật: Phong phú, có nhiều khu rừng nhiệt đới nguyên sinh.
+ Sông, hồ: Có hệ thống sông ngòi dày đặc (1,6km sông/ 1km
3
) sông ngòi của vùng chủ
yếu chảy theo hướng Tây- Bắc và Đông Nam. Trong vùng có một số con sông lớn như sông
Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng… Vùng có nhiều hồ lớn
như hồ Ba Bể, hồ Tây, hồ Hòa Bình, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà…
2.1.1.3. Điều kiện nhân văn:
Vùng là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử lớn trong suất quá trình hàng nghìn nam của dân
tộc Việt Nam. Vì vậy vùng lưu trữ nhiều di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị, nhiều
truyền thuyết dân gian, vùng cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân kiệt suất của dân tộc như
Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Hồ Chí Minh…
Vùng là nơi có nền văn hóa xuất hiện từ thời tiền sử như nền văn minh lúa nước, văn
hóa Đông Sơn, vùng cũng là nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của các tộc người.
Vùng có truyền thống sản xuất lúa nước, sản xuất thủ công lâu đời, có nhiều thành phố,
trung tâm công nghiệp, có Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chin trị, văn hóa, KHKT của
cả nước
2.1.2. Tài nguyên về du lịch vùng du lịch Bắc Bộ
2.1.2.1. Tài nguyên tự nhiên
Vùng có nhiều điển du lịch có phong cảnh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng như vùng núi Sapa,
Tam Đảo, Ba Vì là những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ.


Rừng có nhiều cánh rừng già nguyên sinh là các khu bảo tồn, các vườn quốc gia như
Cúc Phương, Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Thanh Sơn, Xuân Thủy Bến Én, Phù Mát, Vụ Quang,
Hoàng Liên có hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình với hàng nghìn loài động thực vật, đáp
ứng nhu cầu du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học của du khách.
Có nhiều dạng địa hình Karter với các hang động nổi tiếng như Hương Sơn (Hà Tây),
Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình), Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)…
Có nhiều bãi tắm đẹp với bãi cát mịn, phẳng nước trong xanh: như Bãi Cháy, Trà Cổ
(Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm,
Xuân Thành (Hà Tĩnh)…
Đặc biệt trong vùng có vịnh Hạ Long dược UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới với nhiều hang động, đảo đá thơ mộng, hùng vĩ.
Vùng còn có nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như hồ Ba Bể, hồ Tây.
Vùng có nhiều ánh nắng, có thể khai thác quanh năm đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ
mát tắm biển vào mùa hạ.
Vùng có nhiều nguồn nước khoáng như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng
Ninh, Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang)… Đạt tiêu chuẩn
chất lượng cao dùng cho giải khát, chữa bệnh.
Nhìn chung vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng có thể phát triển
các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên.
- Các đặc sản:
+ Ở dưới biển: tôm hùm, cá thu, chim biển, sò huyết, cua, bào ngư…
+ Rừng: măng, nấm hương, các dược liệu (sâm, nhung, tam thất, hồi, quế, thảo quả…)
2.1.2.2. Tài nguyên nhân văn
Vùng đã tìm thấy nhiều di vật khảo cổ như các công cụ sản xuất bằng đá, chống đồng,
đồ kim khí, đồ gốm chứng minh cho nền văn hóa Sơn Vi, núi Đọ, Hòa Bình, Bắc Son, Phùng
Nguyên, Gò Đậu, Đồng Mun, Đông Sơn, Hạ Long thời tiền sử.
Vùng có nhiều di tích lịch sử, có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, nghiên cứu khoa học.
Vùng còn lưu trữ nhiều di sản văn hóa tinh thần, các làn điệu dân ca như: hát chèo,
xoan, ghẹo, hát văn, hát tuồng, ví dặm, hát lượn đặc biệt là quan họ Bắc Ninh được


USESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể vào tháng…. năm 2009
2.1.3. Các tuyến du lịch chính của vùng du lịch Bắc Bộ
2.1.3.1. Tuyến du lịch nội thành Hà Nội
Hình 1. Sơ đồ tuyến du lịch thủ đô Hà Nội
Hà Nội là trung tâm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn
hóa và là thủ đô của nước ta. Hà Nội có tổng số 29 quận, huyện, thị xã với diện tích và dân số
như sau:
Bảng 1. Diện tích và dân số thủ đô Hà Nội
STT Tên Thị xã/
Quận/Huyện
Diện tích
(km²)
Dân số
1 Quận Ba Đình 9,22 235.728
2 Quận Hoàn Kiếm 5,29 156.563
3 Quận Tây Hồ 24 139,163
4 Quận Long Biên 60,38 232,706
5 Quận Cầu Giấy 12,04 236.981
6 Quận Đống Đa 9,96 379.187
7 Quận Hai Bà Trưng 9,6 325.596
8 Quận Hoàng Mai 41,04 329.000
9 Quận Thanh Xuân 9,11 252,000
10 Quận Hà Đông 47,91 217.687
Cộng các Quận 233,55 2.504.611
11 Thị xã Sơn Tây 113,47 128.831
12 Huyện Ba Vì 428 267.600 (2009)
13 Huyện Chương Mỹ 232,9 275.000 (2009)
14 Huyện Đan Phượng 76,8 124.900
15 Huyện Đông Anh 182,3 321.750
16 Huyện Gia Lâm 114 218.275


17 Huyện Hoài Đức 95.3 188.800
18 Huyện Mê Linh 141.26 187.536 (2008)
19 Huyện Mỹ Đức 230 178.700 (2009)
20 Huyện Phú Xuyên 171.1 181.500
21 Huyện Phúc Thọ 113,2 171.800 (2009)
22 Huyện Quốc Oai 147 163.355
23 Huyện Sóc Sơn 306,74 281.000
24 Huyện Thạch Thất 202,5 179.060
25 Huyện Thanh Oai 129,6 159.600 (2009)
26 Huyện Thanh Trì 68.22 168.000
27 Huyện Thường Tín 127.7 208.000
28 Huyện Từ Liêm 75,32 550.000
29 Huyện Ứng Hòa 183,72 193.731 (2005)
Cộng các Huyện 3.111,15 4.408.550
Toàn thành phố 3.344,7 6.913.161
Hà Nội không những là trung tâm kinh tế, chính trị của của nước ta mà thủ đô Hà Nội
còn là trung tâm văn hóa và du lịch. Chúng ta có thể kể đến các điểm du lịch tiêu biểu sau:
Bảng 2. Các điểm du lịch tiêu biểu của Hà Nội
STT Tên điểm du lịch Quận- Huyện Ý nghĩa
1 Văn miếu Đống Đa Đánh dấu sự phát triển giáo dục
2 Hồ Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm Tháng cảnh, di tích lịch sử
3 Đền Quang Thánh Ba Đình Lịch sử, kiến trúc thế kỷ 18
4 Đền hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Thờ Hai Bà Trưng
5 Đền Ngọc Sơn Hoàn Kiếm Thắng cảnh
6 Chùa Một Cột Ba Đình Kiến trúc thế kỷ 11
7 Chùa Chấn Quốc Ba Đình Di tích lịch sử
8 Chùa Bộc Đống Đa Di tích lịch sử
9 Viện bảo tàng lịch sử Hoàn Kiếm Bảo tàng lịch sử Việt Nam
10 Viện bảo tàng Cách mạng Hoàn Kiếm Viện bảo tàng Cách mạng
11 Viện bảo tàng Mỹ thuật Ba Đình Bảo tàng Mỹ thuật


12 Viện bảo tàng Quân đội Ba Đình Bảo tàng Quân đội
13 Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Ba Đình Bảo tàng Hồ Chí Minh
14 Lăng chủ tịch HCM Ba Đình Viếng tịch HCM
15 Hồ Tây Tây Hồ Thắng cảnh
16 Ba Vì- Suối Hai Ba Vì Tháng cảnh
17 Hồ Đại Lải Mê Linh Thắng cảnh
18 Chùa Hương Mỹ Đức Di tích- Thắng cảnh
19
Hoàng thành- Thăng Long
Ba Đình Di tích lịch sử- kiến trúc
Các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống: Tính đến thời điểm 2011 Tại Hà Nội có tổng
cộng 10 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 25 khách sạn 3 sao và hàng ngàn cơ sở kinh doanh
lưu trú và ăn uống khác đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách.
Các loại hình nghệ thuật dân tộc: múa rối nước, hát bội…
Các lễ hội truyền thống: Lễ hội Phù Đổng, lễ hội Đống Đa, lễ hội Cổ Loa, lễ hội Lệ Mật
Mua sắm: Hoa Ngọc Hà, gốm sứ Bát Tràng, mây tre đan…
Đặc sản: Cốm làng vòng, phở HN, bánh tôm Hồ Tây…
Các yếu tố khác: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự thân thiện…
2.1.3.2. Tuyến du lịch Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh.
a. Khái quát
Tuyến du lịch Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh chạy theo QL5, QL10,
QL18 với lộ trình khoảng 200km. Lối tam giác phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ là
Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Hình 2. Sơ đồ tuyến du lịch Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh
Bảng 3. Diện tích và dân số các tỉnh trên tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh
(2011)
STT Tên tỉnh Diện tích
(km²)
Dân số
(Người)


Tên Tp
1 Hải Dương
1.650,27
1.723.319
Hải Dương
2 Hải Phòng
1.507,57 1.907.705
Hải Phòng
3 Quảng Ninh
8.239,24 1.159.463
Hạ Long
Tổng cộng 11.397,08 4.790,487
Tuyến du lịch Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh là tuyến du lịch quan trọng
và hấp dẫn nhất của vùng du lịch Bắc Bộ. Trên tuyến chúng ta có thể nhắc đến các điểm du lịch
tiêu biểu như sau:
b. Các yếu tố tạo sức hấp dẫn
Bảng 4 . Các điểm du lịch tiêu biểu của tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh
STT Tên điểm du lịch Tỉnh Ý nghĩa
1 Danh thắng Phượng Hoàng Hải Dương Thắng cảnh, lịch sử
2 Chùa Côn Sơn Hải Dương Danh thắng, kiến trúc
3 Chùa Trăm Gian Hải Dương Danh thắng, kiến trúc
4 Đền Kiếp Bạc Hải Dương Danh thắng, kiến trúc
5 Cát Bà Hải Phòng Danh thắng
6 Đồ Sơn Hải Phòng Danh thắng
7 Yên Tử Quảng Ninh Danh thắng
8 Đảo Tuần Châu Quảng Ninh Danh thắng
9 Vịnh Hạ Long Quảng Ninh Danh thắng
10 Bãi biển Trà Cổ Quảng Ninh Danh thắng
Các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống: Tính đến thời điểm 2011 trên tuyến đã có 19
khách sạn 3 sao, 19 khách sạn 4 sao và một khách sạn 5 sao và hàng ngàn cơ sở kinh doanh lưu


trú và ăn uống khác. Các khách sạn chủ yếu tập trung tại Hải Phòng và Quảng Ninh.
Bảng 5. Số lượng khách sạn hạng sao tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh
(2011)
STT Tên tỉnh Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 5 sao
1 Hải Dương 1 1 0
2 Hải Phòng 4 8 0
3 Quảng Ninh 14 10 1
Tổng cộng 19 19 1
Các loại hình nghệ thuật dân tộc: múa cung đình (Quảng Ninh), Ca trù, múa rối nước
(Hải Phòng)…
Các lễ hội truyền thống: chọi trâu (Đồ Sơn) lễ hội Vân Đồn, lễ hội Hạ Long…
Đặc sản: Đậu xanh, bánh gai, vải thiều (Hải Dương), Bún tôm, bánh đa cua, nem vuông
(Hải Phòng), gà sáy Tiên Yên, nem chua, rượu cá Hạ Long (Quảng Ninh)…
Các yếu tố khác: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự thân thiện…
2.1.3.3. Tuyến Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên- Lai Châu
a. Khái quát
Tuyến du lịch Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên chạy theo con đường Ql 6 chạy
qua các tỉnh Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên- Lai Châu với lộ trình 522km. Đây là tuyến du lịch
đưa du khách đến với cảnh quan hoang sơ, với các phong tục hết sức độc đáo của các đồng bào
dân tộc thiểu số vùng tây bắc của tổ quốc. bên cạnh đó khách du lịch còn có điều kiện tham
quan khu di tích lịch sử Điện Biên một chiến tích vô cùng oanh liệt của quân và dân ta.
Hình 3. Sơ đồ tuyến du lịch Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên- Lai Châu
Bảng 6. Diện tích và dân số các tỉnh trên tuyến Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên- Lai
Châu (2011)
STT Tên tỉnh Diện tích
(km²)
Dân số
(Người)
Tên Tp
1 Hòa Bình


4.662,5
832.543
Hòa Bình
2 Sơn La
14.125
1.080.641
Son La
3 Điện Biên
67,3 438.000
Điện Biên
4 Lai Châu
9.059,4 370.135
Tx Lai Châu
Tổng cộng
27.914,20 2.721.319
Bảng 7. Số lượng khách sạn hạng sao tuyến Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên- Lai Châu
(2011)
STT Tên tỉnh Khách sạn 2 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao
1 Hòa Bình 2 1 0
2 Sơn La 2 0 0
3 Điện Biên 3 1 0
4 Lai Châu
0 0
0
Tổng cộng
7 2
0
b. Các yếu tố tạo sức hấp dẫn
Bảng 8. Các điểm du lịch tiêu biểu tuyến Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Lai Châu
STT Tên điểm du lịch Tỉnh Ý nghĩa


1 Kim Bôi Hòa Bình Danh thắng, nước khoáng
2 Hồ thủy điện Hòa Bình Hòa Bình Công trình kiến trúc, danh
thắng
3 Cao nguyên Mộc Châu Sơn La Danh thắng, nghỉ dưỡng
4 Nhà tù và bảo tàng Sơn La Sơn La Lịch sử
5 Bản thìn Sơn La Dân tộc học
6 Điện Biên Phủ Điện Biên Lịch sử
7 Hang thẩm Báng Điện Biên Danh thắng
8 Động Tiên Sơn Lai Châu Danh thắng
Lễ hội xên bản, xên mường, hội cầu mưa dân tộc Thái, lễ cầu mát, cúng cơm mới
dân tộc Mường; lễ khẩn chiêm người Dao…
Đặc sản: nếp cẩm Mai Châu, cơm lam, rượu cần, thịt hun khói…
Các yếu tố khác: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự thân thiện…
2.1.3.4. Các tuyến du lịch khác
- Tuyến du lịch Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang.
- Tuyến Hà Nội- Hưng Yên- Thái Bình- Nam Định.
- Tuyến du lịch Hà Nội- Hà Nam- Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh.
- Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên- Bắc Cạn- Cao Bằng- Lạng Sơn
- Tuyến Hà Nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Lào Cai
2.2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.2.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với diện tích 34.615km
2
, chiếm 10,5% diện
tích của cả nước. Dân số của vùng khoảng 7,1 triệu người (2009) chiếm 6,1% dân số của cả
nước. Phía Bắc giáp với Hà Tĩnh, Phía Nam giáp với Bình Định và Kon Tum, phía Tây giáp
với nước bạn Lào, phía đông giáp biển.
Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển với tổng chiều dài bờ biển là 596km


Đây là vùng có nhiều biến động trong suất chiều dài lịch sử của nước ta trên tất cả các
lĩnh vực (tự nhiên, kinh tế, xã hội).
Sông Gianh (Quảng Bình) là chí tuyến phân tranh của thời Trịnh- Nguyễn. Sông bến
Hải (Quảng Trị) là danh giới quân sự trong suất 20 năm kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975).
Tiếng súng đầu tiên tại Cửa Hàn (Đà Nẵng) mở đầu cho thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp. Núi Thành (Quảng Nam) là nơi đầu tiên quân giải phóng đọ sức với đế quốc Mỹ.
Hội An là một thương cảng sầm uất vào thế kỷ 18.
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Thiên nhiên vùng này có sắc thái độc đáo muôn hình muôn vẻ do sự chia cát khí hậu,
luồng di cư động thực vật và kiến tạo địa hình tạo nên. Do đặc điểm khí hậu tạo nên từ Huế trở
ra Bắc có mùa đông lạnh và gió mùa Tây- Nam nên có các loài động, thực vật đặc trưng của
vùng. Nơi đay là giao điểm các luồng di cư của động thực vật từ Himalaya qua Vân Nam lan
xuống và từ Malaysia lên tạo nên sự phong phú và đa dạng các loài. Phía Tây là dãy Trường
Sơn kéo dài chiếm 4/5 diện tích của vùng (là đồi núi) tạo thành một bức tường thành với độ cao
trung bình từ 600- 800m. Dãy Trường Sơn không chỉ chạy song song với biển mà nhiều đoạn
lại đâm ngang ra biển như các nhánh Hoành Sơn, Bạc Mã tạo nên khung cảnh đẹp lãng mạn.
Xen kẽ những dãy núi đâm ngang ra biển là những cánh đồng, những cồn cát, đầm phá và bãi
biển đẹp.
- Về khí hậu
Khí hậu của vùng này rất phức tạp. Các dãy Hoàng Liên Sơn và Bạch Mã đâm ngang ra
biển tạo thành những danh giới khí hậu thực sự và phức tạp, tạo nên những nét khác biệt về khí
hậu giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa Huế và Đà Nẵng. Vùng du lịch này cũng chịu nhiều
ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn hán và gió mùa Tây Nam (khô nóng). Do điều kiện khí hậu và
thời tiết khắc nghiệt ở đây, buộc các nhà du lịch phải có sự nghiên cứu chu đáo để xác định thời
gian du lịch tối ưu nhất cho du khách và cho cả guồng máy hoạt động của mình.
2.2.1.3. Điều kiện nhân văn
- Về con người
Con người của vùng này về cơ bản là cằn cù chịu khó, có khả năng chịu dựng với áp lực
cao từ thiên nhiên và xã hội, có ý chí học hỏi vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội. Từ
dãy Bạch Mã trở về phía Nam con người có tinh thần phóng khoáng.


- Điều kiện kinh tế
Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ chịu nhiều gánh nặng về thiên tai, chiến tranh. Cơ sở vật
chất bị tàn phá và thiếu thốn nên về kinh tế của vùng rất khó khăn. Trong những năm gần đây
nền kinh tế của vùng phát triển rất nhanh dựa trên nhiều nguồn tài nguyên khác nhau chúng ta
có thể kể đến các tài nguyên rừng, biển và du lịch. Đối với tài nguyên du lịch dáng chú ý nhất
là các tài nguyên nhân văn của vùng như kinh thành Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn
và những tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng khác.
2.2.2. Tài nguyên du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.2.2.1. Tài nguyên tự nhiên
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham
quan, nghi ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn với du khách trong nước
và quốc tế như:
-VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã, Đèo Hải Vân,…
-Bãi biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, (Huế) Bãi Non Nước, bán đảo Sơn Trà,
(Đà Nẵng) Cù lao Chàm (Quảng Nam), Sa Huỳnh, Mỹ Khê (Quảng Ngãi)…
- Nước khoáng Mỹ An, Bàn Thạch, Đèo Ngang…
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú có mức độ tập trung cao, có giá trị về
lịch sử văn hóa so với các vùng du lịch khác trong cả nước, tạo cho vùng có nhiều trung tâm,
điểm du lịch có khoảng cách gần nhau, thuận tiện cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp
dẫn du khách.
Từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 18 vùng là địa bàn của vương quốc cổ Champa chính vì vậy
nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo đặc sắc của cộng đồng người Cham.
Vùng cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc còn lưu giữ được
nhiều nét đẹp của bản sắc văn hóa riêng, là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.
Vùng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ như các di
tích sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hệ thống địa đạo ở Vĩnh Linh…
Cả nước có 12 di sản thế giới thì 4 di sản tập trung ở đây (Phong Nha Kẻ Bàng, Kinh
Thành Huế, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn). Đây là những điểm du lịch hấp dẫn không thể
thiếu đối với du khách quốc tế và khách trong nước.


Cùng với những nguồn tài nguyên du lịch vật thể giàu có, đa dạng, hấp dẫn, vùng còn
lưu giữ nhiều di tích văn hóa nghệ thuật về tinh thần như những điệu nhạc, khúc hát cung đình,
những làn điệu hát Bội, những điệu hò Huế, hò Quảng say đắm lòng người. Vùng cũng còn lưu
trữ nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt mang đậm nét truyền thống của dân tộc và có nhiều
nghề cổ truyền nổi tiếng như: dệt thổ cẩm của người Pru- Vân kiều, thêu ren, rệt thảm len, tơ
lụa đất Quảng, nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam- Đà Nẵng).
2.2.3. Các tuyến du lịch chính của vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.2.3.1. Tuyến Con đường di sản miền trung
a. Khái quát về tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”
Tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung” là tuyến chạy qua các di sản được
UNESCO công nhận tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Tuyến du lịch chạy qua 5 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng gần 30.000km2
với gần 5 triệu dân. Tổng lộ trình mà tuyến chạy qua theo QL 1A khoảng 350km được tính từ
Tp. Hội An đến Phong Nha- Kẻ Bàng.
Hình 4. Sơ đồ tuyến du lịch:Con đường di sản Miền Trung
Bảng9 . Diện tích và dân số các tỉnh trên tuyến con đường di sản Miền Trung (2009)
STT Tên tỉnh Diện tích
(km²)
Dân số
(Người)
Tên Tp
1 Quảng Nam 10.406,83 1.435.629 Tam Kỳ
2 Đà Nẵng 1.283,4 926.000 Đà Nẵng
3 Thừa Thiên 5.062,59 1.090.879 Huế
4 Quảng Trị 4746,99 597.985 Đông Hà
5 Quảng Bình 8.065,27 846.924 Đồng Hới
Tổng cộng
29.565,08 4.897.417,00
b. Các yếu tố tạo sức hấp dẫn của tuyến
*Các điểm tham quan chính


Điểm du lịch là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức hấp dẫn của tuyến. Trên tuyến du
lịch “Con đường di sản miền Trung” có một số điểm cơ bản sau đây:
+Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam nằm ở cột đoạn cột mốc số 960
cách Tp. Tuy Hoà 370km về phía Bắc theo QL1A.
Phố cổ Hội An là một cảng thị sầm uất vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Với các công trình
kiến trúc cổ được bảo tồn trên một thương cảng truyền thống. Năm 1999, Hội An được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới dựa trên 2 tiêu chí:
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong
một thương cảng quốc tế.
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một
cách hoàn hảo.
Hai tiêu chí trên được coi là điểm đặc sắc của phố cổ thu hút khách du lịch tới tham
quan.
+Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hình lòng chảo chiều rộng khoảng 1km,
chiều dài 2km. Thuộc địa phận xã Duy Phú- Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, cách Hội An 40km
về hướng Tây Bắc theo con đường DT610.
Đây là một di sản của vương quốc cổ Champa được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ
thứ 7, nó được coi là một thánh đường, là nơi diễn ra các cuộc tế lễ và chôn cất các vị vua
Champa. Di sản này có khoảng 70 công trình kiến trúc, tuy nhiên do chiến tranh và thời gian
tàn phá đến nay di sản này chỉ còn lại 48 công trình kiến trúc mà thôi.
Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999
dựa dựa trên tiêu chí:
Là một thí dụ điển hình về trao đổi văn hoá
Là bằng chứng duy nhất về một nền văn minh châu Á đã biến mất.
+Quần thể kiến trúc và nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên- Huế)
Kinh thành Huế nằm ở phía Bắc Thành phố Huế cách Thánh địa Mỹ Sơn 135 km về
hướng Bắc theo con đường QL1A.
Quần thể kiến trúc kinh thành Huế được nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1805 đến năm


1832 với rất nhiều công trình khác nhau.
Nét đặc sắc của quần thể kiến trúc và nhã nhạc chính là kiến trúc cung đình Huế và nhã
nhạc cung đình Huế:
Quần thể kiến trúc kinh thành Huế được UNESCO công nhận là di sản vào năm 1993
với các cụm kiến trúc ngoài kinh thành, cụm kiến trúc khu vực Hoàng Thành và cum kiến trúc
khu vực Tử Cấm Thành
Nhã nhạc kinh thành Huế được coi là loại hình âm nhạc kế thừa và phát huy các loại
hình âm nhạc dân gian.Nhã nhạc được xây dựng với mục đích vục vụ nhu cầu văn nghệ của
vua tôi triều Nguyễn, là một bộ phận đi kèm với vương triều Nguyễn chính vì vậy năm 2003
căn cứ vào các giá trị này UNESCO đã công nhận kinh thành Huế là di sản trên hai tiêu trí
Quần thể kiến trúc và nhã nhạc cung đình Huế.
+Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Phong Nha- Kẻ Bàng Cách Tp Huế 215 km và cách Tp. Đồng Hới- Quảng Bình 50km
về phía Tây Nam theo con đường Hồ Chí Minh
Phong Nha- Kẻ Bàng là khu vườn quốc gia có diện tích trên 200 ngàn ha. Đây là vườn
quốc gia lớn nhất ở Việt Nam thuộc địa phận huyện Bố Trạch- Quảng Bình.
Điểm đặc sắc của Phong Nha- Kẻ Bàng chính là động Phong Nha. Động Phong Nha là
một trong 10 hang động đẹp nhất của thế giới.
Năm 2003 UNESCO công nhận Phong Nha- Kẻ Bàng dựa trên tiêu chí địa hình địa
mạo.
*Các yếu tố khác
Ngoài các điểm tham quan ra các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm
và lễ hội là những yếu tố góp phần làm cho tuyến trở nên hấp dẫn hơn.
Bảng 10. Số lượng khách sạn hạng sao tuyến con đường di sản Miền Trung (2011)
Vùng, tỉnh thành phố Phân theo hạng sao (2011)
3 4 5
Quảng Bình 0 2 0
Quảng Trị 1 0 0
Thừa Thiên- Huế 5 7 2
Đà Nẵng 13 2 2


Quảng Nam 1 1 1
Quảng Ngãi 3 1 0
Tổng 27 13 5
2.2.3.2 Tuyến Huế- Quảng Trị- Quảng Bình
a. Khái quát
Tuyến du lịch Huế- Quảng Trị- Quảng Bình theo quốc lộ 1A với tổng lộ trình vào
khoảng 200km với tổng diện tích 17874 km2 dân số hơn 2,5 triệu người.
Hình 5. Sơ đồ tuyến du lịch: Huế- Quảng Trị- Quảng Bình
Bảng11 . Diện tích và dân số các tỉnh trên tuyến Huế- Quảng Trị- Quảng Bình (2009)
STT Tên tỉnh Diện tích
(km²)
Dân số
(Người)
Tên Tp
1 Thừa Thiên 5.062,59 1.090.879 Huế
2 Quảng Trị 4746,99 597.985 Đông Hà
3 Quảng Bình 8.065,27 846.924 Đồng Hới
Tổng cộng
17.874,85 2.535.788
b. Các yếu tố tạo sức hấp dẫn
Bảng 12 . Các điểm du lịch tiêu biểu của tuyến Huế- Quảng Trị- Quảng Bình
STT Tên điểm du lịch Tỉnh Ý nghĩa
1 Phong Nha- Kẻ Bàng Quảng Bình Danh thắng
2 Bạch Mã Huế- Đà Nẵng Danh thắng
3 Lăng Cô Huế Danh thắng

Tuyến điểm du lịch là gì?

Điểm du lịch

Điểm đến du lịch (Tourism destination) là khái niệm dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách cao hơn so với địa điểm xung quanh, dựa trên sự đa dạng về tài nguyên, chất lượng tiện nghi và hoạt động vui chơi cung cấp cho du khách. Các điểm du lịch tồn tại các yếu tố sơ cấp đặc thù như khí hậu, sinh thái, truyền thống văn hoá, … cùng các yếu tố thứ cấp như các khách sạn, giao thông – vận tải và các khu vui chơi giải trí được quy hoạch bài bản.

Việc nắm rõ tuyến điểm du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với người làm du lịch

Điểm đến du lịch là khái niệm dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách cao hơn so với địa điểm xung quanh. Nguồn: Internet

Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh, tuyến nội vùng, tuyến liên vùng hoặc tuyến liên quốc gia. Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy… Các tuyến du lịch được xem là những sản phẩm du lịch đặc biệt và việc xác định các tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định, nhằm đảm bảo được tính hấp dẫn cao của sản phẩm du lịch.

Quản trị NHKS

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật chế biến món ăn

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật pha chế đồ uống

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật làm bánh

Tìm hiểu ngay

Hướng dẫn du lịch

Tìm hiểu ngay

Marketing

Tìm hiểu ngay

Tạo Mẫu Và Chăm Sóc Sắc Đẹp

Tìm hiểu ngay

Học ngành du lịch làm những công việc gì sau này?

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh covid nhưng Việt Nam vẫn được bình chọn là điểm đến tiêu biểu trong khu vực châu Á năm 2020. Dự báo 2021 ngành dịch vụ Du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi và đạt được nhiều thành tích vang dội.

Mọi người vẫn hay truyền tai nhau: “Làm du lịch là kiếm được khối tiền” hoặc “Học du lịch mai sau ra không cần lo chuyện việc làm”. Vậy nhưng bạn có thực sự hiểu ngành du lịch làm những công việc gì và cơ hội xin việc của ngành hiện nay như thế nào chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ tất cả các vấn đề liên quan đến ngành du lịch.

1. Lợi ích của việc đi du lịch: thư giãn đầu óc

Thư giãn đầu óc là lợi ích của việc đi du lịch dễ nhận thấy nhất. Hành trình đến một nơi xa, hòa cùng thiên nhiên, rừng biển sẽ giúp bạn tạm quên những mệt mỏi, muộn phiền. Bạn sẽ thấy thư giãn, dễ chịu và năng lượng như được tái tạo, bừng sức sống. Vậy nên mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, nặng nề với cuộc sống thì hãy thu xếp tự thưởng cho bản thân một chuyến đi để refresh lại chính mình nhé.

Việc nắm rõ tuyến điểm du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với người làm du lịch

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc chi tiết, hữu ích nhất mà bất cứ du khách nào cũng cần biết để hành trình khám phá đảo ngọc được trọn vẹn.

2. Du lịch giúp bạn mở rộng mối quan hệ

Hành trình du lịch sẽ giúp bạn có cơ hội làm quen và kết giao với nhiều bạn mới - những người có cùng sở thích và đam mê xê dịch. Điều này sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm phong phú, mới mẻ và có người cùng chia sẻ những điều ý nghĩa trong cả cuộc sống lẫn công việc.

Đặc biệt, lợi ích của việc đi du lịch với bạn bè còn giúp củng cố thêm tình bạn. Chuyến đi sẽ giúp những người bạn có thời gian bên nhau nhiều hơn, cùng tâm sự, vui chơi và có thêm những kỷ niệm đáng nhớ.

Việc nắm rõ tuyến điểm du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với người làm du lịch

>>> Tham khảo 10 kinh nghiệm du lịch Nha Trang quan trọng bất kỳ du khách nào cũng cần nắm rõ để chuyến đi vui vẻ, an toàn và tiết kiệm.