Tại sao không áp dụng một phong cách lãnh đạo cho mọi tình huống

KHÔNG CÓ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỐT NHẤT, CHỈ CÓ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHÙ HỢP NHẤT


Các nhà lãnh đạo giỏi nhận ra rằng không thể áp dụng phong cách lãnh đạo trưng cho tất cả mọi nhân viên. Thay vào đó, họ cần quyền biến phong cách của mình theo trình độ phát triển của từng cá nhân trong đội ngũ họ quản lý.

Tại sao không áp dụng một phong cách lãnh đạo cho mọi tình huống

Vẫn có rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có một phong cách lãnh đạo tốt nhất để dẫn dắt đội ngũ. (Photo freepik.com)


Xem thêm:

  • Phát triển đội ngũ: Năng lực lãnh đạo tạo nên sự khác biệt
  • 3 cách quyền biến phong cách lãnh đạo cho người đứng đầu
  • Phương pháp tiếp cận tình huống để lãnh đạo hiệu quả

Dựa theo chương trình Lãnh đạo Quyền biến/ The SLII Leadership Method được triển khai bởi Ken Blanchard, các nhà quản lý được hướng dẫn cách điều chỉnh mức độ chỉ đạo và hỗ trợ tiếp dựa trên kỹ năng và mức độ cam kết của nhân viên đối với nhiệm vụ được giao. Cụ thể, Blanchard sử dụng bốn khái niệm tương đương bốn giai đoạn phát triển của nhân viên: Giai đoạn mới bắt đầu, Giai đoạn học hỏi, Giai đoạn năng lực trung bình và Giai đoạn năng lực chuyên môn cao.

  • Giai đoạn mới bắt đầu của nhân viên – Hãy thử nhớ lại lần đầu tiên bắt đầu học đi xe đạp và phấn khích đến mức không thể ngủ được vào ban đêm. Với một Người trong giai đoạn bắt đầu công việc, họ cần được định hướng rõ ràng. Tại thời điểm này, nhân viên có giàu sự nhiệt tình với nhiệm vụ tuy chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ cần ai đó hướng dẫn cách thực hiện — theo quy trình từng bước một.
  • Giai đoạn học hỏi và phát triển – Giờ hãy hồi tưởng lần đầu tiên bị ngã khi đạp xe? Khi đứng trên vỉa hè và tự hỏi tại sao quyết định học lái xe và liệu sẽ có ngày thực sự thành thạo nó? Khi nhân viên đến giai đoạn học hỏi, họ cần thêm định hướng đi kèm với sự huấn luyện và mức hỗ trợ cao nhằm giúp họ vượt qua giai đoạn chuyển mình khó khăn này.
  • Giai đoạn năng lực trung bình – Nếu đã quen với việc nhận được khuyến khích khi học đạp xe, sự tự tin đó có thể sẽ giảm trong lần đầu tiên quyết định tự thực hành một mình khi không có bất kỳ sự cổ vũ và người hỗ trợ bên cạnh. Tại thời điểm này, năng lực nhân viên cao hơn nhưng vẫn cần được hỗ trợ. Mặc dù đã thành thục công việc, nhưng nhân viên cần thêm một số động viên để có thêm sự tự tin khi giải quyết vấn đề.
  • Giai đoạn nhân viên có năng lực chuyên môn cao – Cuối cùng, nhân viên đã đạt đến trình độ xử lý công việc một cách thành thục như một công việc đơn giản hằng ngày. Nhân viên trở nên đáng tin cậy trong mắt nhà lãnh đạo và được ủy quyền tự lập trong công việc và tự lập quyết định giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó.

Thúc đẩy phát triển tính hiệu quả của các nhà lãnh đạo

Vẫn có rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có một phong cách lãnh đạo tốt nhất để dẫn dắt đội ngũ. Các nhà quản lý cấp cao có nhiều kinh nghiệm khi dẫn dắt đội ngũ khẳng định rằng điều này hoàn toàn không chính xác. Trong doanh nghiệp, hãy lưu ý những phương pháp lãnh đạo mà những nhà quản lý giỏi nhất trong công ty thường áp dụng. Phần đông sẽ thấy họ thường điều chỉnh phong cách quản lý của mình để đáp ứng nhu cầu của từng nhân viên mà họ đang làm việc.

Các nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng không có một phong cách lãnh đạo tốt nhất để quản lý con người. Vì thế, nếu nhà lãnh đạo muốn cải thiện khả năng dẫn dắt mọi người đến mức hiệu suất cao hơn cần phải điều chỉnh phong cách của mình để phù hợp với trình độ phát triển của những người mà họ đang quản lý. Chương trình này đã được chứng minh và giúp các nhà quản lý luôn dẫn dắt mọi người đến với những thành công của họ hiện tại.

Theo Ken Blanchard



Chia sẻ:

Facebook Linkedin Email

bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. có một phong cách lãnh đạo nào áp dụng cho tất cả tình huống không (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.02 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Câu 1: Phong cách lãnh đạo 3
I. Các khái niệm về lãnh đạo 3
II. Phong cách lãnh đạo 4
1. Phân loại phong cách lãnh đạo 5
2. Lựa chọn phong cách lãnh đạo 16
Câu 1. Bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. Có một
phong cách lãnh đạo nào áp dụng cho tất cả tình huống không?
I. Các khái niệm về lãnh đạo
Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã từng nói "Lãnh đạo là người khiến ai đó
làm điều mà bạn muốn, như thể chính anh ta muốn làm điều đó". Vậy để trở thành
một nhà lãnh đạo, đòi hỏi bạn phải có những tố chất và kỹ năng đặc biệt mà chỉ nhà
lãnh đạo mới có. Đó có thể là Kỹ năng thu hút nhân sự; Kỹ năng động viên tinh thần;
Kỹ năng đồng cảm và thấu hiệu Hàng chục kỹ năng chuyên biệt dành cho nhà lãnh
đạo đã được CML biên soạn và huấn luyện đã, đang và luôn nhận được sự quan tâm
tích cực từ các chủ doanh nghiệp, các CEO và đông đảo cộng đồng quản lý cấp trung.
Nhưng trước khi tìm hiểu chi tiết về các kỹ năng đó, chúng ta cùng tìm hiểu về thuật
ngữ "Lãnh đạo".
Vậy lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ
cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ
chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình
lên trước, động viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người
quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải
hỗ trợ những họat động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin
đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con
người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các
mục tiêu của tổ chức.
“Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác, vì đôi
khi đó chỉ là sự mị dân. Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và thuyết phục
người khác vì đây chỉ là kỹ năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm
nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu


chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông
thường. Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt hơn là một môi
trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về quy định và
trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của
Page 1
từng cá nhân cũng như công việc của họ” (Peter.F.Drucker, Cách thức quản lý,
Butter-heinemann, trang 157).
Nhà lãnh đạo là người chủ động gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá
nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Chúng tôi cho
rằng: Hình vẽ dưới đây là định nghĩa trực quan và đầy đủ nhất về "Lãnh đạo".
Chữ LEADER (người lãnh đạo) được đúc kết từ những yếu tố sau:
• L (Learning - Học hỏi): Họ chắc chắn phải học hỏi được rất nhiều điều từ những
thất bại. Họ phải trải nghiệm thất bại bởi họ luôn luôn hành động. Nhưng, chính
những thất bại đó sẽ mang đến cơ hội thành công cho họ vì họ rút ra được kinh
nghiệm “xương máu” cho mình.
• E (Excitement - Sự sôi nổi, nhiệt huyết): Họ luôn sôi nổi và nhiệt huyết với những
tư tưởng, tầm nhìn của mình và có khả năng truyền những nhiệt huyết đó đến cho
mọi người.
• A (Asking – Biết đặt câu hỏi “Ai, khi nào, tại sao và điều gì xảy ra nếu ”): Họ
luôn đặt ra những câu hỏi, thích nghi nhanh và quyết định về các đề án hành động
khả thi nhất.
• D (Decisiveness - Quyết đoán): Họ phải hành động, quyết đoán và chịu mọi trách
nhiệm về các quyết định của mình. Họ phải biết rõ những quyết định nào là cần thiết
vì sự phát triển của công ty.
Page 2
• E (Elevation – Khích lệ, khuyến khích): Họ luôn biết cách làm phấn chấn tinh
thần nhân viên. Họ hiểu rõ tập thể sở hữu một sức mạnh to lớn. Họ luôn tìm kiếm
những nhân viên tiềm năng, động viên, khích lệ, khen thưởng và thăng chức cho
những con người xuất sắc đó.
• R (Risk - Mạo hiểm): Đôi khi họ sẽ đi ngược với con đường của đại đa số, nghĩ


đến những điều không ai nghĩ ra được và chia sẻ truyền thụ đến những người xung
quanh. Nếu đám đông không đồng ý, nhà lãnh đạo vẫn cương quyết đeo đuổi ý tưởng
của mình với niềm tin tuyệt đối. Nhà lãnh đạo giỏi là người biết chấp nhận rủi ro và
mạo hiểm.
II. Phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo là một quá trình tạo ảnh hưởng: Khả năng để thúc đẩy người khác
làm một việc gì đó, tin vào một điều gì đó và hành động theo một phương pháp nhất
định. Phong cách lãnh đạo là mô hình cư xử bạn sử dụng khi bạn cố gắng tạo ra
những ảnh hưởng của mình lên các nhân viên.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý
của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh
đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới
hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và
được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.
1. Phân loại phong cách lãnh đạo
Có nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo, nhưng theo tìm hiểu và đúc kết
chúng tôi đề cập đến một số cách tiếp cận cơ bản:
1.1. Theo mức độ tập trung quyền lực
1.1.1. Quan điểm của Kurt Lewin
Kurt Lewin (1939) đã dẫn đầu một nhóm các nhà nghiên cứu để xác định phong
cách lãnh đạo khác nhau. Nghiên cứu ban đầu này đã rất có ảnh hưởng và thành lập
ba phong cách lãnh đạo chính. Ba phong cách chính của lãnh đạo (US Army
Handbook, 1973) :
o Phong cách lãnh đạo độc đoán
o Phong cách lãnh đạo dân chủ
Page 3
o Phong cách lãnh đạo tự do
1.1.1.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi


quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của
mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính
xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ
lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
Nhà quản trị cũng thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ cấp dưới trong quá
trình thực hiên nhiệm vụ. thông tin được người lãnh đạo cung cấp ở mức tối thiểu cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ, thông tin một chiều từ trên xuống. phong cách lãnh đạo
độc đoán có thể áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt như tổ chức mới hình
thành chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt động hoặc một tổ chức đang trong tình trạng
trì trệ, thiếu kỷ luật, tự giác cần chấn chỉnh kịp thời hay công việc phải giải quyết
mang tính cấp bách…Nhưng nhìn chung phong cách lãnh đạo độc đoán không phát
huy được tính chủ động sang tạo của nhân viên.
Đặc điểm
o Nhà lãnh đạo nắm bắt thông tin;
o Các quyết định được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của nhà lãnh đạo;
o Thông tin một chiều (theo chiều dọc giữa cấp trên – cấp dưới).
Ưu điểm
o Dễ kiểm soát. Tạo sự nhất quán trong hoạt động;
o Giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm
o Không phát huy được tính chủ động sáng tạo của nhân viên. Dễ dẫn tới chống
đối bất mãn;
o Không tận dụng được hết năng lực của nhân viên.
Phạm vi áp dụng
o Tổ chức mới hình thành, chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt động;
Page 4
o Một tổ chức đang trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật, tính tự giác của nhân
viên;
o Công việc cần giải quyết mang tính cấp bách;


o Trình độ nhân viên thấp, chưa có kinh nghiệm. Cấp trên chưa tin tưởng cấp
dưới.
Các biến thể
o Độc tài: Nhà quản trị tự mình quyết định tất cả, những người thừa hành phải
thực hiện dưới sự đe dọa, trừng phạt.
o Chuyên chế: Nhà quản trị có một bộ máy chính quyền rộng lớn dưới quyền
điều khiển của mình.
o Quan liêu: Quyền uy của nhà quản trị có được là nhờ vào các quy chế mang
tính thứ bậc trong hệ thống bộ máy chính quyền.
1.1.1.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia
quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi
thảo các quyết định.
Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp
dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,
đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Theo quan điểm của Kurt Lewin thì phong cách dân chủ là phong cách tốt
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ người lãnh đạo biết tạo điều kiện để phát huy
tính chủ động, sang tạo của nhân viên, làm cho họ hiểu biết và quan tâm gắn bó với
công việc hơn. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo này không áp dụng ở những nơi chưa
thiết lập được kỷ cương, nề nếp, tự giác hoặc trong trường hợp công việc mang tính
cấp bách cần giải quyết kịp thời.
Page 5
LÃNH ĐẠO
NHÂN VIÊN
Muốn sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ có hiệu quả, nguời lãnh đạo cần
đủ bản lĩnh để không trở thành người thỏa hiệp vô nguyên tắc hay “theo đuôi” quần
chúng.
Đặc điểm
o Thu hút nhiều người;


o Có sự tham gia ý kiến tập thể;
o Thông tin hai chiều (theo chiều dọc, giữa cấp trên – cấp dưới).
Ưu điểm
o Phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên;
o Làm cho họ hiểu biết và quan tâm gắn bó với công việc;
o Khai thác tốt khả năng làm việc của nhân viên. Năng suất cao, kể cả không có
mặt của lãnh đạo.
Nhược điểm
Lạm quyền, mất kiểm soát.
Phạm vi áp dụng
o Mô hình công ty lớn, chuyên môn hóa cao, ổn định hoạt động;
o Nhân viên làm việc theo nề nếp, có tính kỷ luật cao;
o Nhà lãnh đạo có khả năng điều hành và kiểm soát tốt.
1.1.1.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết
định được đưa ra.
Page 6
LÃNH ĐẠO
Lấy ý kiến nhân viên
Phản hồi
NHÂN VIÊN
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân
tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm
đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ
thác một số nhiệm vụ nào đó.
Đặc điểm
o Nhà lãnh đạo ít tham gia vào hoạt động tập thể
o Nhà lãnh đạo để cấp dưới mình tự quyết định
o Thông tin chiều ngang (giữa các nhân viên cùng cấp với nhau trong tổ chức)


Ưu điểm
o Phát huy cao nhất khả năng chủ động, sáng tạo.
o Nhân viên có tính tự chủ cao.
Nhược điểm
o Hiệu quả công việc lệ thuộc vào năng lực của nhân viên.
o Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
Phạm vi áp dụng
Công việc mang tính độc lập và tự chủ cao. Ví dụ: tổ chức sự kiện, quảng cáo,
truyền thông,
1.1.2. Quan điểm của các nhà nghiên cứu khác
Có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền
tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong cách này theo tiếng
Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing; Delegating) nên còn được
gọi là “Phong cách lãnh đạo 3-Ds” (The 3-Ds of Management Style).
Page 7
NHÂN VIÊN
Truyền đạt ý tưởng
LÃNH ĐẠO
Phản hồi
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất
định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh;
cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
1.1.2.1. Phong cách lãnh đạo trực tiếp
Những nhà quản lý theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng họ phải
làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn
trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong
muốn đạt được.
o Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó
phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này
thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì.


Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, những gì màu mè và
kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ
thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa? - Thiết lập mục tiêu:
Nhà quản lý sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên, ví dụ: “Mục
tiêu của anh trong tháng này là phải bán được 15 chiếc xe ô-tô”. Khi mục tiêu đã
được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà
quản lý mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc
đẩy con người.
o Cách thức ra quyết định: “Tôi muốn anh dừng ngay những việc đang làm và giúp
Sue chuẩn bị một phòng họp dành cho hội thảo”. Nhà quản lý thường quyết định
phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề
cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp
hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện.
o Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà quản lý
thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công
việc. Cách đưa mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào lúc 11h
trưa và báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. Các nhà lãnh đạo này
thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế
nào để cải tiến công việc tốt hơn.
o Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong
cách trực tiếp cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự
hướng dẫn của họ. “Công việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã
nói với anh”. Đó là câu nói thể hiện thái độ hài lòng của họ đối với nhân viên.
Page 8
Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên
mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là
người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách
quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh
nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý
theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan


trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
1.1.2.2. Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận
Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo
luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi?
Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi,
những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản lý
là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một
cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc
thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến.
o Cách thức giao tiếp: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong
cách này. “Họ đi xung quanh bàn và tạo cho mọi người có cơ hội được những người
khác thảo luận về ý kiến của mình”. Nhà quản lý sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt
câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình.
Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi
nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ.
o Thiết lập mục tiêu: “Ingrid, bạn nghĩ mục tiêu bán hàng của chúng ta nên thiết lập
cho quý tư năm nay là gì?”. Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận
dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng
nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà quản lý này.
o Ra quyết định: “Chúng ta đang gặp vấn đề khó khăn về việc kiểm kê số lượng hàng
hóa hiện đang tồn kho. Bạn nghĩ chúng ta nên hành động như thế nào?”. Đó là cách
đặt câu hỏi trước khi ra quyết định của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Quyết
định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà quản
lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh
giá sự lựa chọn và ra quyết định.
o Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin: Nhà quản lý và nhân viên cùng
kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động
nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những
điều chỉnh khi thấy cần thiết.
Page 9


o Khen thưởng và ghi nhận công lao: “Jason, anh đã làm được một điều tuyệt vời khi
đưa ra cơ cấu tổ chức như thế này”. Các nhà quản lý ghi nhận những thành quả đóng
góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác
và gợi mở ra những ý tưởng mới.
Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả
lời cho các vấn đề như: “Mục tiêu của chúng ta là gì?”; “Tiêu chuẩn chất lượng
chúng ta cần là gì?”; “Tiến trình thực hiện công việc nên tiến hành như thế nào?”;
“Ai nên làm công việc này?”; “Dạng kiểm soát và thông tin phản hồi nào là cần
thiết?”. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có
chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà quản lý sẽ xác định những
gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì
sẽ xảy ra.
1.1.2.3. Phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó
Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những
cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc
đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. - Cách
thức giao tiếp: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một
chiều: “Tôi muốn anh sẽ phát biểu một bài diễn văn 15 phút về chương trình đền bù
mới của công ty trong buổi họp ngày thứ Ba”. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai
chiều: “Chúng ta hãy cùng thảo luận những việc cần làm trong kế hoạch tiếp thị mà
anh vừa thiết kế nhé!”. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách
ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện.
o Thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà
quản lý thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại
trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý
mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó. Khi đó, nhân viên
thường nói: “Tôi nghĩ ông chỉ muốn gợi ý cho việc thực hiện kế hoạch, chứ không
nghĩ ông lại muốn tôi thực hiện kế hoạch này”.
o Ra quyết định: “Barbara, công việc đó thực hiện thế nào là quyết định của bạn”.
Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có


quyền chọ lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà quản
lý phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết
định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà quản lý.
o Kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin: “Tôi muốn trong vòng 1
tuần, anh phải cập nhật xong toàn bộ dữ liệu cho việc thực hiện kế hoạch”. Nhà quản
Page
10
Quan tâm đến con người
Thấp Quan tâm đến công việc Cao
Cao
lý thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần
kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung
cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà quản lý không
nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan
trọng.
o Khen thưởng và ghi nhận kết quả: Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận
những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. “Helen, bạn đã vượt
qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành công việc. Bạn đã tìm ra được cách giải quyết
công việc rất tốt. Thật tuyệt vời”.
o Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và
động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không
cần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực
hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời
gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy
nghĩ chiến lược và lên kế hoạch.
o Mặc dù là ba phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý
chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và
giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay
đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo.
1.2. Theo mức độ quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người (Mô hình của


Đại học bang OHIO).
Căn cứ vào mức độ quan tâm của nhà quản trị đến công việc và mức độ quan tâm
đến con người (quan tâm đến nhu cầu của nhân viên và tạo các điều kiện thõa mãn
các nhu cầu của họ có thể chia thành 4 phong cách lãnh đạo (theo hình vẽ).
Page
11
Quan tâm đến con người
Thấp Quan tâm đến sản xuất Cao
Cao
Theo quan điểm các nhà nghiên cứu của Đại học bang OHIO, phong cách
S2 là tốt nhất. Tuy nhiên, lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể của mỗi công ty.
1.3. Theo phong cách lãnh đạo của R.Blake và J.Mouton.
o Phong cách 1.1: Nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến công việc và con người thấp.
Tình trạng hoạt động công ty sẽ xấu đi nếu nội bộ trì trệ và cấp dưới thiếu khả năng
làm việc độc lập. Ngược lại, trong trường hợp công việc đang tiến triển tốt, trình độ
và nhận thức của cấp dưới đã được nâng cao, phong cách này thể hiện mức độ ủy
quyền cao và tạo cơ hội tối đa cho cấp dưới độc lập giải quyết công việc.
Page
12
o Phong cách 1.9: Nhà lãnh đạo quan tâm tối đa đến con người, ít quan tâm đến công
việc.
o Phong cách 9.1: Nhà lãnh đạo quan tâm tối đa đến công việc, ít quan tâm đế con
người. Mang tính độc đoán cao, chỉ thích hợp những trường hợp nhất định
o Phong cách 9.9: Nhà lãnh đạo quan tâm tối đa đến cả công việc và con người. Đây là
phong cách quản trị theo tinh thần đồng đội, hướng nhân viên toàn tâm toàn ý đến
công việc chung, trên cơ sở của mối quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
o Phong cách 5.5: Nhà lãnh đạo quan tâm đến công việc và con người ở mức độ vừa
phải. Đây là phong cách đảm bảo sự cân đối hòa hài giữa các yếu tố.
2. Lựa chọn phong cách lãnh đạo


Từ việc nghiên cứu các dạng phong cách lãnh đạo ta thấy mỗi phong cách lãnh
đạo có những đặc trưng riêng, có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Khó có
thể tìm thấy một phong cách lãnh đạo duy nhất đúng trong mọi hoàn cảnh, ngay cả
đối với phong cách lãnh đạo dân chủ đã được rất nhiều nhà lãnh đạo và nhân viên
đánh giá cao. Điều này cho thấy nhà quản trị cần biết lựa chọn đúng phong cách đối
với từng hoàn cảnh hay tình huống cụ thể. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo tùy
thuộc vào 3 yếu tố sau:
• Đặc điểm của nhà quản trị: trình độ, năng lực, sự hiểu biết và tính cách của nhà
quản trị.
• Đặc điểm của nhân viên: trình độ, năng lực, sự hiểu biết về công việc và phẩm
chất của nhân viên.
• Đặc điểm của công việc cần giải quyết: tính cấp bách, mức độ phức tạp, tầm
quan trọng của công việc.
2.1. Một số căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo
Phong cách được chọn là phong cách nhằm tối đa hóa năng suất và sự thỏa
mãn nhu cầu. Phong cách lãnh đạo sẽ giúp tổ chức tồn tại và phát triển trong mọi
hoàn cảnh.
2.1.1. Đặc điểm của người dưới quyền:
− Năng lực, trình độ, kinh nghiệm
o Kém  độc đoán
o Tốt  dân chủ
o Tốt + đạo đức tốt  tự do
− Cá tính
o Ngổ ngáo, chống đối  độc đoán
o Đóng góp, tập thể  dân chủ
Page
13
o Sáng tạo  tự do
− Tuổi tác (tương đối)
o Lớn tuổi  dân chủ, tự do


o Nhỏ tuổi  độc đoán
− Giới tính
o Nữ  độc đoán
o Nam  dân chủ, tự do
2.1.2. Đặc điểm của tập thề
− Tập thể mới thành lập  độc đoán
− Tập thể ổn định  dân chủ, tự do
2.1.3. Tình huống cụ thể
− Bất trắc, bất đồng, gây hoang mang  độc đoán
− Tầm quan trọng  dân chủ
2.1.4. Đặc điểm của nhà quản trị
− Vật chất
− Tình cảm
− Phong cách lãnh đạo
2.2. Lãnh đạo theo tình huống
Lãnh đạo theo tình huống bao gồm việc sử dụng 4 phong cách quản lý khác
nhau:
− Quản lý kiểu hướng dẫn : Với phong cách này, nhà quản lý sẽ hướng dẫn nhân viên
làm thế nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự
mình đưa ra hầu hết quyết định.
Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc đối với
những người thực hiện công việc không tốt. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng
một phong cách này thì sẽ trở thành tiểu tiết, độc đoán.
− Quản lý kiểu tư vấn, hay kiểu "ông bầu" : Với phong cách này, nhà quản lý sẽ liên tục
đưa ra các định hướng và buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham
gia vào quá trình ra quyết định. Để thực hiện được điều này, cần lôi kéo . kiến của
nhân viên, trả lời các câu hỏi được nêu ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc với từng
cá nhân. Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là những người mới đối
với công việc nhưng cũng chưa đủ kỹ nǎng hoặc sự tự tin về khả nǎng thực hiên
công việc của mình


− Quản lý kiểu hỗ trợ : Nhà quản lý sử dụng phong cách này khi nhân viên của anh ta
đã có khả nǎng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin. Theo
phong cách này, nhà quản lý như là nơi để nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn
bạc về những khó khǎn. Tuy nhiên, thay vì giải quyết hộ họ những khó khǎn đó, nhà
Page
14
quản lý chỉ hỗ trợ họ. Làm như vậy sẽ tǎng cường tính độc lập và sự tự tin của nhân
viên.
− Phong cách phân cấp hay uỷ quyền : Bạn sử dụng phong cách này với những nhân
viên có cả kỹ nǎng và sự tự tin trong khả nǎng thực hiện một công việc. Xét trên
nhiều giác độ, nhân viên như vậy tự quản lý mình và chỉ yêu cầu ở bạn những mục
tiêu hoặc dự án mới, hoặc khi cần sự trợ giúp ở bạn.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, nếu bạn sử dụng phong cách này trước khi nhân viên
đã sẵn sàng trong công việc thì họ có thể cảm thấy rằng, bạn đã bỏ rơi họ.
Page
15
Một nhà lãnh đạo giỏi sử dụng cả ba phong cách, tùy thuộc vào những gì các
lực lượng tham gia giữa những nhân viên, người lãnh đạo, và tình hình. Một số ví dụ
bao gồm:
Sử dụng một phong cách độc đoán về một nhân viên mới chỉ học tập công
việc. Người lãnh đạo có thẩm quyền và một huấn luyện viên tốt. Người lao động
được động lực để học một kỹ năng mới. Tình hình là một môi trường mới cho người
lao động.
Sử dụng một phong cách có sự tham gia với một đội ngũ người lao động biết
công việc của họ. Nhà lãnh đạo biết được vấn đề, nhưng không có tất cả các thông
tin. Các nhân viên biết công việc của họ và muốn trở thành một phần của đội bóng.
Sử dụng một phong cách tự do với một nhân viên những người hiểu biết nhiều
hơn về công việc hơn bạn.Bạn không thể làm tất cả mọi thứ và nhân viên cần làm chủ
công việc của họ! Ngoài ra, điều này cho phép bạn được ở những nơi khác, làm
những việc khác.


Sử dụng tất cả ba: Nói cho nhân viên của bạn là một thủ tục không làm việc
một cách chính xác và một cái mới phải được thành lập (độc). Xin ý tưởng và đóng
góp của họ vào việc tạo ra một thủ tục mới (dân chủ). Quyền các nhiệm vụ để thực
hiện các thủ tục mới (tự do).
Lực lượng ảnh hưởng đến phong cách mới để được sử dụng bao gồm:
o Bao nhiêu thời gian có sẵn.
o Mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay thiếu tôn trọng không?
o Ai có thông tin - bạn, các nhân viên của bạn, hoặc cả hai?
o Nhân viên của bạn được đào tạo tốt như thế nào và như thế nào bạn biết những
công việc.
o Nội bộ xung đột.
o Mức độ căng thẳng.
o Loại công việc. Là nó có cấu trúc, phi cấu trúc, phức tạp, hay đơn giản?
o Pháp luật, thủ tục thành lập như kế hoạch OSHA hoặc đào tạo.
Phương pháp tiếp cận tích cực và tiêu cực
Có một sự khác biệt trong cách các nhà lãnh đạo tiếp cận nhân viên của
họ. Các nhà lãnh đạo tích cực sử dụng các phần thưởng, chẳng hạn như độc lập, giáo
dục, vv để thúc đẩy nhân viên. Trong khi người sử dụng lao động tiêu cực nhấn mạnh
hình phạt. Trong khi các phương pháp tiếp cận tiêu cực có một vị trí trong tiết mục
Page
16
của nhà lãnh đạo của các công cụ, nó phải được sử dụng cẩn thận do chi phí cao trên
tinh thần của con người.
Các nhà lãnh đạo tiêu cực hành động độc đoán và cao hơn với những người
dân. Họ tin rằng cách duy nhất để có được những điều thực hiện là thông qua hình
phạt, chẳng hạn như mất việc làm, ngày nghỉ không lương, khiển trách nhân viên
trước mặt người khác, vv Họ tin rằng thẩm quyền của chúng tăng lên đáng sợ tất cả
mọi người thành các cấp độ cao hơn năng suất. Tuy nhiên, những gì luôn luôn xảy ra
khi phương pháp này được sử dụng một cách sai lầm là tinh thần rơi, trong đó tất
nhiên dẫn đến giảm năng suất.


Cũng lưu ý rằng hầu hết các nhà lãnh đạo không chặt chẽ sử dụng một hoặc
một, nhưng là một nơi nào đó trên một liên tục khác nhau, từ rất tích cực rất tiêu
cực. Những người liên tục làm việc ra khỏi những tiêu cực là ông chủ trong khi
những người chủ yếu làm việc với cực dương được coi là nhà lãnh đạo thực sự.
Thự tiễn cho thấy nhà lãnh đạo giỏi là người biết kết hợp đúng đắn các dạng
phong cách lãnh đạo phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể và biết thay đổi phong cách
lãnh đạo khi nó không còn phù hợp với sự phát triển của tổ chức và các thành viên.
2.3. Làm thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công?
8 đặc điểm Zimmerman Lehman đã tìm kiếm cho hình mẫu lãnh đạo lí tưởng:
1. Tầm nhìn : Có khả năng nhìn vào tương lai bằng một ngôn ngữ đơn giản nhưng hiệu
quả : Một sự nhấn mạnh ở cái gì sẽ xảy ra hơn là điều gì đang xảy ra. Đó là đặc điểm
mà hầu hết những giám đốc đều cần để là một nhà lãnh đạo tốt. Cuộc bầu cử của
chúng ta có 2 cách nhìn rất khác nhau về tương lai, cho dù bạn có thích nó hay không.
" Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King và " Tôi không muốn một cuộc cách
mạng mà trong đó tôi không là gì cả" của Emma Goldman là 2 trường phái tôi thích
nhất. Một nhà lãnh đạo phải có khả năng mường tượng một cách rõ ràng thành công
sẽ như thế nào và công ty làm sao để đến được đó.
2. Bạn phải hiều làm sao để thúc đẩy người khác. Dolores Huerta và Ceasar Chavez
đã nâng cao tinh thần của những nông dân bằng một cái nhìn về một cuộc sống mới
tốt hơn với những điều kiện làm việc hiệu quả. Trong khi những người thuộc thế giới
không lợi nhuận không thể đưa ra những mức lương cao hơn, họ có những động lực
khác. Những động lực đơn giản nhưng không thể chối cãi bao gồm: Sự khen ngợi
(nói với họ rằng họ thật sự đã làm rất tốt, và không ai có thể thay thế được), đánh giá
cao (một câu nói "cám ơn" đơn giản sẽ tạo ra được lòng tin nơi nhân viên của bạn ),
và sự công nhận (giải thưởng, sự tin cậy hay một lá thư tiến cử). Học cách đưa ra
Page
17
những phản hồi tích cực là một điều căn bản! Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội
là cách tốt nhất để tạo nên sự hợp tác và trách nhiệm. Đôi khi, chúng ta cũng cần
những động lực bằng cách thể hiện quan điểm một cách rõ ràng về những hệ quả của


một số hành động không tốt.
3. Một đặc điểm mới, một cụm từ vừa bước vào cách đây chừng một thập kỉ, đó là sự
nhạy bén về cảm xúc (EI). Vài người gọi nó là"nhìn sâu vào bên trong hay tìm
hiểu những cảm xúc của người khác". Nó từng được định nghĩa như thông cảm
nhưng bây giờ khi tìm kiếm về EI bạn sẽ thấy hàng triệu cách lí giải khác nhau. "EI"
bao gồm xác định, sử dụng, hiểu và điều khiển cảm giác. Cả Oprah và Madonna có
thể nhìn xuyên đám đông với cách mà không ai bắt chước được, và chính EI là một
phần tạo nên thành công rực rỡ của họ. Có thể "đọc" được người khác (hiểu những gì
họ cần và muốn) là một điều vô giá. Và hàng triệu người sẽ nói rằng nếu bạn không
được sinh ra với điều này, bạn đều có thể học nó!
4. Bạn phải có khả năng ủy quyền cho những người khác:Hướng dẫn nhân viên của
bạn làm cách nào để hoàn thành nhiệm vụ- đừng làm điều đó thay cho họ,ngay cả khi
bạn có thể làm điều đó nhanh hơn rất nhiều vì bạn sẽ không bao giờ đủ thời gian.Nói
với họ những điều bạn mong muốn ở họ, đưa cho họ những công cụ họ cần để làm
việc và hãy để tự họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Hãy học cách lắng nghe, đó là
điều cần thiết nhất trong quá trình ủy quyền.
5. Bạn phải là một người đáng tin cậy: Hành động của bạn phải đi liền với lời nói.
Điều đó sẽ giúp những người có quan điểm khác với bạn cũng sẽ rất khâm phục bạn.
Bởi vì không ai có thể nghe lời một người lãnh đạo không trung thực và thiếu công
bằng.
6. Một người lãnh đạo phải biết chấp nhận rủi ro và thử thách: Điều này nghe có vẻ
lỗi thời nhưng nếu như bạn chỉ làm những gì giống như mọi người đã làm,bạn sẽ chỉ
nhận được nhiêu đó mà thôi. Hãy mạnh dạn với những thử thách bởi vì nó sẽ đem lại
cho bạn những kết quả xứng đáng.
7. Một người lãnh đạo phải tập trung và kiên định: Đó chính là sự xác định mục tiêu
và tuân thủ những mục tiêu đặt ra.Biết mình cần phải làm gì và thực hiện được nó
(hoặc ủy quyền cho ai đó có khả năng thực hiện được) chính là một nhân tố quan
trọng làm nên một lãnh đạo giỏi.
8. Và cuối cùng, người lãnh đạo cần một chút hài hước: Khả năng mỉm cười trước
mọi người biểu hiện một trình độ hiểu biết và là một cách dễ dàng nhất để làm cho


mọi người có thiện cảm với bạn. Hài hước sẽ là một liều thuốc cho sự căng thẳng
nhưng nó sẽ là không phù hợp nếu như có dùng để chế giễu hay xem thường ai đó.
Hãy cố gắng rèn luyện để có được những đức tính này để trở thành một nhà
lãnh đạo tốt.Nếu như bạn không có đủ hết chúng, thì rèn luyện sẽ giúp bạn. Nhận biết
Page
18
được những gì mình đã có và những gì mình cần phải bổ sung thêm là một điều cần
thiết.

KẾT LUẬN
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển, cùng với
tốc độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và nên kinh tế thị trường như hiện nay thì
vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của các nhà lãnh đạo cần phải thay đổi liên tục, bởi
phong cách phụ thuộc một phần vào thời kỳ lịch sử và văn hóa dân tộc…Do vậy, mỗi
môi trường khác nhau sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau.
Để trở thành một nhà lãnh đạo thành công thì trước hết cần tìm hiểu và nắm kỹ
các phong cách lãnh đạo. Sau đó căn cứ vào tình hình doanh nghiệp mà chọn ra cho
mình một phong cách lãnh đạo thích hợp nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, giải quyết
xung đột cũng là một kỹ năng cần thiết đối với nhà lãnh đạo. Một nhà quản lý tài ba
phải kiếm soát được mức độ xung đột trong doanh nghiệp của mình sao cho vừa đủ
để kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng suất và hiệu quả trong công
việc
Page
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị học – Phan Thị Minh Châu – Nhà xuất bản Phương Đông 2011
2. Quản trị học – Đỗ Văn Khiêm
3. Cách thức quản lý - Butter-heinemann
4. Tham khảo www.cheesegroup.com
5. http://www.emotino.com/bai-viet/16135/tam-dac-diem-cua-phong-cach-lanh-


dao
6. http://effortlessenglish.com.vn/forum/threads/246-Cac-phong-cach-lanh-
dao.html?s=0fba5ca396e13e8551a96ba2bc472aaa
7. http://www.kynang.com.vn/ky-nang-lanh-dao/185-ba-phong-cach-lanh-dao-
lon.html
8. http://doanhtuan.wordpress.com/2009/12/29/lanh-d%E1%BA%A1o-la-gi/
9. http://changemylife.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=147&Itemid=27
10. www.doanhnhan360.com
11. http://www.royal.vn/hoc-kinh-doanh/ky-nang-mem/205-khoa-hoc-giai-quyet-
xung-dot-trong-cong-ty.html
12. http://www.goffice.vn/vn/dong-hanh-va-chia-se-cung-doanh-nghiep.html
13.
Page
20

Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Bởi

Ai Nhi

-

August 26, 2021

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Linkedin

Tumblr

Phong cách lãnh đạo độc đoán (hay lãnh đạo chuyên quyền) đôi lúc sẽ khiến nhân viên cảm thấy thiếu tôn trọng và không có cảm tình tốt với nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, đây lại là phong cách lãnh đạo được đánh giá là có năng suất hiệu quả cao.

Tại sao không áp dụng một phong cách lãnh đạo cho mọi tình huống
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Mục lục

  • 1 Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
  • 2 Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo độc đoán
    • 2.1 Steven Jobs
    • 2.2 Jack Welch
    • 2.3 Bill Gates
    • 2.4 Jeff Bezos
  • 3 Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
    • 3.1 Ưu điểm
    • 3.2 Nhược điểm
  • 4 Kết luận

Cách ứng dụng 3 phong cách lãnh đạo cho nhà quản lý

Bởi

Mai Anh

-

August 27, 2021

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Linkedin

Tumblr

Mỗi phong cách lãnh đạo đều mang những đặc trưng khác nhau và phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về 3 phong cách lãnh đạo cho nhà quản lý và cách sử dụng chúng!

Mục lục

  • 1 Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?
  • 2 Cách ứng dụng 3 phong cách lãnh đạo
    • 2.1 1. Phong cách lãnh đạo quyền uy
    • 2.2 2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
    • 2.3 3. Phong cách lãnh đạo tự do
  • 3 Kết luận

I. Phong cách lãnh đạo là gì ?

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

Tại sao không áp dụng một phong cách lãnh đạo cho mọi tình huống

Mỗi một một vị lãnh đạo đều có một phương pháp lãnh đạo ưa thích nhưng cũng có kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Lãnh đạo thường cảm thấy thoải mái nhất trong một phong cách, nhưng họ vẫn hiểu rằng phải chọn những phong cách hoặc điểm nhìn khác đề phù hợp trong tình huống vì thế hay có thuật ngữ “ Lãnh đạo tình huống”