Viêm tuyến sữa phải làm sao

Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu. Bệnh xuất hiện vào khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sản phụ cho con bú, nên bệnh mới có tên gọi là viêm tuyến sữa sau sinh.

Nguyên nhân

Vi khuẩn gây bệnh đa số là tụ cầu vàng và liên cầu, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là sữa tươi ngưng tụ, vú tiết sữa không thông. Tại sao lại thường gặp bệnh này ở những sản phụ sinh con lần đầu? Nguyên nhân chủ yếu là do sinh con lần đầu, da đầu núm vú còn non nớt, lại thêm cho con bú lần đầu thường không đúng cách, khiến bé cứ lôi kéo, ma sát nhiều, gây tổn thương da đầu núm vú, hình thành những vết nứt. Đặc biệt ở những sản phụ núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé, đầu vú của sản phụ sẽ nứt rộng hơn. Khi đầu vú đã nứt thì cho con bú sẽ gây đau, sản phụ sẽ cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa, khi đó một lượng lớn sữa, các sản vật của sữa sau khi phân giải là nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.

Triệu chứng: Bệnh nhân bỗng nhiên cảm thấy ớn lạnh, người nóng ran, bầu vú cứng lại, nổi lên từng cục hồng và gây đau đớn. Nếu kịp thời dùng thuốc kháng sinh thì bệnh tình sẽ được khống chế rất nhanh. Nếu điều trị không kịp thời hoặc không điều trị, thì bệnh sẽ nặng lên rất nhanh, đau đớn cục bộ, ấn nhẹ vào cũng rất đau, sốt cao không hạ, dẫn tới mưng mủ cục bộ, thậm chí dẫn tới chứng bại huyết. Vì vậy, tích cực đề phòng và trị liệu bệnh này là một trong những nội dung quan trọng nhất của bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em sau sinh.

Điều trị: Cần điều trị càng sớm càng tốt, ngay từ khi bệnh mới phát. Khi cho con bú mà cảm thấy đau đầu vú, thì sau khi con bú hãy bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ, dầu gan cá. Nếu đầu vú đã nứt, có thể tạm dừng cho bé bú trực tiếp mà hãy dùng dụng cụ hút sữa, hút sữa ra cho bé bú, hoặc dùng núm trợ bằng silicon hoặc cao su. Nếu đã viêm tuyến sữa cấp tính thì bắt buộc phải uống kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Nếu đã mưng mủ thì bắt buộc phải rạch để lấy hết mủ ra. Ngoài ra có thể kết hợp uống các loại thanh nhiệt giải độc của Đông y, hiệu quả sẽ càng tốt hơn.

Đề phòng

Việc đầu tiên phòng nứt đầu vú là trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày, nhất là từ khi mang thai 5 tháng, nên rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn, khiến lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho con bú sẽ không bị nứt nữa. Tiếp đến, cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 -15 phút là đủ, không để trẻ ngậm đầu vú ngủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu bú không hết thì hút sữa ra. Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại. Nếu có điều kiện bạn nên tận dụng sự tư vấn, giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.


Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài. Tắc tia sữa (tuyến sữa) là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa hay lỗ núm vú bị tắc và sữa không chảy ra được, hiện tượng này rất thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và đôi khi cũng xảy ra trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Viêm tuyến sữa phải làm sao

 

Cơ chế quá trình tiết sữa

Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên nếu trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Viêm tuyến sữa phải làm sao

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:

- Vừa mới sinh con: một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.

- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

- Ngực chịu áp lực: mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.

- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.

- Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

- Mẹ không cho bú thường xuyên: nếu không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.

- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

Triệu chứng

Dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể chú ý thấy một số dấu hiệu nhận biết mình đang bị tắc tia sữa:

Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.

Ngực căng cứng và to hơn so sới bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần, cảm giác đau nhức.

Tắc tia sữa thành cục cứng. Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.

Ngực sưng nóng đỏ.

Đôi khi tắc tia sữa gây sốt.

Biến chứng

Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:

- Viêm tuyến vú

- Áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú

Hiện nay các phương pháp ứng dụng vật lí để điều trị viêm tắc tia sữa có rất nhiều ưu điểm và mang lại kết quả điều trị cao.

Hầu hết các bệnh nhân đến với chúng tôi có kết quả điều trị tốt ngay từ ngày đầu tiên. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng tổn thương cụ thể trên từng bệnh nhân mà có các các phác đồ điều trị riêng chuyên biệt.

 Phương pháp vật lí trị liệu thấy rõ ưu điểm như:

Làm tan nhanh chóng các vị trí tuyến sữa bị đông kết và vón cục.

Không gây sang chấn tổn thương các tuyến sữa bị viêm tắc và hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.

Không cần sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm toàn thân.

Trong thời gian điều trị vẫn duy trì cho con bú bình thường tránh mất sữa và bỏ ti mẹ.

Các phương pháp vật lí như:

+ Điều trị bằng các phương pháp nhiệt: Tác dụng giảm đau, giảm co thắt tổ chức, tăng cường quá trình chống viêm và tăng tái sinh tổ chức làm nhanh liền vết thương.

+ Điều trị bằng siêu âm: Có tác dụng giảm đau, làm mềm tổ chức, tăng các phản ứng sinh học và tăng quá trình chuyển hóa lên tổ chức giúp quá trình tái tạo tổ chức diễn ra nhanh hơn.

+ Điều trị bằng laser: Làm giảm phù nề tổ chức, chống viêm giảm đau và tăng hoạt tính nguyên bào sợi, quá trình tổng hợp collagen có vai trò quan trong trong tái tạo tổ chức mô.

Ngoài ra, tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị phù hợp mang lại hiệu quả điều trị.

Khuyến cáo: Khi bênh nhân thấy có các triệu chứng trên cần đến ngay khoa Vật lí trị liệu- Phục hồi chứng năng để được thăm khám và điều trị kịp thời.