Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

“Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay


Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông


Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà Quanh đi đến phố hàng Da Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”


Bài thơ phía trên muốn nhắc đến một địa điểm vô cùng nổi tiếng tại mảnh đất kinh kì mà hầu như ai ai cũng đều biết đến. Đó chính là khu vực 36 phố phường Hà Nội sầm uất, nhộn nhịp một thời, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về đất và con người thủ đô.

>>> Đọc thêm: Top Những Điểm Tham Quan Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội 


 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

36 phố phường cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về đất và con người cố đô


36 phố phường Hà Nội là khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý - Trần. Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.

Và tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây.... Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt. Nếu ai đã có dịp xem qua bộ phim Long thành cầm giả ca thì hẳn có thể mường tượng ra không khí cổ kính của kinh thành Thăng Long ngày trước.


 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Khung cảnh nhộn nhịp của 36 phố phường ngày xưa


>>> Đọc thêm: Phố Hàng Đào Ở Hà Nội 

Có nhiều tư liệu cho rằng Hà Nội 36 phố phường là thông tin chưa chính xác, vì điều đó hoàn toàn không được đề cập trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và đã phát triển lên hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” vào cuối thế kỷ 19. Trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật viết về khu vực này, nếu cộng tất cả các con phố trong bài viết thì số lượng vẫn trên 36. Nhưng tại sao lại có tên gọi Hà Nội 36 phố phường?

Để giải thích cho câu hỏi này phải nhắc đến tác phẩm nổi tiếng Hà Nội băm sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam. Cuốn sách 70 trang này được giới chuyên môn đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng đặc tả vẻ đẹp Hà Nội. Bằng lối văn nhẹ nhàng, tươi sáng, pha chút dí dỏm, Thạch Lam đã đưa người đọc lang thang trong một Hà Nội thanh lịch, vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa sang trọng vừa dân dã.

Tác phẩm này này đã khắc sâu vào tâm thức người đọc về vẻ đẹp của một Hà Nội rất riêng biệt mà hầu như các tác phẩm viết về Hà Nội trước đó khó có thể so sánh được. Hẳn là vì thế, nên dù 36 phố phường Hà Nội có thật hay không thì người ta cũng đã quen cách gọi như vậy thông qua tựa đề của tác phẩm này.


 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả về một hình ảnh Hà Nội duyên dáng và thanh lịch


>>> Đọc thêm: Long Biên Vào Danh Sách 5 Chợ Thú Vị Nhất Đông Nam Á

Phố cổ có lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những thế kỉ 18,19. Những ngôi nhà thoạt nhìn có vẻ lụp xụp nhỏ bé, nhưng người dân bày trí rất khéo léo và hợp lý, có thể phục vụ đầy đủ vật chất cho một ngôi nhà đúng chuẩn.


 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Phố cổ được xây dựng chủ yếu từ những thế kỉ 18, 19


Trải qua nhiều năm tháng cùng với những biến động trong từng giai đoạn lịch sử, phố phường Hà Nội hiện tại đã có nhiều thay đổi khác xưa. Hầu hết các tên phố xưa đã được thay bằng tên khác, số lượng cũng có chút đổi khác. Tuy nhiên vẫn còn một số con phố vẫn giữ nguyên tên cũ như một cách gợi nhắc về quá khứ một thời vẻ vang của 36 phố phường Hà Nội xưa
 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Phố Hàng Mã hiện tại đang kinh doanh các mặt hàng đèn lồng rất bắt mắt


Ngày nay, đa phần các con phố đã đổi mặt hàng buôn bán, không còn sản xuất những mặt hàng theo tên gọi như khi xưa nữa. Như phố Hàng Khoai không bán khoai nữa mà thay bằng bán bát đĩa, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới, phố Hàng Đường thì nổi tiếng với mặt hàng Ô Mai – món ăn đặc sản Hà Nội,…
 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Phố Hàng Đường có mặt hàng kinh doanh chính là ô mai


>>> Đọc thêm: Top Những Món Ăn Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội

Dù thế, một số ít con phố nơi đây vẫn duy trì việc kinh doanh các mặt hàng như ngày trước. Chẳng hạn, phố Hàng Chiếu vẫn còn bán mặt hàng chiếu với sự đa dạng mẫu mã, Hàng Thiếc vẫn bán các mặt hàng liên quan đến thiếc,… nhưng tỉ lệ số tên phố bán mặt hàng theo tên như xưa còn lại rất ít.


 

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Phố Hàng Chiếu vẫn còn bán mặt hàng chiếu với sự đa dạng mẫu mã như thuở xưa


36 phố phường trong khu phố cổ Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ những dấu tích văn hóa xa xưa của mảnh đất kinh kì huyền thoại mà nó còn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Nội. Một nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt gây cuốn hút biết bao du khách, là niềm tự hào không chỉ của riêng con người thủ đô mà còn cho tất cả người dân nước Việt.

Xem thêm:

Phở - Món Ăn Quốc Hồn Quốc Túy Của Người Việt

Chả Cá Lã Vọng - Đặc Sản Ẩm Thực Hà Thành

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Rất hữu ích

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Hữu ích

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ
Không hữu ích

Việt Nam cổ bao nhiêu khu phố cổ

Nguồn ảnh: Pixabay

Dạo quanh Phố Cổ Hà Nội là hoạt động không thể thiếu khi đi du lịch thủ đô. Bỏ túi cẩm nang khám phá Phố Cổ Hà Nội cực chi tiết dưới đây, #teamKlook nhé! 

Trong các lịch trình du lịch Hà Nội tự túc hay theo tour, Phố cổ Hà Nội là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào. Đây không chỉ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, mà còn là nơi lưu giữ dấu vết thăng trầm của thời gian nơi những ngôi nhà cổ kính, những con đường mang nặng ký ức lịch sử, hay nét văn hóa Hà thành được lưu truyền từ nghìn đời qua từng nếp nhà.

Để có một chuyến tham quan phố cổ Hà Nội thuận lợi, suôn sẻ, hãy cùng Klook Vietnam tìm hiểu về khu phố đặc biệt này, và chia sẻ những kinh nghiệm vui chơi tại đây nhé.

Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vực phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm.

Khi ấy, dân cư từ các làng xung quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ tề tựu về khu vực này sinh sống, hình thành những khu phố nghề đặc trưng, và trở thành nơi giao thương sầm uất nhất kinh thành. Đến đời Lê, một số Hoa kiều đến đây lập nghiệp và thành lập nên các khu phố Tàu. Vào thời Pháp thuộc, người Ấn và người Pháp cũng đến đây buôn bán. Chợ Đồng Xuân cũng được lập nên từ đây, với hệ thống đường ray xe điện Bờ Hồ - phương tiện giao thông một thời rất phổ biến ở Hà Nội.

Ngày nay, khu phố này không những là nơi mua bán nhộn nhịp nhất Hà Nội, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất nhiều người đến tham quan, nhất là khi tuyến phố đi bộ Hà Nội được mở ngang qua đây.

Hà Nội có nhiều phố cổ nhưng nơi hay được nhắc đến và tham quan nhiều nhất là khu phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có tổng diện tích khoảng 100ha, bao gồm 76 tuyến phố thuộc 10 phường. Đây cũng là nơi được chính quyền sở tại quan tâm bảo tồn, gìn giữ.

Theo đó, #teamKlook lưu ý rằng, “Hà Nội 36 phố phường” là cách gọi mang tính ước lệ dành cho khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả phố cổ.

Các con phố đa số được đặt tên theo các làng nghề được hình thành từ xưa, với chữ “Hàng” phía trước như: Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, v.v.

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được nghề truyền thống như: Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Một số khác tuy không còn làm nghề truyền thống, nhưng vẫn tập trung bán một loại hàng hóa nhất định, ví dụ như: phố Hàng Quạt bán đồ thờ cúng, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên các dịch vụ du lịch.

Mỗi phố nghề ở đây đều mang một đặc trưng riêng biệt, đem lại những ấn tượng và cảm nhận khác nhau. Đến thăm phố cổ, bạn sẽ phần nào mường tượng được bức tranh xã hội, văn hóa, kinh tế của người dân Thăng Long từ nghìn xưa.

Khu phố cổ Hà Nội tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, gần hồ Hoàn Kiếm, và được xác định theo phạm vi như sau: 

  • Phía Bắc là đường Hàng Đậu. 

  • Phía Tây là đường Phùng Hưng. 

  • Phía Nam là các đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng. 

  • Phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Hoạt động chính ở phố cổ Hà Nội là tham quan các khu phố, các di tích lịch sử như: đình, đền, chùa, hội quán. Ngoài ra, bạn còn có thể dạo qua các ngôi chợ lớn, đặc biệt là chợ Đồng Xuân.

Nếu đã có ý định đi thăm phố cổ thì chắc chắn không thể nào bỏ qua hồ Hoàn Kiếm, còn gọi là hồ Gươm, nơi được coi là trái tim của thủ đô Hà Nội. Từ hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể ngắm Tháp Rùa, Tháp Bút, hay tham quan quần thể Đền Ngọc Sơn nằm trên Đảo Ngọc. À, #teamKlook nhớ thưởng thức món kem Tràng Tiền khi ghé hồ Hoàn Kiếm nhé.

Góp mặt ở khu phố cổ Hà Nội từ năm 1889, chợ Đồng Xuân được xem là ngôi chợ lớn nhất Hà Nội, nơi đầu mối cung cấp hàng hóa cho khắp các tỉnh phía Bắc. Bạn có thể tìm thấy tất tần tật mọi thứ ở chợ Đồng Xuân, đặc biệt là vải vóc quần áo, đồ gia dụng, hàng điện tử.

Điều thu hút hơn cả chính là ngõ chợ Đồng Xuân nằm bên cạnh chợ, bởi đây chính là tọa độ ăn uống không thể bỏ qua của dân Hà thành cũng như du khách. Ăn hàng ở chợ Đồng Xuân chắc chắn là trải nghiệm thú vị cho những ai muốn khám phá, thưởng thức ẩm thực Hà Nội thuần túy.

Vào tối thứ 6, 7, và Chủ Nhật hàng tuần, chợ Đồng Xuân có cả phiên chợ đêm rất nhộn nhịp nữa đó #teamKlook.

Một trong những con phố thu hút các bạn trẻ đến check-in nhất đó là phố Hàng Mã, một nơi rất nổi bật bởi những màu sắc của những món đồ thủ công. Không chỉ có đồ thờ cúng, phố Hàng Mã còn có những mặt hàng mang đậm dấu ấn văn hóa như: lồng đèn, trống, đầu lân, mặt nạ, đồ chơi dân gian, v.v.

Đặc biệt, mỗi khi có dịp lễ Tết, khu phố Hàng Mã càng trở nên rực rỡ hơn dưới ánh đèn – một phông nền quá “xịn sò” cho bạn chụp ảnh. Phố Hàng Mã mà lên đèn rồi thì bạn phải lên đồ ngay thôi.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất của Hoàng thành Thăng Long còn sót lại gần như nguyên vẹn. Ô Quan Chưởng mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn, với vọng lâu và cổng tam quan. Địa danh này vốn có tên là Ô Đông Hà, nhưng về sau được gọi là Ô Quan Chưởng bởi di tích lịch sử này gắn liền với sự hy sinh giữ thành của một viên Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn.

Một không gian văn hóa đặc sắc giữa lòng phố cổ Hà Nội đó là ngôi nhà cổ ở sô 87 Mã Mây. Ngôi nhà này là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, thể hiện rõ nét không gian sinh sống của người Hà Nội lúc bấy giờ.

Mỗi tối, nơi đây thường tổ chức những buổi hát ca trù và biểu diễn một số loại hình nghệ thuật dân gian khác. Nhà cổ Mã Mây còn hay được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của thủ đô. Vé tham quan nhà cổ Mã Mây là 10.000đ/người nhé.

Di tích lịch sử Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền thiêng của thành Thăng Long khi xưa, tọa lạc tại số 76-78 phố Hàng Buồm. Ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ IX, là nơi thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ, và con ngựa trắng gắn liền với câu chuyện dời đô của vua Lý Thái Tổ. 

Vốn là nơi nghìn năm tuổi nên cảnh vật xung quanh đều khoác màu rêu phong, hoài cổ. Trong đền còn lưu giữ rất nhiều di vật cổ quý và có giá trị quan trọng để nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội.

Phố Tạ Hiện là khu phố đêm náo nhiệt nổi tiếng thủ đô Hà Nội, cũng là khu phố Tây duy nhất ở đây. Khu phố này được du khách gọi là “ngã tư quốc tế”, và luôn có mặt trong danh sách những nơi phải đến khi đi du lịch Hà Nội.

Chỉ là con phố nhỏ bé nhưng phố Tạ Hiện luôn chật nêm người đến vui chơi, giải trí, nhâm nhi bia vỉa hè. Đến phố Tạ Hiện, không thể không nhắc tới là những quán pub, quán bar sôi động như: Hay Bar, 1900 Le Theater Bar. Khoảng 9h, những quán bar này sẽ có ban nhạc chơi live để bạn tha hồ “quẩy”.

Đã đến phố cổ Hà Nội rồi thì không lo bị đói nha. Chỉ cần dạo qua một vòng phố cổ, bạn đã có thể “ăn sập Hà Nội” với bao nhiêu là món ngon Hà Nội như: cháo sườn chợ Đồng Xuân, kem Tràng Tiền, lòng Nguyễn Siêu, phở Bát Đàn, bún chả Hàng Buồm,.

  • Chợ Đồng Xuân – Phố Đồng Xuân

  • Bún chả Hàng Buồm – 43 Hàng Buồm

  • Bún thang Cầu Gỗ – 32 Cầu Gỗ

  • Bún đậu mắm tôm Hàng Khay – Ngõ 31, Hàng Khay

  • Ốc luộc Đinh Liệt – 1 Đinh Liệt

  • Kem Tràng Tiền – 35 Tràng Tiền

  • Hoa quả dầm – Phố Tô Tịch, Hàng Gai

  • Nộm bò khô – Phố Hàm Long

  • Nem chua rán – 36 Ngõ Tạm Thương, Hàng Gai

Chợ đêm phố cổ Hà Nội, hay nói cách khác là phố đi bộ Hà Nội, hoạt động từ 18h đến 23h các ngày thứ 6, 7, và Chủ Nhật hàng tuần. Khi các tuyến phố đi bộ lên đèn thì cũng là lúc nơi đây trở thành sân khấu ngoài trời cho các nghệ sĩ biểu diễn. Bạn nhớ lưu ý thời gian để đến đây hòa mình vào không khí vui chơi, ăn uống, văn nghệ cùng với người dân Hà Nội nhé.

Phố cổ Hà Nội có rất nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm để bạn có thể mua về làm quà cho người thân và gia đình, nhưng Klook khuyên bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều để được thoải mái chọn lựa và trả giá hơn. Những người bán hàng ở đây rất kiêng cữ chuyện khách đến hỏi mà không mua vào buổi sáng.

Khu phố cổ Hà Nội có gì hay nữa, đó là khi các tuyến phố đi bộ lên đèn thì cũng là lúc nơi đây biến thành sân khấu ngoài trời cho các nhóm nghệ sĩ tài năng biểu diễn, từ cổ truyền, dân gian, cho đến các tiết mục ca hát, nhảy múa, hòa tấu nhạc đương đại... làm mê mẩn bao tâm hồn du khách lẫn người dân phố cổ.

Nếu bạn có ý định khám phá phố cổ trong vài ngày và có nhu cầu nghỉ ngơi tại đây thì Klook có thể gợi ý cho bạn một vài khách sạn từ 3 sao đến 5 sao tại đây nhé.

  • Địa chỉ: 39-41 Hàng Gà, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 1.800.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 22/5 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 297.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 43A Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 228.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 136 Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 1.915.000 đồng/ đêm

  • Địa chỉ: 51-53 Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 450.000đ/đêm

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Bạn sẽ vi vu Phố cổ Hà Nội với ai nè?