Việt nam đổi tiền vào những năm nào năm 2024

Về giá, tính toán đầy đủ giá các mặt hàng Nhà nước cung cấp và giá các mặt hàng Nhà nước mua của nông dân, thợ thủ công, xí nghiệp theo giá sát với chi phí sản xuất. Để tiện cho tính toán, các mức giá trên được quy ra thóc. Giá thóc được xác định bình quân là 25 đồng/kg, dựa trên giá mua thỏa thuận giữa Nhà nước và nông dân với mức giá bình quân cao nhất ở cả 3 miền, “giá thóc mua bình quân ở Đồng bằng Bắc bộ là 22 - 25 đồng/kg, ở miền Trung là 18 - 22 đồng/kg, ở Đồng bằng sông Cửu Long là 14 - 16 đồng/kg”.

Nhà nước chỉ công bố giá “cứng” một số vật tư quan trọng, thiết yếu như xăng, dầu, xi măng, sắt thép, với giá cao hơn khoảng 10 lần so với giá cũ.

Về lương, người lao động, công nhân viên chức được tăng 20% để thay cho việc cung cấp với giá bao cấp một số hiện vật.

Về tiền, cuộc thu đổi tiền ngày 14/9/1985 hoàn thành theo đúng kế hoạch. Mục đích của đổi tiền nhằm giảm bớt số lượng tiền trong lưu thông (được cho là nguyên nhân gây lạm phát); điều chỉnh một phần thu nhập của một số người làm ăn bất chính (được cho là tác nhân quan trọng làm rối loạn thị trường). Một số nội dung trong Quyết định số 02-HĐBT/TĐ ngày 13/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về mức tiền mặt được đổi sẽ cho ta thấy rõ hơn chủ đích của lần đổi tiền này:

- 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới.

- Mỗi hộ gia đình được đổi ngay tối đa 2.000 đồng tiền mới.

- Mỗi hộ độc thân, mỗi người trong hộ tập thể (đơn vị bộ đội, công an, công nhân, viên chức, học sinh...) được đổi ngay tối đa 1.500 đồng tiền mới.

- Mỗi hộ kinh doanh công thương nghiệp có môn bài bậc cao (1 và 2) được đổi ngay tối đa 5.000 đồng tiền mới.

Đối với số tiền vượt mức đổi ngay thì chuyển vào thành tiền ngân hàng, sẽ xem xét giải quyết sau.

Việc xử lý số tiền mặt trên mức đổi ngay quy định như sau:

- Cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an, nhân dân lao động có số tiền mặt trên mức đổi ngay thì tiếp tục đổi tại Ngân hàng trong thời hạn một tháng kể từ ngày thu đổi tiền.

- Số tiền mặt trên mức đổi ngay của các hộ kinh doanh công thương nghiệp thì chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng để sử dụng vào việc kinh doanh, theo chế độ đăng ký vốn kinh doanh và quản lý tiền mặt của Ngân hàng.

Những gì diễn ra sau đó là một bức tranh không mấy sáng sủa. Mục đích của tổng điều chỉnh giá - lương - tiền không những không đạt mà còn làm cho hoạt động trên thị trường phức tạp hơn.

Kỳ vọng rút bớt tiền trong lưu thông ra để chống lạm phát bằng cách đổi 10 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới, đi đôi với khống chế số lượng đổi tiền của các hộ gia đình, các hộ kinh doanh công thương nghiệp hoàn toàn thất bại. Nếu năm 1984, cả nước có 7 tỉnh, thành bội thu tiền mặt thì cuối năm 1985 tất cả các tỉnh, thành, đặc khu trong cả nước bội chi tiền mặt.

Bài học kinh nghiệm

Lý do là, tiền mới ít hơn 10 lần tiền cũ, nhưng giá một số vật tư mới lại tăng gấp khoảng 10 lần giá cũ. Tiền phát hành bắt buộc phải tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu trả lương, thu mua theo giá mới và trang trải cho bội chi ngân sách nhà nước. “Chỉ trong vòng 3 tháng 11 ngày, từ 19/9 đến 31/12/1985, khối lượng tiền mặt phát hành thêm vào lưu thông đã bằng 1,38 lần khối lượng tiền lưu hành sau khi kết thúc thu đổi (18/9/1985) và chiếm đến 61% tổng số tiền phát hành vào lưu thông trong 5 năm, làm cho khối lượng tiền lưu hành cuối năm 1985 gấp 1,7 lần trước ngày thu đổi và tăng 150% so với cuối năm 1984”.

Về giá, các xí nghiệp quốc doanh không chịu nổi giá vật tư nâng lên khoảng 10 lần và đề nghị mức thấp hơn. Sau một thời gian ngắn, Ban chỉ đạo chiến dịch cải cách giá - lương - tiền đồng ý hạ bớt giá vật tư khoảng 70% để đảm bảo sức chịu đựng của các xí nghiệp.

Về lương, mức lương tăng thêm 20% so với trước để bù cho việc bỏ cung cấp hiện vật theo giá bao cấp nhưng vẫn không đủ cải thiện đời sống vì lạm phát tăng cao, nên Ban chỉ đạo chiến dịch cải cách giá - lương - tiền đồng ý nâng mức lương tăng thêm là 100%, ngân sách cạn kiệt nên phải in thêm tiền. Hàng hóa tiếp tục khan hiếm và giá hàng hóa vẫn tiếp tục tăng mạnh vì lạm phát năm 1985 lên tới 73%, tức mỗi tháng lạm phát trên 6% nhưng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ 2 - 3%/tháng nên dân không gửi tiết kiệm mà tích trữ hàng hóa; số lượng tiền dân gửi tiết kiệm không nhiều nên ngân hàng phải in thêm tiền, cũng là tác nhân gây ra lạm phát.

Vòng xoáy điều chỉnh giá - lương - tiền khiến siêu lạm phát bùng nổ tới 3 con số, đạt đỉnh 774,5% vào năm 1986, xuống mức 2 con số vào năm 1990, tiếp tục kéo dài đến năm 1993 mới quay trở về mức một con số. Cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền nhìn chung là thất bại, song những bài học kinh nghiệm để đời lại góp phần quan trọng trợ lực cho chúng ta quyết tâm tiến hành Đổi mới đồng bộ, toàn diện hơn vào năm sau, năm 1986.

Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ra đời, trở thành vật trung gian trong trao đổi buôn bán, đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người.

Ở Việt Nam, tiền được đúc từ thời kỳ hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập thế kỷ thứ X. Mỗi triều đại đều lưu hành tiền mang niên hiệu của triều đại đó.

* Tiền thời Phong kiến:

Trưng bày tiền đồng Việt Nam thời phong kiến từ đồng tiến đầu tiên Thái Bình Hưng Bảo, thời Đinh, thế kỷ X. Đồng tiền cuối cùng Bảo Đại Thông Bảo, thời nhà Nguyễn, đầu thế kỷ XX.

* Đơn vị đo tiền:

Đơn vị đo tiền là thước. Thước 2 máng, thước 4 máng. 1 quan tiền = 600 đồng.

* Tiền giấy dưới thời nhà Trần.

Quang Thái năm thứ 9 (1396) bắt đầu phát (tiền giấy) Thông Bảo Hội Sao, in xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Việt Nam là một trong những nơi phát kiến tiền giấy sớm, gần thời điểm với sự phát hành tiền giấy ở Trung Quốc.

* Tiền Đàng trong:

Tiền của các chúa Nguyễn (1558 – 1778), tiền triều Tây Sơn, tiền triều Nguyễn: Tiền này được lưu hành từ Quảng Nam trở vào miền Nam là tiền kẽm. Trong vô số tiền Đàng Trong có 6 đồng tiền qúy hiếm:

Thái Bình Nguyên Bảo

Thánh Hòa Nguyên Bảo

Hoàng Tống Hựu Bảo

Thiên Thông Nguyên Bảo

Vĩnh Hòa Nguyên Bảo

Tường Nguyên Thông Bảo…

* Tiền thưởng: Bên cạnh những đồng tiền lưu hành trong dân gian, triều đình còn cho đúc những đồng tiền lớn để thưởng cho các công thần.

Tiền thưởng Cảnh Hưng (Lê Trung Hưng 1740 – 1790), Cảnh Thịnh (Tây Sơn 1793 – 1801), Bảo Đại Bảo giám bằng vàng (1926 – 1945).

Đặc biệt năm Canh dần, Minh Mệnh năm thứ 11 (1830) mùa hạ, tháng 5 đúc tiền đồng lớn mỹ hiệu “Minh Mệnh thông bảo” 1 vạn đồng. Những đồng tiền này nặng khoảng 25 đến 30 gram. Một mặt có niên hiệu, mặt kia khắc những lời khen tặng bằng 4 hán hoặc 8 chữ Hán, có nguồn gốc từ Nho giáo hoặc văn học cổ Trung quốc. 20 hiệu 8 chữ, 10 hiệu 4 chữ:

Hiền hiền thân thân lạc lạc lợi lợi

Quốc thái dân an phong điều vũ thuận

Hoa phong tam chúc thiên bảo cửu như

Đắc vị đắc danh đắc lộc đắc thọ

Lục phủ khổng tu tam sự doãn trị

Phúc như đông hải thọ tỷ nam sơn

Vạn thọ du tạc vạn phúc du đồng

Thiên bất ái đạo địa bất ái bảo…

Nguyên hanh lợi trinh

Phúc lý tuy tương

Đế đức quảng vận

Lợi dụng hậu sinh

Trung hòa vị dục …

* Thoi bạc: Để trao đổi mua bán những tài sản lớn, phải sử dụng khối lượng tiền đồng, tiền kẽm không tiện, năm Gia Long thứ 11 (1812) bắt đầu đúc bạc đĩnh 1 lạng (1 lạng bạc = 2 quan 8 tiền), đĩnh bạc 10 lạng ( trên có khắc niên hiệu, năm đúc, nơi đúc).

* Tiền Đông Dương (1874 – 1954 ) Năm 1879, Quốc hội Pháp quyết định phát hành tiền cho khu vực Cochinchine, cùng năm đó, xưởng tiền tệ Paris thuộc Cục tiền tệ Pháp tổ chức chế tạo các loại tiền đồng và tiền bạc cho vùng Cochinchine, thông qua chi nhánh ngân hàng ở Sài Gòn phát hành ở vùng Nam kỳ. Tiền kim loại Cochinchine gồm tiền đồng và tiền bạc. Tiền bạc gồm có 4 loại: 1 Piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent. Tiền đồng gồm có hai loại: Đương nhị và Bách phân chi nhất

* Một số giấy tờ có liên quan đến tiền:

Giấy bán đất, năm Thái Đức thứ 10 – 1787.

Giấy thuế đất năm Minh Mệnh thứ 2 – 1821.

Văn bằng thưởng tiền tiểu hạng long văn bạc cho quan tổng Phạm Hữu Liên, quê xã Phú Tài, phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, năm Bảo Đại thứ 2 – 1927.

Văn bản thưởng “nhị hạng ngân tiền” cho ông Dương Văn Công, quê Sài Gòn, năm Bảo Đại thứ 2 – 1927.

Quyết định của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc phát hành tiền ngân hàng Việt Nam, thu đổi tiền “chánh quyền Sài Gòn” cũ.

* Tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946 – 1975):

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cho phép in và phát hành giấy bạc Việt Nam (còn gọi là giấy bạc tài chính) để thay thế tiền giấy Đông Dương ngân hàng.

Đồng tiền vàng Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đúc năm 1948: Bác Hồ tặng bà Nguyễn Thị Thập – chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thành viên phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dự hội nghị Quốc tế (1958 – 1959)

* Giấy bạc tài chính Việt Nam in tại Nam Bộ.

Nam bộ do cách xa chính phủ Trung ương, chưa có điều kiện để tổ chức và phát hành ngay tờ bạc tài chính Việt Nam. Giải pháp ban đầu chính quyền quyết định cho tạm dùng tiền Đông Dương ngân hàng có đóng dấu Ủy ban Kháng chiến Hành chính địa phương.

Ủy ban Hành chánh Nam Bộ ra lệnh cho các chính quyền địa phương đã giải phóng đóng dấu lên tờ giấy bạc Đông Dương (dấu của chính quyền Tỉnh, Quận, Làng, Xã…), đôi khi có ký tên vị chủ tịch, hoặc đóng dấu thêm hàng chữ khẩu hiệu tuyên truyền… để cho dân chúng sử dụng bình thường.

Để tiện lợi cho dân chúng, Ủy ban HCKC cho lập nhiều bàn giấy tại Ủy ban để dân mang tiền Đông Dương ngân hàng đến đóng dấu. Có nhiều nơi, Ủy ban cho dân dán một mẩu giấy nhỏ xác nhận có ký tên và đóng dấu lên tờ tiền, người dân gọi là đùa là Bạc đắp nền.

Cuối năm 1952, các loại tiền đóng dấu dần dần biến mất, một phần do mất mát, một phần do chính phủ Kháng chiến đã phát hành tiền nên thu hồi và tiêu hủy.

Ngày 01 tháng 11 năm 1947, sắc lệnh số 102/SL Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng quyết định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ cho phép in giấy bạc Việt Nam tại Nam bộ. Ngoài ra còn có loại giấy bạc địa phương và phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác, tín phiếu… lưu hành khu vực tỉnh, huyện, xã.

* Giấy bạc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngày 13 tháng 9 năm 1985, quyết định số 01 HĐBT/TĐ của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ.

Ngày 14 tháng 9 năm 1985, ngân hàng nhà nước Việt Nam được phép phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu đổi các loại tiền cũ theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới.

Năm 2003 ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành tiền polymer mệnh giá 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000… tiền xu: 5.000, 2000, 1000, 500, 200.

Lịch sử tiền tệ mang dấu ấn lịch sử Việt Nam. Sự thịnh suy của lịch sử dân tộc thể hiện rõ nét trong tiền tệ Việt Nam.

Việt Nam đổi tiền lần thứ nhất năm bao nhiêu?

Bộ tiền 1985-1987. Tháng 9/1985, Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước phát hành bộ tiền “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” mới thay thế bộ tiền phát hành năm 1978. Tỷ lệ thu đổi: 1 đồng tiền mới = 10 đồng tiền cũ.

Đổi tiền bao cấp năm bao nhiêu?

Đổi tiền tại Việt Nam năm 1985 là đợt đổi tiền lần thứ ba sau khi chấm dứt chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam. Đợt đổi tiền này nằm trong kế hoạch kinh tế Giá - lương - tiền để thực thi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tiền Việt Nam ra đời khi nào?

Ngày 1 tháng 12 năm 1945, Sở Ngân khố đã bắt đầu phát hành các loại tiền kim loại 2 hào, 5 hào và 1 đồng, 2 đồng. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phát hành tờ bạc Việt Nam cho các địa phương từ vĩ tuyên 16 trở vào. Tiền này thay thế đồng bạc Đông Dương với giá trị tương đương 1:1.

Có bao nhiêu tiền Việt Nam?

Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng.

Chủ đề