Vnexpress vì sao trẻ ngại học tiếng anh

Để giúp trẻ vượt qua trở ngại này, phụ huynh có thể tạo môi trường tích cực, thân thiện để các em luyện tập ở nhà, qua đó xây dựng sự tự tin khi giao tiếp.

Hãy để trẻ biết việc mắc lỗi khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ là bình thường, xảy ra với bất kỳ ai. Nếu trẻ vẫn chưa sẵn sàng, phụ huynh không nên tạo áp lực, hay thể hiện ra sự chán nản, thất vọng. Bởi sự tự tin khi sử dụng ngoại ngữ cần xây dựng trong thời gian dài, không thể kỳ vọng các em thay đổi ngay lập tức. Điều quan trọng là làm trẻ cảm thấy an toàn khi giao tiếp và luyện tập lâu dài.

Làm thế nào để xây dựng cho trẻ môi trường tích cực khi luyện tập?

- Đừng áp lực trẻ phải đưa ra những câu trả lời dài, phức tạp. Hãy cố gắng giúp trẻ dần dần xây dựng những câu trả lời dài hơn.

- Thả lỏng, thư giãn khi giao tiếp, để trẻ cảm giác thấy thoải mái.

- Đừng ngắt lời khi trẻ đang nói. Việc dừng khi trẻ đang nói sẽ khiến các em khó giao tiếp mạch lạc và xây dựng câu hoàn chỉnh. Việc sửa lỗi có thể để sau khi trẻ đã nói xong.

- Tạo cơ hội để trẻ có thể sử dụng từ vựng, cách diễn đạt đã biết, qua đó giúp trẻ làm chủ các cách diễn đạt này.

- Yêu cầu trẻ giải thích lại các câu hỏi và hướng dẫn của bài.

- Làm cho hoạt động luyện tập ngoại ngữ trở nên vui vẻ và không quá dài.

Quan trọng hơn tất cả, hãy tôn trọng nếu trẻ im lặng. Phụ huynh không nên ép buộc trẻ phải nói mà cần dần giúp các em xây dựng sự tự tin trong giao tiếp.

Vnexpress vì sao trẻ ngại học tiếng anh

Ảnh: Shutterstock.

Làm thế nào để hoạt động giao tiếp vui vẻ hơn?

Hãy giao tiếp với trẻ về những chủ đề vui vẻ, đưa ra những câu trả lời bất ngờ. Việc đùa vui, làm mặt cười, ca hát, chơi trò chơi... sẽ khiến trẻ nhớ về việc sử dụng ngoại ngữ với những kỷ niệm vui, qua đó giúp các em thấy thoải mái hơn với ngoại ngữ.

Một số trẻ sẽ thấy thích học ngoại ngữ hơn nếu âm nhạc, phim ảnh, phim hoạt hình, hay sách truyện sử dụng ngoại ngữ đó. Con trẻ có thể có những món đồ chơi của những nhân vật từ tác phẩm này. Nếu trẻ hay trò chuyện với các món đồ chơi như người bạn, phụ huynh có thể nói với các em rằng món đồ chơi này chỉ hiểu tiếng Anh, qua đó kích thích trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều hơn.

Ngoài ra, một số trẻ thấy thích thú hơn với ngoại ngữ nếu được học cùng với các hoạt động sáng tạo, như ca hát, chơi trò chơi, đọc sách, hay diễn kịch. Hãy tìm hoạt động mà con trẻ thích nhất và lồng ghép ngoại ngữ vào đó.

Làm thế nào để sửa lỗi sai cho trẻ?

Trẻ nhỏ khi giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ mắc rất nhiều lỗi. Nếu muốn sửa lỗi, bạn không nên sửa tất cả. Việc này sẽ khiến các em bị choáng ngợp, khó theo dõi và khó sửa. Hãy dần dần sửa từng lỗi một, qua đó đảm bảo việc các em sẻ cải thiện tốt hơn về lâu dài.

Phụ huynh cũng cần đợi các em nói xong trước khi bắt đầu sửa lỗi, qua đó xây dựng sự tự tin khi giao tiếp, cũng như duy trì, phát triển sự mạch lạc trong tư duy giao tiếp.

Phan Nghĩa (Theo Cambridge English)

    Đang tải...

  • {{title}}

(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Ông tôi, ba tôi và tôi đều có bằng đại học, Th.s và TS Đệ Tam Cấp (Học bổng Pháp). Tôi đã từng học chương trình Pháp (trước 1975) từ mẫu giáo, nên hiểu thế nào là lợi ích về việc cho trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm.

Ba đứa con đầu của tôi được tôi cho học tiếng Anh tại nhà, mỗi tuần sáu buổi, mỗi buổi ba tiếng đồng hồ. Giáo viên là một cô tốt nghiệp Anh ngữ ở NewZealand, nên các cháu được học phát âm chuẩn theo IPA (International Phonetic Association). Và khi học lớp năm, các cháu đã viết được bài luận tiếng Anh theo cách "Academic English".

Con lớn của tôi lấy chứng chỉ TOFEL 555 điểm từ năm lớp chín. Đứa con thứ hai, khi đi sang Mỹ chữa bệnh nhân đạo, đã theo học hết bậc trung học ở Mỹ, mà không hề thua kém các bạn người Mỹ. Đứa con thứ ba hiện nay thông thạo bốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật và Trung. Cháu cũng có bằng Cử nhân Ngữ văn Pháp tại Đại Học KHXH&NV. Cháu hiện nay đang là giảng viên một trường Anh ngữ dành cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Đứa con út của tôi, được chính tôi dạy tiếng Pháp khi mới hai tuổi. Nay cháu đã tốt nghiệp hai bằng Thạc sĩ Pháp (Học bổng) và đã được định cư và làm việc ở Pháp (nhân sự cao cấp).

Trẻ học ngoại ngữ rất sớm không ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt sau này, mà ngược lại còn viết và nói tiếng Việt chuẩn hơn:

Tiếng Việt vốn do những nhà ngôn ngữ học Pháp phát minh ra, nên cấu trúc câu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Tiếng Anh (British English) cũng bắt nguồn từ tiếng Pháp, nên cấu trúc câu cũng tương tự như tiếng Pháp. Trẻ học tiếng Anh, Pháp từ rất sớm sẽ viết văn tiếng Việt rất chuẩn xác và rõ ràng. Con lớn của tôi từ năm lớp một đến lớp bốn, năm nào cũng đoạt giải Lê Quý Đôn môn Văn. Con út của tôi, khi thi vào lớp một trường Song ngữ Pháp đã rất tự tin trả lời cô giáo người Pháp, mà không cần giáo viên người Việt thông dịch lại như các em khác.

>> Cho trẻ học tiếng Anh quá sớm

Đừng ngại trẻ nói ngọng khi học ngoại ngữ sớm:

Thuở lên hai, bé út nhà tôi nói rất ngọng nghịu. Cháu thường phát âm lẫn lộn giữa ba âm "cr", "gr", "tr", nhưng do kiên trì sửa chữa, sau này cháu đã phát âm rất chuẩn tiếng Pháp và tiếng Việt.

Làm sao để trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm mà không bị chán nản?

Nói ra điều này có lẽ hơi thừa đối với các nhà sư phạm ngoại ngữ, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc dạy, học và sử dụng ngoại ngữ của tôi:

Thứ nhất, kích thích đam mê học ngoại ngữ của trẻ: dạy cho trẻ gọi những đồ vật, những con thú trong nhà, cuối tuần dẫn trẻ đi Thảo Cầm Viên và gợi cho trẻ cách gọi tên những con thú hoang dã.

Thứ hai, nên dạy ngoại ngữ cho trẻ bằng phương pháp "trực quan, sinh động".

Thứ ba, nên phát triển tư duy quan sát và tự diễn đạt sự vật xung quanh trẻ.

Qua bài viết này, chắc các bạn cũng thấy việc cho trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm rất có lợi, chứ không hề có hại. Sau này, khi ra làm việc hoặc đi du học, các con sẽ rất tự tin và đạt thành quả tốt.

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Ths. Lê Tấn Lam Anh

Vnexpress vì sao trẻ ngại học tiếng anh

Sinh viên Việt kém tiếng Anh vì học cho có

Vnexpress vì sao trẻ ngại học tiếng anh

'Con tôi lớp 9 đạt IELTS 6.5 vì học tiếng Anh từ 2 tuổi'

Mỗi ngày, trước khi ngồi vào bàn học cùng con, bà mẹ người Mỹ gốc Mexico này phải dùng Google dịch trên điện thoại. Nhưng nhiều khi Google cũng "bó tay" và cô con gái 9 tuổi, học sinh của một trường tiểu học ở Las Vegas, bang Nevada được cầu viện.

"Thành thật mà nói, ngoại ngữ là điều gây khó khăn cho tôi hơn bất cứ thứ gì", Luna nói. Cô cho biết chồng biết ngoại ngữ nhiều hơn cô một chút, và mỗi khi đi làm về, anh thường là người hỗ trợ cô đắc lực trong việc học của các con. Trong khi đó, từ khi không còn làm việc và chỉ ở nhà, Luna cũng không có cơ hội giao tiếp tiếng Anh.

Khi các trường học Mỹ đóng cửa vì Covid-19, học sinh phải học từ xa ở nhà nhưng nhiều bậc phụ huynh không thể giúp đỡ con do không biết tiếng Anh. Ảnh: AP.

Việc chuyển hướng sang học từ xa đã tạo nên những thách thức "có một không hai" cho các bậc cha mẹ là người nhập cư - những người được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho con theo kịp những bài học trực tuyến hàng ngày. Cản trở lớn nhất của họ là rào cản ngôn ngữ và sự thiếu quen thuộc với hệ thống giáo dục.

Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, có hơn 4,8 triệu học sinh học tiếng Anh tại các trường công lập trong năm 2016, chiếm gần 1/10 trong tổng số học sinh toàn quốc. Trong khi một số giáo viên đang thực hiện nhiều biện pháp bổ sung để giúp đỡ học sinh, một mối lo ngại dấy lên rằng những trẻ này có thể sẽ bị tụt lại, trong bối cảnh ngày càng nhiều các ngôi trường bị đóng cửa trong đại dịch.

Obed Acosta, một học sinh lớp 10 ở Baltimore chỉ mới đến Mỹ sống khoảng một năm, đang cố gắng tự mình mày mò các bài tập, kể từ khi trường học của cậu đóng cửa. Một chương trình ngoài giờ học chính khóa được tổ chức bởi một nhóm vận động dành cho người nhập cư đã đưa ra một số sự trợ giúp, tuy nhiên cha mẹ cậu không đủ năng lực để có thể hỗ trợ con.

Obed kể: "Bố mẹ sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi trong việc học, nhưng cái khó của họ chính là ngoại ngữ. Họ có thể hiểu và diễn đạt bằng lời, nhưng nếu phải đọc một văn bản nào đó, họ sẽ không thể hiểu hết ý của nó". Ở nhà, Obed xem phim với phụ đề tiếng Tây Ban Nha để cải thiện tiếng Anh. Với vốn tiếng Anh hạn chế của mình, cậu giúp em trai và em gái hiểu các bài tập về nhà của chúng.

Hiện tại, một số giáo viên đã nghĩ ra các chiến lược để vượt qua rào cản ngôn ngữ. Sofia Halpin, một giáo viên tại trường Denver, nơi có một lượng lớn sinh viên nhập cư, đã tham gia một chương trình mới trong năm nay, kết hợp các giáo viên nói tiếng Anh và các cộng sự, nhằm đảm bảo các bài học có cả bằng tiếng Tây Ban Nha. Khi trường chuẩn bị khởi động việc học trực tuyến từ 7/4, Halpin và các đồng nghiệp đang lên kế hoạch bài vở bằng cả hai ngôn ngữ, cho học sinh lẫn cho cha mẹ chúng.

"Rất nhiều học sinh của tôi nói tiếng Anh trôi chảy, nhưng cha mẹ của chúng thì không. Hẳn các bậc cha mẹ là những người mà trẻ tìm đến để có được sự giúp đỡ khi làm bài tập, vậy nên cha mẹ cần phải hiểu nội dung bài tập đó là gì", Halpin nói.

Tuy nhiên, Halpin biết rằng những thách thức không dừng lại ở đó, nhất là với những gia đình mà thời gian ở nhà hạn chế bởi công việc, nhất là trong nhóm nghề nghiệp liên quan đến dịch vụ thiết yếu.

"Tôi nghĩ rằng việc giao tiếp với các giáo viên sẽ là một khó khăn với các gia đình như vậy. Họ có thể không thoải mái khi tiếp cận với những giáo viên không tương đồng ngôn ngữ với họ".

Theo Joshua Lawrence, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, các trường học đóng của có nguy cơ làm xấu thêm hiện tượng "trượt dốc mùa hè", trong đó học sinh mất đi học lực khi xa trường một thời gian nhất định. Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp thu ngôn ngữ cũng có thể bị trượt dốc, nếu những người học tiếng Anh dành cả mùa hè để nói một ngôn ngữ khác ở nhà. Ông cho biết, những phát hiện này có liên quan mật thiết đến việc các học sinh giờ đây phải đối mặt với quãng thời gian xa trường dài hơn.

Vào một buổi sáng gần đây, George Barcenas nhìn ra cửa sổ văn phòng của mình ở Santa Rosa, California, đúng lúc thấy các sinh viên đến lấy các bữa sáng, bữa trưa để mang về nhà. Vị giám đốc công nghệ của trường Bellevue Union School District nói rằng mục tiêu trước mắt là đáp ứng nhu cầu cơ bản của học sinh, trong khi quận xây dựng một kế hoạch dài hạn để tiếp tục học tập.

Học sinh ở quận này 91% là da màu, phần lớn là người gốc Tây Ban Nha. Barcenas đã lên các phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá về ứng dụng Google dịch, trong đó sử dụng camera điện thoại để scan các văn bản và hiển thị bản dịch trên màn hình nhằm giúp học sinh và phụ huynh, những người đang vật lộn với việc giải quyết đống bài tập.

"Chúng tôi đã làm một công việc hữu ích là chuyển ngữ tất cả. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, với cương vị của mình, chúng tôi đang phải tìm một cách nào đó để giúp họ. Vậy thì đó (dùng Google Translate) là cách nhanh chóng giúp cho họ có thể hiểu giáo viên cần gì, điều giáo viên nói là gì", anh chia sẻ.

Thùy Linh (Theo AP)