Tại sao tôi lại buồn vì bạn thân

Dù ở độ tuổi nào thì bạn cũng có một người bạn thân tri kỷ. Người sẽ cùng bạn tâm sự, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Người mà bạn sẵn lòng chia sẻ tất cả những việc xảy ra trong cuộc sống từ tình yêu, hôn nhân cho đến sự nghiệp. Thế nhưng khi bị chính người bạn thân chơi xấu hoặc lừa dối mình, nhất định cảm xúc của bạn lúc ấy rất hụt hẫng và buồn chán, tồi tệ vô cùng. Dưới đây là những cảm giác khi bị bạn thân bỏ rơi, mời bạn xem qua.

Bị bỏ bản thân rơi cảm giác thế nào?

Tại sao tôi lại buồn vì bạn thân

Tuổi mới lớn, chúng ta thường nghĩ bạn thân là người sẽ cùng nắm tay bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cả hai sẽ luôn dõi theo hai đến tận già, tóc bạc trắng. Thế nhưng trong thực tế, tình cảm bạn bè tri kỷ sẽ bị mờ nhạt bởi một số lý do khách quan nào đó.

Chẳng hạn như vì một lợi ích cá nhân nào đó mà người bạn thân của mình đã phản bội và lừa dối mình. Sau khi bị phát hiện thế là tình cảm cả hai dần xa cách và cả hai trở mặt, chẳng ai thèm quan tâm đến ai. Thế là tình cảm tri kỷ đã chấm dứt và thường lý do tình cảm chia cách liên quan đến tiền bạc và tình yêu.

Thường cảm xúc đầu tiên khi phát hiện mình bị bạn thân chơi khâm hoặc bỏ rơi là hụt hẫng và buồn bã. Sau đó là thất vọng và chán nản, tự trách bản thân tại sao để đánh mất tình cảm tri kỷ ấy. Thế nhưng bạn nên bình tâm và suy nghĩ kỹ lại nhé.

Nếu tình bạn mà chỉ vì mâu thuẫn tiền bạc hoặc tranh giành trong tình yêu mà phải lừa dối bạn thân thì họ chẳng đáng để bạn đắn đó suy nghĩ hay buồn bã gì cả. Biết đâu tương lai bạn sẽ gặp và quen một người bạn thân khác tốt hơn người cũ thì thôi.

Cách đối phó với cảm xúc khi bạn thân bỏ rơi

Tại sao tôi lại buồn vì bạn thân

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân

Nếu bất kỳ bị bạn thân của mình gạt mình ra khỏi nhóm. Hoặc bình thường rất thân thiết với mình, bỗng xuất hiện người khác, người bạn thân trở nên xa lánh và trốn tránh bạn để đến với người bạn mới. Điều này sẽ khiến bạn đau khổ và cảm buồn vô cùng. Thế nhưng bạn cần tĩnh tâm và suy nghĩ thấu đáo về mọi việc nhé.

Tình bạn vốn dĩ rất cần nhưng nếu thiếu cũng chẳng sao, bởi thứ tình cảm quan trọng nhất của cuộc đời chính là tình thân. Chỉ có ba mẹ và anh chị em trong nhà mới quan tâm và yêu thương ta thật sự. Còn bạn bè thì không có người này sẽ có người khác đối xử tốt với mình. Nếu họ không cần mình nữa thì mình tìm người khác, người mà thật sự cần mình để mình quan tâm và lo lắng.

Tình bạn chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống

Hãy nhắc nhỏ với bản thân rằng, tình bạn rất cần trong cuộc sống này. Thế nhưng nếu thiếu và bớt đi một người bạn thân cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta cả.

Mặc dù hơi buồn vì bản thân đã chọn sai người để kết bạn. Đã sai lầm tin tưởng một người, vì cho rằng họ sẽ hiểu và cùng bạn vượt qua tất cả. Sẽ cùng bạn chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Hãy tin rằng nếu không có người bạn thân này sẽ có người khác đối xử tốt và quan tâm đến bạn nhiều hơn.

Và hãy luôn nhớ rằng chỉ có tình thân mới là tất cả của chúng ta. Chỉ có ba mẹ và gia đình mới là người thật sự quan tâm, yêu thương bạn hết mực. Dù bạn có ra thế nào thì gia đình luôn bên cạnh bạn và cùng bạn vượt qua tất cả.

Lấy lại tinh thần và trở về với cuộc sống thực tại

Hãy lấy đó là một bài học xương máu của đời mình. Biết đâu sự lời dối, phản bội, sự bỏ rơi của chính bạn thân sẽ giúp mình sáng mắt ra. Giúp bạn nhận thức được đâu là người thật sự tốt với mình. Thực tế bị bạn thân bỏ rơi khá buồn bã và chán nản thế nhưng chẳng có gì to tát nếu bạn chấp nhận sự thật và vượt qua nó.

Stt bị bỏ rơi trong tình bạn

Tại sao tôi lại buồn vì bạn thân

Những câu nói hay nhất khi bị bỏ rơi, bạn nên đọc qua để hiểu rõ 2 chữ “tình bạn”. Biết đâu sự bỏ rơi này giúp bạn sáng mắt ra và tìm thấy người bạn thân chân chính.

1. Buồn nhất không phải đánh mất người bạn thân. Mà buồn nhất khi  bạn vừa đánh mất những thứ tình cảm chân thành dành thời gian qua bạn đặt sai người.

2. Hãy nhớ những điều cần nhớ và quên đi những gì cần quên. Nếu là không tôn trọng và coi mình là bạn thì cớ gì bạn phải đặt nặng vấn đề bị  bỏ rơi.

3. Tính đến thời điểm hiện tại, sai lầm lớn nhất của mình chính là qua tin tưởng bạn. Cứ ngỡ bạn là người bạn thân nhất của mình, không ngờ bạn là người xấu tính nhất trong những người mình từng quen.

4. Cuộc đời dạy tôi phải biết tôn trọng tình bạn. Và nó cũng bảo tôi đừng quỳ gối cầu xin thứ tình cảm không chân thành. Biết đâu bạn bỏ rơi mình lại là hành động tốt giúp bản thân nhận rõ ai tốt ai xấu.

5. Trong tình bạn có 2 thứ không bao giờ thành sự thật… đó là… ……… “duy nhất” và “mãi mãi”

6. Chỉ những người đối xử tốt với ta mới là người bạn thân thiết. Sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện buồn vui với bạn mà không cần suy tính và nghĩ ngợi gì cả.

7. Cái mạnh mẽ của ngày hôm nay được tạo nên từ đắng cay của ngày hôm qua. Và nó đã tạo nên sự lạnh lùng của ngày hôm nay!

8. Kẻ đáng thương nhất không phải là kẻ bị bỏ rơi trong tình bạn. Mà người không biết trân trọng điều đó mới là kẻ thất bại.

9. Không phải cứ tạnh mưa là sẽ có cầu vồng. Đồng nghĩa đánh mất một người bạn thân không có nghĩa là đánh mất hết cả. Biết đâu bạn sẽ có những người bạn thân thiết khác, đối xử tốt hơn.

10. Dẫu thế bị bạn thân bỏ rơi rất đau buồn và chán nản. Thế nhưng đó là cơ hội để bạn nhận biết ai là người tốt với mình thật sự.

>>> Xem thêm: Những dấu hiệu chia tay vĩnh viễn, bạn nên buông tay

Khi bị bạn thân bỏ rơi, chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn và tuyệt vọng. Bản thân luôn tự trách mình tại sao lại bị đối xử như thế. Thế nhưng đó là một bài học và một kinh nghiệm quý báu để chúng ta biết đâu là người bạn thân tri kỷ chân chính và đâu là người bạn xấu. Một khi họ không coi bạn là bạn thân thì trước sau gì họ cũng làm bạn đau khổ. Do đó càng biết sớm càng tốt, biết đâu như vậy càng hay.

Tại sao tôi lại buồn vì bạn thân

Trả lời:

Chào bạn Cúc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu cảm giác mà bạn đang phải chịu đựng. Bạn đang có triệu chứng tuyệt vọng, một triệu chứng mà có thể chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn có thể đang mắc một căn bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần kinh. Một vài thông tin dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

1. Tuyệt vọng là gì?

2. Biểu hiện của tuyệt vọng

3. Nguyên nhân gây ra tuyệt vọng

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Cảm giác tuyệt vọng là gì?

Có phải đôi khi bạn cảm thấy như cuộc sống của bạn quá vô nghĩa? Vô cùng khó khăn khi tưởng tượng rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn? Đôi khi bạn nghĩ: "Tại sao tôi lại phải buồn phiền?" Những suy nghĩ này là những ví dụ phổ biến của sự tuyệt vọng và thường có thể xảy ra khi bản thân chúng ta cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.

Sự tuyệt vọng (tên tiếng Anh là Hopelessness) có thể xảy ra khi ai đó đang trải qua giai đoạn khó khăn hoặc đau khổ. Cũng có trường hợp bạn cảm thấy tuyệt vọng nhưng không có bất kỳ lý do nào cụ thể. Bạn có thể cảm thấy bị quá tải, mắc kẹt, chênh vênh, hoặc bạn có thể cảm thấy hoài nghi về bản thân. Những suy nghĩ như không thể vượt qua được những thử thách hoặc không có giải pháp cho những vấn đề mà bạn đang phải đối mặt cũng mang lại cảm giác tuyệt vọng.

Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn có thể trải qua một số cảm giác này - đó là một phần của con người. Tuy nhiên, khi sự tuyệt vọng kéo dài một khoảng thời gian, làm mất rất nhiều thời gian của bạn, hoặc gây rắc rối cho bạn, nó có thể là một dấu hiệu bạn cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sự tuyệt vọng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm hoặc có thể đang trên đường tiến triển đến trầm cảm.

>>>Để biết thêm các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn có thể xem tại TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM.

Đôi khi sự tuyệt vọng có thể dẫn đến những suy nghĩ ước gì bạn có thể ngủ thật sâu và không bao giờ thức dậy, hoặc lên kế hoạch gây tổn hại cho bản thân và kết thúc cuộc đời của mình.

2. Biểu hiện của tuyệt vọng

Bạn có thể sẽ không chia sẻ cảm giác tuyệt vọng hoặc những suy nghĩ muốn làm hại bản thân với người khác. Tuy nhiên, có một số suy nghĩ hoặc hành động mà bạn và những người khác có thể nhận thấy, đó là dấu hiệu cảnh báo của một người cần được giúp đỡ hoặc có thể đang trong tình trạng khủng hoảng:

  • Luôn luôn cảm thấy buồn rầu hoặc chán nản.
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kéo dài hoặc trở nên nặng hơn.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc kích động.
  • Không quan tâm đến vệ sinh cá nhân và sức khỏe của bản thân.
  • Tránh mặt bạn bè, gia đình và xã hội.
  • Ngủ mọi lúc mọi nơi.
  • Không còn quan tâm đến sở thích, công việc, việc học tập hoặc những thứ khác đã từng quan tâm.
  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên và kịch tính.
  • Cảm thấy cực kì tội lỗi hoặc xấu hổ.
  • Có cảm giác thất bại hoặc thất vọng vì không thể làm mọi việc tốt như bạn đã từng làm chúng.
  • Cảm giác như cuộc sống không đáng sống, hoặc như thể là bạn không còn ý thức về mục đích sống.
  • Cảm giác bị mắc kẹt, không có cách nào thoát khỏi các tình huống.
  • Cảm giác thất vọng hoặc suy nghĩ không có giải pháp nào cho vấn đề của bạn.

Biểu hiện của tuyệt vọng

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tuyệt vọng

Một số nạn nhân có thể đã từng trải qua các sự kiện chấn thương tâm lý (sang chấn tâm lý) như sự hy sinh của một đồng đội cùng đơn vị, nhìn thấy người chết, hoặc bị tấn công tình dục hoặc lạm dụng tình dục. Những khó khăn khác của người tuyệt vọng có thể là kết quả của một sự thất bại lớn như ly hôn hoặc mất việc làm. Một số người có thể suy nghĩ đến việc làm hại bản thân do sự tích tụ căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, hoặc căng thẳng sau khi chấn thương làm cho cuộc sống của họ dường như không thể chịu đựng được nữa.

Không cần biết lý do là gì, những người nghĩ đến cái chết có thể nghĩ rằng tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi sự đau khổ và cảm giác tuyệt vọng. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng luôn luôn có sự trợ giúp ở mọi nơi và bệnh trầm cảm, lo âu và tuyệt vọng đều có thể điều trị - ngay cả khi bạn không thể tìm ra giải pháp ngay lúc này.

Hầu hết những người nghĩ về việc làm hại bản thân đều đã từng trải qua những kinh nghiệm hoặc những tình trạng khó khăn có thể được điều trị thành công. Những điều này có thể bao gồm:

Một số người, bao gồm cả một số Cựu chiến binh, tự gây thương tích và không có ý định tự tử, nhưng đang cố gắng để "cảm nhận" một cái gì đó hoặc tự "trừng phạt" mình. Đây cũng là hành vi nguy hiểm và cần giúp đỡ. Đừng ngần ngại nói chuyện với ai đó về những vấn đề này hoặc liên hệ với Đường dây hỗ trợ tư vấn tâm sinh lý nếu bạn cần nói chuyện với ai đó ngay lập tức.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ngoài ra, những thay đổi đáng chú ý trong hành vi là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể cần phải tìm sự trợ giúp. Bao gồm:

  • Làm việc hoặc học tập sa sút
  • Hành động liều lĩnh hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm mà không nghĩ đến những hậu quả
  • Tham gia vào các cuộc bạo lực tự hủy hoại bản thân hoặc hành vi bạo lực như đấm vào tường hoặc tham gia đánh lộn; cảm giác thịnh nộ hoặc không kiểm soát được sự tức giận; hoặc dự định trả thù
  • Hành động như thể bạn có "ước muốn được chết", xúi giục số phận bằng cách tham gia vào các tình huống mạo hiểm có thể dẫn đến cái chết, chẳng hạn như đua xe tốc độ hoặc vượt đèn đỏ
  • Tặng hết những tài sản quý giá của mình cho người khác
  • Sắp xếp lại công việc của bạn, giải quyết hết những công việc chưa làm, và/hoặc viết di chúc
  • Tìm đến súng, thuốc, hoặc các phương tiện khác gây hại cho bản thân

Nếu cảm giác tuyệt vọng đi cùng với bất kỳ điều nào sau đây, bạn nên liên hệ sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý ngay lập tức:

  • Bạn cảm thấy như là một gánh nặng cho người khác.
  • Bạn nghĩ rằng bạn chết sẽ tốt hơn, đang lên kế hoạch làm hại bản thân, hoặc đang suy nghĩ tự tử.
  • Bạn không tự chăm sóc bản thân theo cách mà bạn cần để tồn tại.

Trong trường hợp của bạn, chúng tôi có lời khuyên dành cho bạn là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh của mình. Để việc điều trị được hiệu quả, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.