Tại sao lại gọi là văn học hiện đại

- Chủ đề bao trùm trong những ngày đầu đất nước -vừa giành được độc lập (1845-1946) là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Với những tác phẩm tiêu biểu: Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)...

- Sau năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

- Các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ(Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnhkhuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp..., Tủy tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam (Trường Chinh)...

2) Giai đoạn từ 1955 đến 1964

- Chúng ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.

- Văn học đạt được nhiều thành tụm trên cả ba thể loại:

+ Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện thực đời sống.

+ Thơ phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dàn tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng và cái chung và đã có một mùa gặt bội thu.

+ Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)...

3) Giai đoạn từ 1965 đến 1975

Toàn bộ nền văn học cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Tiền tuyến lớn miền Nam với những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Mùa văn học nở rộ thành công với những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, với thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...

- Miền Bắc với những tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Cháu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của TốHữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu... Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, cái ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đặc biệt họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Họ đã đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi, thông minh.

- Kịch chống Mĩ cũng có những thành tựu với nhiều tác phẩm đáng ghi nhận: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)... đã tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.

- Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận phê bình xuất hiện và có giá trị. Tiêu biểu là những công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...

.Đánh giá những thành tựu chủ yếu của giai đoạn 1945 - 1975

- Dựng lên dược hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

- Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà; ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan tin tưởng.

- Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; khơi dậy được tinh thần yêu nước của toàn dân.

- Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân. Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tương chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.

- Mang đến cho văn học tính chất trẻ trung, sôi nổi, thông minh, lạc quan, yêu đời...

Skip to content

Bamboo School là Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế, Bamboo School góp phần tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu, biết trân trọng những giá trị truyền thống, được phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và trí tuệ.

Từ trước đến nay văn học Việt Nam luôn mang đến bạn đọc những giá trị nhân văn và ý nghĩa làm chúng ta phải suy ngẫm. Nhưng bạn đã biết văn học hiện đại là gì chưa? Và giai đoạn này nó được xuất hiện nổi bật qua những tác phẩm nào? Hãy cùng Bamboo tìm hiểu về chủ đề văn học qua bài viết này nhé !

Văn học hiện đại là những tác phẩm được xảy ra vào thời kỳ hiện đại từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những tác phẩm trong thời gian này đều hướng đến nội dung hiện thực, tinh thần yêu nước, tình cảm và tinh thần nhân đạo. Văn học hiện đại có nội dung hấp dẫn, độc đáo, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó vừa thu hút người độc bởi cách viết mới lạ vừa nói lên nhiều góc khuất của cuộc sống xã hội một cách chân thật nhất. 

Vào 1930, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng về lịch sử, chính trị, xã hội. Nhưng về văn chương lại không có quá nhiều ý nghĩa. Phải đưa sự phát triển của văn học về với năm 1932 vì đây là thời điểm xuất hiện của phong trào thơ mới và cũng là của Tự lực văn đoàn. Từ đây chúng ta dễ dàng nhìn ra bộ mặt văn học hiện đại qua các giai đoạn phát triển là văn học 1900 – 1932; 1932 – 1945; 1945 – 1975; 1975 – 2000.

Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945, phần 1900 – 1930 (thật ra là 1932) là của các tác giả Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng. Trong giai đoạn này, nội dung được thực hiện rất xuất sắc, tuy nhiên cách viết rất nặng. Đặc biệt là chưa đúng thì văn xuôi quốc ngữ, nhất là văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ. Đây được xem là bộ phận trong giai đoạn của văn học hiện đại trong những buổi đầu phát triển.

Văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn này được khái quát những điểm chính như sau:

  • Xây dựng nên hình tượng nổi bật những con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
  • Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nước nhà, ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan.
  • Ngợi ca, làm nổi bật tình yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn này.
  • Nhiều tác phẩm thơ ca trong thời điểm này đều thể hiện cuộc ra quân của dân tộc, nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, thể hiện một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại, khái quát tinh thần dân tộc trong thời đại mới, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.
  • Giọng văn học hiện đại Việt Nam trong thời gian này thể hiện trẻ trung, sôi nổi, yêu đời,….

Giai đoạn 1945 – 1954

  • Nội dung trong giai đoạn này là những ngày đầu đất nước giành độc lập (1845 – 1946), đồng thời ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Dân khí Miền Trung ( Hoài Thanh), Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)…
  • Sau 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
  • Các thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,… đều đạt được những thành tựu mới. Một số tác phẩm có thể kể đến như: Làng (Kim Lân), Đôi mắt (Nam Cao), Vùng mỏ(Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…, Tủy tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),…

Giai đoạn từ 1955 đến 1964

  • Chúng ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
  • Văn học đạt được nhiều thành tụ trên cả ba thể loại:

Văn xuôi làm nổi bật nhiều chủ đề cũng như những vấn đề trong cuộc sống hiện thực xảy ra.

Thơ phát triển mạnh mẽ với những chủ đề về đất nước, dân tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng và cái chung và đã có một mùa gặt bội thu.

Về kịch có thể kể một số tác phẩm như: Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm),…

Giai đoạn từ 1965 đến 1975

  • Ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cả hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
  • Tiền tuyến lớn miền Nam với những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Mùa văn học nở rộ thành công với những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, với thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải…
  • Miền Bắc nổi bật với những tác phẩm của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Tuân, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… cùng những tập thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Chính Hữu,… Những tác phẩm của các nhà thơ này đã phản ánh một cách thành công và chân thật qua cuộc sống trong chiến tranh. Đặc biệt tác phẩm đã dựng lên một bức tranh cho cả một thế hệ trẻ chống Mĩ.
  • Kịch chống Mĩ cũng có một số tác phẩm tiêu biểu như: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)… tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.
  • Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận phê bình xuất hiện và có giá trị. Tiêu biểu là những công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Tại sao lại gọi là văn học hiện đại

Văn học trung đại

Văn học trung đại ra đời vào đầu thế kỉ X và đến hết thế kỷ XIX.

Một số điểm chính trong nền văn học trung đại như sau: 

  • Giai đoạn thế kỉ X đến XV: Ca ngợi tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
  • Giai đoạn thế kỉ XVI đến XVIII: Phản ánh, phê phán xã hội bất công, tàn bạo.
  • Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Đề cao hình tượng con người, tiếp tục tập trung phản ánh, phê phán xã hội. 
  • Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những cuộc sống bất công.

Ví dụ: Một số tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch Đằng,…

Văn học hiện đại

Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

  • Từ 1945 đến 1954: Những tác phẩm xuất hiện giai đoạn này đều hướng đến cuộc kháng chiến chống Pháp ( tác phẩm Làng – Kim Lân).
  • Từ 1954 đến 1964: Một cái nhìn tích cực hướng đến cuộc sống tươi đẹp. 
  • Từ 1964 đến 1975: Làm nổi bật những hình tượng con người có phẩm chất tốt đẹp trong xã hội (Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa,…).
  • Sau 1975: Điển hình với tác phẩm Bến Quê – Nguyễn Minh Châu.

Một số tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam nổi bật mà bạn nên tham khảo:

  • Chí Phèo – Nam Cao
  • Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài
  • Nhật Ký Đặng Thùy Trâm – Đặng Thùy Trâm
  • Những Ngày Thơ Ấu – Nguyên Hồng
  • Cánh Đồng Bất Tận – Nguyễn Ngọc Tư,…

Xem thêm:

Vậy là qua bài viết trên, Bamboo đã giúp bạn tìm hiểu được văn học hiện đại là gì cũng như những tác phẩm nổi bật xuất hiện trong giai đoạn này. Hy vọng qua bài viết này bạn được bổ sung thêm kiến thức về văn học hiện đại. Chúc bạn ngày càng học giỏi.