Xã hội phong kiến tây âu được hình thành như thế nào lớp 7

Câu hỏi: 

Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân
B. Địa chủ và nông dân
C. Chủ nô và nô lệ
D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

Đáp án đúng D.

Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô, lãnh chúa phong kiến là những người thuộc tầng lớp quý tộc, tướng lĩnh, tầng lớp nông nô là tầng lớp được đưa vào nhóm là lực lượng sản xuất chính.

Giải thích lý do vì sao chọn D là đúng

Lãnh chúa phong kiến là những người thuộc tầng lớp quý tộc, tướng lĩnh. Họ được chia cho rất nhiều những ruộng đất, của cải, quyền lợi. Họ nắm mọi quyền lực trong tay. Họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho những người dưới quyền của mình.

Ngược lại, những người đó phải có nghĩa vụ cống nộp, nộp thuế cho lãnh chúa. Nói chung, lãnh chúa sẽ có quyền lực vô hạn trong vùng đất mà họ cai quản.

Tầng lớp nông nô là tầng lớp được đưa vào nhóm là lực lượng sản xuất chính. Họ sinh sống và lao động trong chính lãnh địa của lãnh chúa và họ phải lệ thuộc vào họ. Lãnh chúa sẽ phân cho từng người 1 phần đất đai. Họ sẽ phải sản xuất trên mảnh đất đó và nộp tô thuế lại cho lãnh chúa.

Nông nô tuy là lực lượng sản xuất, lao động chính nhưng cuộc sống của họ rất khổ sở. Cuộc sống của họ gắn chặt với lãnh chúa, lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Họ hoàn toàn không có quyền lực, tài sản.

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến 

– Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .

– Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến

*Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+ Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+ Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

*Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản:

+  Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+  Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.

* Bóc lột bằng tô thuế: Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .

Nhà nước phong kiến

– Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian

– Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .

– Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực – tập quyền ngay từ đầu .

– Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.

Lý thuyết:

Mục a

a. Sự hình thành

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thành những pháo đài kiên cố) và đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế).

+ Người sản xuất chính là nông nô: Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa; Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Nếu bỏ trốn sẽ bị trừng phạt nặng. Họ được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

Mục b

b. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo, …

- Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

- Kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, chỉ mua muối và sắt – sản phẩm nông nô không tự làm ra được, ngoài ra không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng), chế độ phong kiến phân quyền, nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358.

ND chính

Sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế của xã hội phong kiến Tây Âu.

Sơ đồ tư duy

Xã hội phong kiến tây âu được hình thành như thế nào lớp 7

Xemloigiai.com

Đề bài

Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 3 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

=> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

HocTot.Nam.Name.Vn

Câu 6: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?


* Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như sau:

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.

=> Xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành.


Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Từ khóa tìm kiếm Google: xã hội phong kiến, châu Âu, người giéc - man, hình thành XHPK.

8.327

Với giải Câu hỏi 2 trang 10 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch sử lớp 7: Những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1, trang 9 SGK

Bước 2: Chọn những ý chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. Các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử. 

Trả lời:

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu được diễn ra qua nhiều thế kỉ. Cụ thể:

- Khoảng thế kỷ III, đế quốc La Mã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ cuối thế kỷ V các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã.

- Người Giéc-man đã thủ tiêu nhà nước chiếm nô La Mã, xây dựng nhà nước mới và tiến hành quá trình phong kiến hóa: Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội, Nông nô hóa giai cấp nông dân, trang viên hóa nền kinh tế.

- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

- Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?...

Câu hỏi 1 trang 11 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu...

Câu hỏi 2 trang 11 Lịch sử lớp 7: Khai thác sơ đồ hình 2 và đọc thông tin trong mục, hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến...

Câu hỏi trang 12 Lịch sử lớp 7: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo...

Câu hỏi 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị trung đại ra đời thế nào?...

Câu hỏi 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Hãy phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại...

Luyện tập 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyện tập 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên...

Vận dụng 3 trang 13 Lịch sử lớp 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,…) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX