Xét nghiệm dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền năm 2024

Xét nghiệm double test giá bao nhiêu? Quy trình thực hiện như thế nào?… là những mối quan tâm thường gặp của nhiều mẹ bầu khi đến thời điểm cần phải thực hiện xét nghiệm quan trọng này.

Xét nghiệm dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền năm 2024

Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1,5 triệu trẻ em chào đời, trong đó có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh (13 phút có một trẻ mắc dị tật bẩm sinh) được sinh ra. Dị tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong (chiếm tỷ lệ 11%), khoảng 40.039 trẻ may mắn sống sót sau giai đoạn sơ sinh nhưng phải chịu số phận thiệt thòi suốt cuộc đời. Đây không chỉ là nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Tổng quan về xét nghiệm double test

Xét nghiệm double test được thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông qua việc xem xét chỉ số nồng độ của các thành phần trong huyết tương của mẹ như beta-hCG (một thành phần của hormone HCG) và protein huyết tương PAPP-A (pregnancy associated plasma protein-A – một loại glycoprotein do nhau thai sản xuất và bài tiết vào máu mẹ), bác sĩ sẽ có những đánh giá về nguy cơ xảy ra dị tật thai nhi. (1)

Bao gồm các vấn đề bất thường nhiễm sắc thể số 21 (gây hội chứng Down) nhiễm sắc thể 18 và 13 (gây hội chứng Edwards và Patau). Nếu kết quả xét nghiệm double test cho ra bất thường, bác sĩ sản khoa có thể chỉ định mẹ bầu làm thêm những xét nghiệm sàng lọc khác như xét nghiệm triple test, xét nghiệm/sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn NIPT/NIPS…

Những thông tin này sẽ được bác sĩ đề cập đến trong buổi hẹn khám thai đầu tiên vì hầu hết chúng được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Quy trình thực hiện xét nghiệm double test

Xét nghiệm double test là làm những gì?

  • Sau bước tư vấn của bác sĩ sản khoa, kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy mẫu máu của sản phụ (khoảng 2-4ml máu tĩnh mạch) để đánh giá nồng độ free Beta hCG và PAPP-A.
  • Kế đến, bác sĩ sản khoa sẽ kết hợp với kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, xem xét tuổi mẹ, tuổi thai… để đánh giá nguy cơ dị tật do bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp.
  • Tiếp theo, mẫu máu được chuyển đến phòng xét nghiệm. Bước cuối cùng, bác sĩ đọc kết quả và tư vấn cho mẹ bầu: Nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ tiếp tục dưỡng thai và theo lịch khám đã hẹn;
  • Trường hợp phát sinh bất thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để đưa ra được kết luận cuối cùng.

Xét nghiệm double test giá bao nhiêu?

Mức giá cho xét nghiệm double test sẽ phụ thuộc vào phạm vi bảo hiểm và bệnh viện nơi mà mẹ bầu đang theo khám hay thực hiện xét nghiệm. Mức giá cho dịch vụ xét nghiệm này rơi vào khoảng 500.000 đồng/lần.

*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Xét nghiệm double test có được thanh toán BHYT?

  • Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, khám thai định kỳ là một trong những khoản được BHYT chi trả. Tuy nhiên, trường hợp được chi trả nếu mẹ bầu khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn và theo quy trình khám tiêu chuẩn của bệnh viện.
  • Ngược lại, BHYT sẽ không thực hiện chi trả nếu mẹ bầu khám thai định kỳ và làm xét nghiệm ngoài lịch hẹn của bác sĩ. Do đó, trước khi khám thai, thai phụ nên lựa chọn cơ sở khám và tìm hiểu các thủ tục liên quan đến quyền lợi chi trả BHYT cho thai phụ.

Đối với dịch vụ xét nghiệm double test, để biết dịch vụ này có nằm trong danh mục được BHYT chi trả hay không, mẹ bầu có thể tìm hiểu phụ lục Thông tư 13/2019/TT-BYT để kiểm tra về những dịch vụ xét nghiệm được chi trả. Trong trường hợp dịch vụ xét nghiệm mẹ bầu lựa chọn được BHYT chi trả nhưng bệnh viện khám không chi trả thì mẹ bầu có thể đến cơ quan BHXH nơi cấp BHYT để làm thủ tục và nhận lại tiền thanh toán.

Ngoài ra, trường hợp không có bảo hiểm y tế, mẹ bầu có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện để tìm hiểu về chi phí hoặc các chương trình giảm giá (nếu có).

Xét nghiệm double test thường được thực hiện cùng với siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm mục đích tầm soát hoàn chỉnh trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì vậy, mẹ bầu cũng cần lên kế hoạch ngân sách chi trả cho cả hai dịch vụ xét nghiệm này.

Xét nghiệm double test có cần thiết không?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả phụ nữ mang thai đều nên tiến hành xét nghiệm double test đúng thời điểm. Việc sàng lọc trước sinh vô cùng cần thiết đối với tất cả thai phụ, bởi có thể nhanh chóng phát hiện ra những bất thường về sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, thai phụ có những yếu tố sau càng phải thực hiện xét nghiệm double test:

  • Trên 35 tuổi, mẹ bầu có tiền sử thai lưu hay sảy thai
  • Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai
  • Kết quả siêu âm độ mờ da gáy rơi vào nhóm nguy cơ cao
  • Mẹ bầu có người thân trong gia đình mắc dị tật bẩm sinh
  • Thai phụ bị tiểu đường và sử dụng insulin, tiếp xúc với phóng xạ liều cao…

Tóm lại, xét nghiệm double test là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thực hiện trước khi sinh để xem xét các vấn đề về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông qua xét nghiệm, các bác sĩ sản khoa sẽ biết được các chỉ số của thai nhi bao gồm kích thước, giới tính, tuần thai và vị trí trong tử cung; nguy cơ mắc dị tật thai nhi (có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ)…

Qua đó xử lý kịp thời các vấn đề về sức khỏe phát sinh, mang đến một nền tảng sức khỏe ổn định cho mẹ và thai nhi. Điều này còn góp phần tạo dựng một khởi đầu trọn vẹn, đảm bảo cuộc sống chất lượng về sau cho trẻ.

Xét nghiệm double test có chính xác không?

Kết quả xét nghiệm double test cho độ chính xác dao động trong khoảng 80% – 90%. Đây là xét nghiệm cảnh báo sớm nhất cho mẹ bầu về nguy cơ dị tật thai nhi. Trường hợp, kết quả xét nghiệm cho thấy có bất thường, mẹ bầu có thể được xếp vào nhóm thai phụ có nguy cơ cao nhưng chưa chắc chắn có tình trạng dị tật ở thai nhi. ()

Xét nghiệm double test ở đâu tốt nhất?

Lựa chọn cơ sở y tế và phòng khám thai uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao là điều mà mẹ bầu nên lưu ý để có được những kết quả chính xác, chủ động trong việc chăm sóc thai kỳ.

Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2. Đồng thời, các dịch vụ xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất thế giới như:

  • Hệ thống máy Alinity M của hãng Abbott (Mỹ), Hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600 (Bộ phận Huyết học – Truyền máu); Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity (Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch)…
    Xét nghiệm dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền năm 2024
    Trung tâm Xét nghiệm – BVĐK Tâm Anh TP HCM được trang bị hệ thống máy móc hiện đại

Hiện BVĐK Tâm Anh triển khai các gói sàng lọc sơ sinh và các gói xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, bao gồm:

  • Gói SÀNG LỌC CƠ BẢN cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: khám sàng lọc sơ sinh; tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser); siêu âm qua thóp; siêu âm tim, màng tim qua thành ngực; siêu âm ổ bụng (gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang).
  • Gói SÀNG LỌC NÂNG CAO cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: khám sàng lọc sơ sinh, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser); siêu âm qua thóp; siêu âm tim, màng tim qua thành ngực; siêu âm ổ bụng (gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang); định lượng Calci ion hóa; định lượng 25OH Vitamin D (D3); định lượng Ferritin; định lượng Sắt; đo hoạt độ ALT (GPT); đo hoạt độ AST (GOT); định lượng Creatinin.

Các gói xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại BVĐK Tâm Anh

  • Gói xét nghiệm SLSS 3 bệnh: thiếu men G6PD (G6PD); suy giáp bẩm sinh (TSH); tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (17-OHP).
  • Gói xét nghiệm SLSS cơ bản 8 bệnh: thiếu men G6PD (G6PD), Phenylketonuria (PHE), Galactosemia (Total GAL), thiếu men Biotinidase (BIOT), suy giáp bẩm sinh (TSH), bệnh lý liên quan chức năng tuyến giáp (T4), tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (17-OHP), thiếu hụt enzym galactose-1-phosphate uridyl transferase (GALT)
  • Gói xét nghiệm SLSS cơ bản 8 bệnh & các bệnh Hemoglobin (Hemo): xét nghiệm SLSS 8 bệnh cơ bản (G6PD; 17-OHP;TSH;TGAL;PHE;T4;GALT;BIOT); các bệnh lý liên quan đến HEMO (S-beta Thalassemia (Hb S/βTh), Alpha Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm (Hb S/S), thiếu máu Sickle-C (Hb S/C)); Các biến thể HEMO khác (HbD, HbE, HbC…)
  • Gói xét nghiệm SLSS 68 bệnh (và >20 bệnh RLCH khác): Xét nghiệm SLSS 8 bệnh cơ bản (G6PD; 17-OHP;TSH;TGAL;PHE;T4;GALT;BIOT); Xét nghiệm 60 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh (MS/MS); Phát hiện thêm>20 rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp (được báo cáo nếu phát hiện)
  • Gói xét nghiệm SLSS 73 bệnh (và >20 bệnh RLCH khác): Xét nghiệm 73 bệnh rối loạn nội tiết, chuyển hóa, di truyền thường gặp ở trẻ sơ sinh; Xét nghiệm SLSS 8 bệnh cơ bản (G6PD, 17-OHP, TSH, TGAL, PHE, T4, GALT, BIOT); Các bệnh lý liên quan đến Hemoglobin (HEMO); Xét nghiệm 60 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh (MS/MS). Và phát hiện thêm >20 rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp khác (được báo cáo nếu phát hiện)
  • Gói xét nghiệm SLSS cao cấp Babygene: Xét nghiệm 72 bệnh lý di truyền thường gặp thông qua phân tích 109 genes có liên quan; Rối loạn chuyển hóa acid hữu cơ, acid béo, acid amin; Rối loạn nội tiết; Thiếu men G6PD; Xơ nang, thiếu hụt enzyme Biotinidase; Các bệnh lý liên quan đến Hemoglobin (Thalassemia, HbS, HbD, HbE, HbC…); Rối loạn dự trữ thể tiêu bào; Teo cơ tủy sống; Các bệnh lý khác.

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm double test vào khoảng thời gian nào?

Bác sĩ sản khoa sẽ khuyên mẹ bầu thực hiện lấy máu xét nghiệm double test vào khoảng giữa tuần thứ 11 đến hết tuần thứ 13 (khoảng gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên hoặc đầu tam cá nguyệt thứ hai).

Ví dụ, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai nhi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21, 18 hay 13 thì nồng độ PAPP-A trong máu mẹ sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm double test thực hiện ở quý II (3 tháng giữa thai kỳ) thì nồng độ PAPP-A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc chỉ hơi giảm, khi ấy kết quả cho ra sẽ không chính xác.

Do đó, bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm double test trong thời gian quy định để xác định được định lượng PAPP-A, qua đó dự đoán nguy cơ mắc các hội chứng liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng Down (do bất thường của nhiễm sắc thể 21).

Bên cạnh việc quan tâm đến xét nghiệm double test giá bao nhiêu, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến thời điểm thực hiện xét nghiệm. Nếu thực hiện sớm hoặc trễ hơn thời điểm chỉ định, kết quả cho ra không chính xác và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên ghi chú lại lịch hẹn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, trong đó có sàng lọc double test.

Việc thực hiện xét nghiệm double test được tiến hành sớm còn giúp mẹ bầu có thêm thời gian thực hiện thêm các xét nghiệm quan trọng khác, điều trị y tế hay lên kế hoạch tổng thể cho quá trình mang thai và sinh nở. Dự báo sớm nguy cơ xảy ra dị tật thai nhi cũng giúp bà bầu chuẩn bị cho một ca sinh đặc biệt và yêu cầu sự hỗ trợ cần thiết từ người thân nếu cần.

Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không?

Không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm double test là một xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện sau khi có sự chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm này không yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm, vì vậy mẹ bầu có thể ăn uống bình thường.

Tùy thuộc vào cơ sở y tế hay phòng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong khoảng 3 – 7 ngày. Mẹ bầu có thể kiểm tra thông tin về cách thức nhận kết quả cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm double test có nguy cơ cao?

Kết quả tiêu chuẩn cho xét nghiệm double test được chia thành 3 mức: nguy cơ thấp, trung bình và nguy cơ cao.

Xét nghiệm dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền năm 2024
Bác sĩ sẽ tư vấn những giải pháp hợp lý cho mẹ bầu để tiếp tục thai kỳ khỏe mạnh

  • Nguy cơ thấp, nghĩa là khả năng thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể thấp, theo thống kê là 1:1.000 trở lên (nghĩa là trong 1.000 thai nhi thì chỉ có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh).
  • Kết quả rơi vào mức trung bình, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thêm các kiểm tra khác nếu mẹ bầu có một trong các yếu tố nguy cơ sau: lịch sử gia đình có người bị dị tật, mẹ bầu trên 35 tuổi… hay một vài lý do khác.
  • Nguy cơ cao, tỷ lệ là 1:10 – 1:250 (nghĩa là cứ 10 – 250 thai nhi thì có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh). Lúc này, mẹ cầu cần thực hiện thêm các xét nghiệm có tính chính xác hơn theo chỉ định của bác sĩ sản khoa như xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT), chọc dò màng ối, sinh thiết gai nhau… Dù một số xét nghiệm xâm lấn có thể ảnh hưởng đến thai kỳ nhưng chúng cung cấp một kết luận chắc chắn hơn cho vấn đề có hay không hiện tượng dị tật thai nhi.
    Tham khảo: Các xét nghiệm tiền sản cần thiết cho mẹ bầu

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, trong tam cá nguyệt đầu tiên, chỉ nên xem xét các dấu hiệu của hội chứng Down, hội chứng Edward hoặc Patau, không nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho các bệnh lý khác.

Điều quan trọng, việc thực hiện những xét nghiệm sàng lọc nhằm mục đích giúp mẹ bầu có được những thông tin về sức khỏe thai nhi và bản thân để phòng ngừa chứ không phải là cảnh báo chắc chắn về một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng sẽ xảy ra trong những tháng thai kỳ tiếp theo. Vì thế, mẹ bầu không nên hoang mang, lo lắng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Để xác định có hay không những vấn đề liên quan đến dị tật thai nhi cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác trước khi kết luận. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ việc khám thai định kỳ, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh xảy ra những biến chứng thai kỳ, duy trì nền tảng sức khỏe ổn định cho cả mẹ và thai nhi đến ngày “khai hoa, nở nhụy”.

Bài viết liên quan: Kết quả xét nghiệm Double test như nào là bình thường? Hướng dẫn cách đọc kết quả

Qua bài viết các mẹ bầu cũng đã biết thêm về xét nghiệm double test giá bao nhiêu? Quy trình thực hiện như thế nào?. Vì thế nếu có nhu cầu hãy đến bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn rõ hơn và tốt nhất.

Sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiến?

4, Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Xét nghiệm máu xem có thai không bao nhiêu tiến?

Với phương pháp xét nghiệm máu thử thai, các bạn sẽ không cần chờ đợi quá lâu, quy trình xét nghiệm diễn ra vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mức chi phí xét nghiệm máu có thai hay không sẽ không quá tốn kém, thường chỉ dao động trong khoảng 250,000 - 400,000 đồng tùy vào cơ sở thực hiện.

Xét nghiệm thai 12 tuần bao nhiêu tiến?

Phát hiện khuyết tật: NIPT giúp phát hiện đột biến số lượng và một số đột biến mất đoạn vi mô ở 23 cặp nhiễm sắc thể (bình thường và giới tính). Độ chính xác: Kết quả của NIPT là trên 99%. Chi phí: Sàng lọc thai 12 tuần có giá 3.000.000 đến 18.000.000 VNĐ/lần xét nghiệm.

Xét nghiệm dị tật thai nhi bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm NIPT bao lâu có kết quả – Kết quả chính xác đến 99,9%, bởi NIPT được thực hiện nhờ công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới. – Kết quả xét nghiệm NIPT có nhanh, chỉ sau khi lấy mẫu là 5 đến 7 ngày.