Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào?

Văn tự sự lớp 8 – Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các

Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ.

Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.

Ví dụ 1.ứng đối giỏi

Được tin Án Tử, quan đại thần nước Tề sắp sang sứ nước Sở, vua Sở hỏi các cận thần:

–    Án Tử là một tay hùng biện của nước Tề. Trẫm muốn hạ gục hắn một phen, các khanh có kế gì không?

Cận thần thưa: “Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước đức vua”

–  Để làm gì?

–  Để làm giả người nước Tề.

–  Cho là phạm tội gì?

–  Tội ăn trộm!

Mấy hôm sau, Án Tử đến. Vua Sở đón tiếp vô cùng long trọng và mở đại tiệc chúc mừng. Lúc rượu đã ngà ngà say, bỗng thấy hai tên lính cận vệ gươm giáo tuốt trần, áp giải một người bị trói dẫn vào.

Vua hỏi: “Tên kia tội gì mà phải trói thế?”

Lính cận vệ thưa: “Tên ấy là người nước Tề, phải trói vì tội ăn trộm!”

Vua Sở đưa mắt nhìn Án Tử, hỏi rằng: “Người nước Tề hay ăn trộm lắm nhỉ?”

Quảng cáo - Advertisements

Đặt chén ngọc tửu xuống bàn tiệc, Án Tử ung dung đứng dậy, thưa rằng:

–   Kính thưa đức Vua cùng các quý ngài. Chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, nhưng sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau, nó xui khiến ra như thế chăng!

Các quan đại thần nước Sở ngồi dự tiệc, mặt mày xịu xuống. Vua Sở cười, nói: “Ta muốn nói đùa mà thành chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ”.

Án Tử Xuân Thu (Theo cổ học tinh hoa)

Các em hãy đọc hai, ba lần truyện “ứng đối giỏi” trên đây, và suy ngẫm về yếu tố nghị luận hàm chứa trong lời đáp của Án Tử.

Ví dụ 2

Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, những câu văn, đoạn văn sau đây hàm chứa yếu tố nghị luận nói lên những suy ngẫm sâu sắc, những triết lí về những đau khổ của kiếp người bần cùng:

a.  “Lão chua chát bảo:

–   Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

–   Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

–   Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”….

b.   “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dờ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ.

Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.

Ví dụ 1. ứng đối giỏi

Được tin Án Tử, quan đại thần nước Tề sắp sang sứ nước Sở, vua Sở hỏi các cận thần:

-    Án Tử là một tay hùng biện của nước Tề. Trẫm muốn hạ gục hắn một phen, các khanh có kế gì không?

Cận thần thưa: “Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước đức vua”

-  Để làm gì?

-  Để làm giả người nước Tề.

-  Cho là phạm tội gì?

-  Tội ăn trộm!

Mấy hôm sau, Án Tử đến. Vua Sở đón tiếp vô cùng long trọng và mở đại tiệc chúc mừng. Lúc rượu đã ngà ngà say, bỗng thấy hai tên lính cận vệ gươm giáo tuốt trần, áp giải một người bị trói dẫn vào.

Vua hỏi: “Tên kia tội gì mà phải trói thế?”

Lính cận vệ thưa: “Tên ấy là người nước Tề, phải trói vì tội ăn trộm!”

Vua Sở đưa mắt nhìn Án Tử, hỏi rằng: “Người nước Tề hay ăn trộm lắm nhỉ?”

Đặt chén ngọc tửu xuống bàn tiệc, Án Tử ung dung đứng dậy, thưa rằng:

-   Kính thưa đức Vua cùng các quý ngài. Chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, nhưng sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau, nó xui khiến ra như thế chăng!

Các quan đại thần nước Sở ngồi dự tiệc, mặt mày xịu xuống. Vua Sở cười, nói: “Ta muốn nói đùa mà thành chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ”.

Án Tử Xuân Thu (Theo cổ học tinh hoa)

Các em hãy đọc hai, ba lần truyện “ứng đối giỏi” trên đây, và suy ngẫm về yếu tố nghị luận hàm chứa trong lời đáp của Án Tử.

Ví dụ 2

Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, những câu văn, đoạn văn sau đây hàm chứa yếu tố nghị luận nói lên những suy ngẫm sâu sắc, những triết lí về những đau khổ của kiếp người bần cùng:

a.  “Lão chua chát bảo:

-   Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

-   Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

-   Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”....

b.   “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Loigiaihay.com

c. Theo em yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn tự sự? Khi nào cần đưa ra yếu tố nghị luận vào văn tự sự?


Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự:gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó khiến câu chuyện có chiều sâu và ý nghĩa hơn, để lại ấn tượng cho người đọc


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 10 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 78 , bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Nghị luận trong văn bản tự sự là một trong những nội dung cần phải nắm được khi viết bài văn nghị luận, hãy cùng theo dõi nội dung sau để hiểu rõ hơn.

Nghị luận là gì?

Nghị luận là phương pháp hay dạng thức văn bản tồn tại với nội dung chủ yếu là bàn về một đối tượng khác, đó có thể là một tác phẩm văn học, đời sống, chính trị, xã hội nhằm cung cấp tới người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của bản thân có tính thuyết phục.

Ở nước ta văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc dựng nước và giữ nước.

Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi…và đặc biệt đến thế kỷ XX, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 

Bố cục bài văn nghị luận

Trước khi tìm hiểu về Nghị luận trong văn bản tự sự cần nắm được bố cục của bài văn nghị luận. Bố cục của bài văn nghị luận tương tự như một bài văn thông thường, có mở bài, thân bài và kết bài.

– Mở bài: Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ

– Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý

– Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân.

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận:

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận; Một bài văn thường có các luận điểm: Luận điểm chính; Luận điểm xuất phát; Luận điểm khai triển.

– Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

– Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục, bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ.

Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

– Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận, yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua  lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ.

– Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.

– Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, ngưòi viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện mang tính triết lí.

– Cách nhận diện dấu hiệu và đặc điểm của Nghị luận trong văn bản tự sự

+ Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại, trong đó người viết nêu lên những nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng… nào đó.

+ Trong văn bản nghị luận, người viết ít dùng câu văn miêu tả, câu trần thuật mà thường dùng câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: Nếu… thì; không những… mà còn; càng… càng; vì thế… cho nên;… Trong văn nghị luận, người viết thường dùng các từ lập luận: Tại sao, thật vậy, tuy thế; trước hết,…

Bài tập về nghị luận trong văn bản tự sự

Nghị luận trong văn bản tự sự đã được giải đáp ở nội dung trên, nội dung này sẽ hướng dẫn giải một số bài tập liên quan.

Trả lời câu 2 (trang 137 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tìm hiểu các đoạn trích

a. Căn cứ vào định nghĩa, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên

b. Yếu tố nghị luận có thể làm cho văn bản tự sự thêm sâu sắc thế nào?

– Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì?

– Luận cứ và lập luận như thế nào?

– Các câu trong văn bản thường sử dụng là loại câu gì?

Trả lời:

Đoạn 1: Đây là suy nghĩ nội tâm của ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao

a.

– Nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện…

– Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi.

– Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình.

– Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

– Mình biết vậy nên mình chỉ buồn nhưng không nỡ giận.

Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

b.

Luận điểm:

+ Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh mình thì ta chỉ thấy toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương…Đây là luận điểm có tính chất đặt vấn đề.

+ Vợ tôi không ác, nhưng vì thị khổ quá rồi nên sinh ra ích kỉ, tàn nhẫn với người khác. Đây là luận điểm có tính chất phát triển lập luận, triển khai vấn đề nghị luận. Các luận chứng và lí lẽ được đưa ra: một người đau chân….; khi người ta khổ quá thì…

+ Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Đây là luận điểm kết luận, kết thúc lập luận.

Với việc lập luận như trên, tác giả đã “kể được” câu chuyện về nỗi giằng xé, trăn trở, bi kịch bên trong con người; khẳng định về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời. Đồng thời, phác ra được thực trạng nhân sinh cùng khổ trong bối cảnh xã hội đầu thế kỉ XX.

Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính lập luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu thì; vì thế… cho nên, sở dĩ… là vì; khi A… thì B… Các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn những chân lý.

Đoạn 2:

a. Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, có thể thấy cuộc đôi thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án, quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng, vật chứng… sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên tòa này, Kiều là luật sư buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình.

b.

– Lập luận của Thúy Kiều:

+ Xưa nay, đàn bà có mấy người ghê ghớm, cay nghiệt như mụ

+ Càng cay nghiệt càng chuốc nhiều oan trái (Đây là kiểu câu khẳng định).

– Lập luận của Hoạn Thư:

+ Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường.

+ Thứ hai: mình đã đối xử rất tốt với cô khi cô chép kinh ở “Quan Âm Các”.

+ Thứ ba: mình và cô đều là cảnh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được…

+ Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho cô, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô.

– Hình thức: Thúy Kiều sử dụng hình thức câu khẳng định, càng … càng. Khẳng định tội ác của Hoạn Thư.