Brexit là gì và brexit có lợi hay hại năm 2024

Brexit chắc chắn có tác động nhưng mức độ không nghiêm trọng như nhiều ý kiến bày tỏ. Không có Anh, EU vẫn là liên minh hùng mạnh, đủ sức tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc nước Anh rời khỏi Liên minh Châu âu (EU) hay còn gọi là Brexit, là biến cố có tác động lớn đến xu thế toàn cầu hóa. Liệu thế giới đang quay lại với mô hình biệt lập hay Brexit chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên?.

Quá khứ trắc trở gia nhập EU

EU thoạt đầu được gọi bằng cái tên “Cộng đồng than thép châu Âu” được thành lập năm 1951. Bỏ qua lời kêu gọi của những quốc gia sáng lập cộng đồng này, Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill từ chối gia nhập.

Trong khi đó, kinh tế các nước lân bang như Pháp và Đức phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ II nhờ gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Nhận thấy nguy cơ tụt hậu, nước Anh xin gia nhập EEC nhưng trớ trêu thay bị Tổng thống Pháp De Gaulle hai lần bác bỏ.

Mãi đến năm 1973, nước Anh mới trở thành thành viên cộng đồng kinh tế hùng mạnh này, nhưng nhiều người dân nước này không muốn bị bó buộc bởi EEC, bắt buộc Chính phủ Anh trưng cầu dân ý, kết quả vẫn ở lại EEC cho đến năm 2016 mới xuất hiện Brexit.

Trong suốt quá trình tham gia EU, nước Anh luôn để ngỏ một vài quyết định có tính chất bước ngoặt, đặc biệt là không sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EUR), không tham gia cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu.

Anh sẽ “lặng lẽ” rời EU?

Trên thực tế, nước Anh cơ bản đạt được nguyện vọng ra khỏi EU khi đa số cử tri nước này (51,5%) đồng ý Brexit. Nhưng cuộc “ly hôn” tiêu tốn nhiều thứ này phải trải qua tiến trình đàm phán giữa Anh và EU, nếu không có gì thay đổi đầu 2019 Brexit chính thức hoàn thành.

Câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay là EU sẽ như thế nào nếu không có Anh? Đáp án cho câu hỏi này nằm ở mối quan hệ kinh tế của Anh với EU, hay nói cách khác là vai trò của Anh với EU.

Mặc dù tồn tại nhiều bất đồng nhưng London luôn là thành viên quan trọng của EU, nước này đóng góp khoảng 10 tỷ GBP cho ngân sách EU, chiếm 12,5%, chỉ xếp sau Pháp và Đức. Một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng 10 đạo luật “gây phiền hà” nhất của EU đã làm Anh tiêu tốn 33,3 tỷ GBP mỗi năm.

Là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới xét về mặt thương mại quốc tế, nước Anh có thể gặt hái được nhiều lợi ích từ việc là một quốc gia thương mại toàn cầu cởi mở.

EU hiện có giao dịch thương mại với 52 quốc gia. Nếu Anh rời EU, quốc gia này sẽ phải đàm phán lại thoả thuận thương mại với các nước. Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có khả năng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của EU có thể điều chỉnh nếu không có Anh.

Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU năm 2017 là 50,46 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. EU là thị trường rất quan trọng với Việt Nam, như là thước đo chất lượng hàng hóa vì hàng rào kỹ thuật chặt chẽ. Brexit có thể làm giảm sức mạnh “mềm” của EU, các chỉ số kinh tế, xã hội toàn khối cũng sụt giảm, lãnh đạo EU sẽ phải tìm phương án lấp vào chổ trống mà Anh bỏ lại, trong đó chắc chắn có thương mại và ngoại giao. Điều này tạo cơ hội cho EU mở rộng hợp tác với các nước, trong đó EVFTA là một ví dụ.

Về thương mại, các sản phẩm từ Việt Nam không hy vọng sẽ dễ dàng hơn về mặt kiểm định chất lượng, vì bản thân EU hay nước Anh đều có các tiêu chuẩn rất cao.

Quan hệ thương mại Việt - Anh có quy mô vừa phải nhưng tăng trưởng đều đặn, nửa đầu 2018 Việt Nam xuất siêu sang Anh hơn 1,5 tỷ USD, cho thấy quốc gia Tây Âu này là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, chính sách thuế quan của Anh chắc chắn có biến chuyển thời kỳ hậu Brexit - bởi không còn ràng buộc từ EU.

Điển hình như tôm, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho Anh. Một trong những thuận lợi đầu tiên đối với Việt Nam là được hưởng thuế ưu đãi phổ cập (General System of Preference - GPS). Nhưng ưu đãi này có thể sẽ không còn tác dụng nếu Anh không còn là thành viên EU.

Giữa các quốc gia này, hàng hóa, dịch vụ và con người được di chuyển thoải mái như trong một đất nước lớn – không thuế nhập khẩu, không visa.

Sau Thế chiến II, EU được lập ra trên một ý tưởng đơn giản: nếu các nước nhận được lợi ích thương mại khi bắt tay với nhau, họ sẽ không gây chiến. Hòa bình được duy trì, và kinh tế có thêm vô vàn cơ hội phát triển.

3. Tại sao Anh lại muốn rời khỏi EU?

Nhìn qua thì EU là một “gia đình kiểu mẫu”, đoàn kết và thịnh vượng. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Trước các biến động thế giới, mỗi nước trong EU muốn phản ứng một kiểu (theo theatlantic.com).

Theo reuters.com, những quốc gia này tranh luận gay gắt về nhập cư và thương mại. Họ cảm thấy bực bội vì bị “vạ lây” từ những nước hàng xóm trong khủng hoảng kinh tế hay làn sóng dân tị nạn.

Nước Anh sớm nhận ra mặt trái của khối này. Anh duy trì tiền tệ của riêng mình (Bảng Anh) xuyên suốt 45 năm tại EU, và lần đầu bỏ phiếu về Brexit chỉ 2 năm sau khi tham gia khối liên minh.

4. Trong nội bộ Anh ai muốn ở, ai muốn đi?

48% số người bỏ phiếu (bao gồm Cựu Thủ tướng David Cameron) cho rằng Anh nên ở lại EU. Họ thấy khối đại đoàn kết cho nước Anh nhiều sự bình ổn và cơ hội kinh tế.

51.9% còn lại (bao gồm Thủ tướng đương nhiệm Boris Johnson) cho rằng mái nhà chung EU đang trở nên gò bó với Anh Quốc.

EU quyết định quá nhiều luật trên các nước thành viên, khiến Anh thấy mình mất tự chủ quốc gia.

Để tiếp tục là thành viên của EU, Anh phải đóng hàng tỷ Bảng Anh mỗi năm. Nhiều người Anh cho rằng lợi ích nhận lại không đáng đồng tiền bát gạo.

5. Khi nào Brexit mới được gói gọn?

Hóa ra thủ tục chia tay EU sau 45 năm không hề đơn giản (cer.eu).

Nó bao gồm các vòng trưng cầu dân ý, tuyên bố trước dân, tuyên bố trước EU, nộp đơn, duyệt đơn, đàm phán và hơn thế nữa.

Được ví như một cuộc ly hôn, Anh và EU đều đang cố đàm phán lợi ích cho bên mình và những “đứa con chung” như công dân.

Mỗi khi đàm phán không thành hay Anh bầu thủ tướng, ngày nước Anh gói gọn Brexit lại bị trì hoãn. Từ 2016 đến 2020, Anh đã chứng kiến 3 nhiệm kỳ thủ tướng mà vẫn chưa xong Brexit.

Ngày Brexit Chính Thức đã bị dời tới 2 lần, cuối cùng cũng diễn ra vào 31/01/2020.

Nhưng sau đó vẫn còn một Giai đoạn chuyển giao để Anh và EU tiếp tục đàm phán.

6. Có bao nhiêu điểm Anh và EU phải đàm phán xung quanh “cuộc ly hôn” này?

Rất nhiều, trong đó theo tờ bbc.com có 4 điểm chính:

  • Anh phải bồi thường bao nhiêu tiền cho EU vì đã chủ động dứt áo ra đi (khoảng 39 tỷ Bảng Anh theo ước tính);
  • Chuyện gì sẽ xảy ra với công dân Anh đang sinh sống tại EU, và công dân EU sinh sống tại Anh;
  • Làm sao để không gây xáo trộn trên biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, vốn cũng là biên giới giữa Anh và EU;
  • Tương lai mối quan hệ giữa Anh và EU sẽ đi theo hướng nào.

Giai đoạn đàm phán này gọi là Giai đoạn chuyển giao, dự tính kéo dài đến hết năm 2020.

7. Brexit ảnh hưởng gì đến thế giới?

Tác động của Brexit vẫn đang được đo lường và dự đoán bởi các chuyên gia.

Về kinh tế và thương mại, một cường quốc như Anh tách khỏi một thị trường lớn như EU sẽ gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường tài chính, giá cả hàng hóa, và các nguồn vốn đầu tư.

Ví dụ, khi kết quả bỏ phiếu quyết định Anh rời EU, đồng euro rớt giá thảm. Du học sinh Việt tạm mừng, trong khi dân chứng khoán “khóc” vì 25.400 tỷ đồng “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. (theo dantri.com)

Những công ty coi Anh như cửa ngõ vào EU cũng rục rịch rời trụ sở.

Về chính trị và xã hội, Brexit đề cao chủ nghĩa dân tộc và đi ngược lại xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. (Theo tờ Washingtonpost.com)

Tương tự việc Mỹ bầu Donald Trump lên làm tổng thống, kết quả bầu cử Brexit được cho là ví dụ điển hình của chủ nghĩa dân túy – một hiện tượng nóng của chính trị phương Tây (theo báo Nhân dân).