20 tuần là bao nhiêu tháng

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã có được sự phát triển khá ổn định. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Bé có những phát triển gì so với giai đoạn trước, mẹ có biết không?

20 tuần là bao nhiêu tháng

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã có được sự phát triển khá ổn định

Menu xem nhanh:

  • 1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?
  • 2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 20

1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?

Trong tuần thứ 20, bé đã lớn hơn rất nhiều so với một vài tuần trước, bé đã nặng khoảng 320-340 gram, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 25-27 cm tương đương như một quả chuối.
Lúc này, khi siêu âm mẹ cũng có thể được bác sĩ chỉ cho thấy hai hàng lông mày cùng các sợi lông mi rất bé đã xuất hiện. Tóc bé cũng đã mọc dài hơn.
Bộ phận sinh dục cũng đã hình thành rất rõ.
Thai nhi cũng đã biết nuốt dịch ối, và thận cũng đã bắt đầu bài tiết nước tiểu.
Các giác quan của thai nhi cũng đã phát triển, tế bào thần kinh hình thành và phân loại 5 giác quan, thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác.
Những chuyển động của thai nhi lúc này đã rất rõ ràng.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 20

20 tuần là bao nhiêu tháng

Mẹ cũng đừng quên chăm sóc bản thân mình, tâm lý thoải mái là điều quan trọng trong thai kỳ

Ở tuần 20, một số mẹ bầu thấy xuất hiện tình trạng sữa non chảy rỉ ra, đầu núm vú có chất dịch trắng. Đây là biểu hiện bình thường, khi tắm rửa hàng ngày vệ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.
Tuần 20 tình trạng ốm nghén không còn, cân nặng của mẹ cũng chưa tăng quá nhiều, mẹ bầu có thể trông vẫn rất nhanh nhẹn, thoải mái. Hãy tận hưởng khoảng thời gian dễ chịu này trong thai kỳ.
Mẹ cũng đừng quên chăm sóc bản thân mình, nếu cảm thấy người đau nhức hãy xoa bóp, luyện tập nhẹ nhàng. Nếu cảm giác đau kéo dài nên đi gặp bác sĩ.

Giai đoạn này mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với bé, thai nhi lúc này đã nghe được giọng nói của mẹ, việc thường xuyên trò chuyện sẽ giúp bé có được cảm giác an toàn.
Những tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương cũng khiến thai nhi thoải mái, não bộ phát triển.
Thai nhi đang ngày càng phát triển tăng áp lực lên cơ thể người mẹ, nhiều chị em bị giãn tĩnh mạch khiến chân sưng phù, mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái, kê cao chân khi ngủ, khi ngồi và nên thường xuyên tập thể dục với những bài tập phù hợp.
Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ hạn chế ăn mặn. Bổ sung nhiều muối có thể khiến cơ thể bị tích nước, gây cảm giác khó chịu nặng nề. Tiếp tục bổ sung sắt với liều khoảng 30mg sắt/ngày. Đừng quên ăn nhiều trái cây và rau củ, để cung cấp vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi.
Chứng ợ nóng, đầy bụng khó tiêu sẽ thỉnh thoảng xuất hiện. Hãy chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, không ăn đồ ngọt nhiều đường.
Nên uống nhiều nước 1-2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón.

20 tuần là bao nhiêu tháng

Nếu những triệu chứng khi mang thai xuất hiện khiến mẹ bầu khó chịu, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Hi vọng rằng thông qua kiến thức mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã có những chia sẻ hữu ích.