5 bài học kinh nghiệm của Đại hội 12

'Chúng ta có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng'

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định từ nhiệm kỳ Đại hội khóa XII, chúng ta đã có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an ninh mạng.

Toàn văn báo cáo Tổng bí thư trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XIII

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội Đảng XIII tại phiên khai mạc.

5 bài học kinh nghiệm quý báu từ báo cáo của Tổng Bí thư tại Đại hội XIII

12:17 26/01/2021 Tin tức Đại hội Đảng

(VTC News) -

Mấy suy nghĩ về 5 bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới trong văn kiện Đại hội XII của Đảng

Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới đến nay, tại các kỳ đại hội Đảng, Đảng ta đều tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo trong một nhiệm kỳ hoặc một thời kỳ cách mạng. Có thể khẳng định rằng bài học kinh nghiệm trong các văn kiện của Đảng là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; là sự tổng kết lý luận và thực tiễn, được đúc rút từ những kết quả, thành công và những yếu kém, khuyết điểm, thậm chí cả thất bại!

Bài học kinh nghiệm từ đại hội Đảng có ý nghĩa to lớn - là những tư tưởng lớn, có tính chiến lược định hướng cho sự phát triển đất nước cũng như mỗi địa phương, đơn vị; định hướng tư tưởng và hành động cho mọi tổ chức đảng và đảng viên.
30 năm đổi mới vừa qua là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để. Đánh giá 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng còn những vấn đề phức tạp, những hạn chế yếu kém cần tập trung giải quyết.
Từ thực tế đó, Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa qua đã tổng kết 5 bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới toàn diện đất nước. Những bài học đó có điểm gì mới? đã kế thừa, phát triển các bài học nêu từ các đại hội Đảng trước đây như thế nào? Trả lời cho câu hỏi đó, có lẽ chúng ta cần nhìn lại những bài học mà Đảng ta đã tổng kết qua những chặng đường trong 30 năm đổi mới vừa qua.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986)
Đại hội VI của Đảng mở ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Từ thực tiễn thất bại và thành công, Đảng ta đã nêu ra 4 bài học kinh nghiệm quan trọng:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền…
Sau 30 năm đọc lại và suy ngẫm, chúng ta có thể thấy 4 bài học trên là những tư tưởng chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt, vô cùng quý giá, và do vậy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự lãnh đạo của Đảng ta trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết bài học kinh nghiệm của 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Đại hội đã tổng kết 06 bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có 3 bài học mới (bài học 1; 2 và 3) được tổng kết từ thực tiễn rất quan trọng đó là: bài học giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bài học kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; bài học xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Các bài học (bài học 4; 5 và 6) nêu trong văn kiện Đại hội VIII là sự tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển từ những nội dung bài học của Đại hội VI.
Sau 20 năm đổi mới đất nước, tại Đại hội lần thứ X (năm 2006), Đảng ta đã nêu lên 05 bài học lớn. Sự tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển của Đảng ta thể hiện rõ ở bài học 1, 4 và 5 (bài học trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; bài học phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực và bài học về năng lực lãnh đạo của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị...). Hai bài học (bài học 2 và 3) được tổng kết có nhiều điểm mới đó là.
Bài học đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; bài học đổi mới vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tế, nhạy bén với cái mới.
Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta nêu lên 5 bài học kinh nghiệm.
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân…
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, có đủ năng lực và phẩm chất…
Với 5 bài học nêu trên, theo chúng tôi các bài học tiếp tục được Đảng ta kế thừa, bổ sung những tư tưởng lớn từ Đại hội VI và các đại hội Đảng tiếp theo, đồng thời có sự phát triển mới, sáng tạo qua tổng kết thực tiễn những năm qua; thể hiện tại bài học 1, 3, 4 và 5 ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, khẳng định quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam…
Thứ hai, nhấn mạnh việc coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Thứ ba, bài học mới có ý nghĩa đột phá mà Đại hội nêu là phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, có đủ năng lực và phẩm chất...
Thứ tư, một điều rất đáng suy ngẫm là các kỳ đại hội đều rút ra bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng, tuy mỗi kỳ đại hội đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ có khác nhau. Đại hội XII của Đảng tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ đó song ở một tầm cao hơn, như là một mệnh lệnh của cuộc sống: Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đó là yêu cầu bức thiết của một Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, cũng là đòi hỏi chính đáng của nhân dân, đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.
Nêu lên những bài học kinh nghiệm qua các chặng đường 10 năm, 20 năm đổi mới vừa qua để chúng ta càng thấy rõ hơn những bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, tin tưởng và tự hào hơn về Đảng - một Đảng mang bản chất cách mạng và khoa học; từ trong thực tiễn đã tôi luyện bản lĩnh kiên định và sáng tạo, vun đắp lên truyền thống vẻ vang của Đảng ta.
05 bài học tổng kết chặng đường 30 năm đổi mới là định hướng tư tưởng chiến lược vô cùng quan trọng, chắc chắn sẽ tạo nên những xung lực mới, mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước XHCN phồn vinh và hạnh phúc.

Đỗ Cảnh Hưng