Ama có nghĩa là gì theo tiếng nhật

Ngôn ngữ xấu không thâm nhập vào ngôn ngữ của người Nhật với mức độ nhiều bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, những từ chửi thề này ít phong phú và đa dạng như trong tiếng Anh. Thế nhưng những từ dưới đây có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ và con người Nhật hơn là trong tiếng Anh. Vì vậy hãy cẩn thận khi dùng chúng!

Ở Nhật Bản, có một nghề chỉ dành riêng cho phụ nữ, được gọi bằng cái tên mỹ miều – Ama. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề lặn truyền thống này ngày càng mai một.

Hợp với nữ giới

Nghề Ama xuất hiện cách đây ít nhất 2000 năm, là nguồn cảm hứng vô tận với thơ ca, văn học từ thế kỷ thứ 8. Nhiều giả thuyết cho rằng, vào thời xưa, cánh đàn ông phải vươn khơi để đánh bắt được nhiều hải sản hơn, chỉ còn lại phụ nữ ở nhà, tiếp tục công việc lặn tìm hải sản và rong biển ven bờ. Cứ vậy, Ama được truyền từ mẹ sang con gái, cháu gái hết đời này sang đời khác. Tuy nhiên, chỉ có những Ama lão làng mới đưa ra câu trả lời thú vị nhất để giải thích vì sao nghề này chỉ “chiêu nạp” nữ giới. Bà Mieko Kitai, một Ama đã trên 70 tuổi ở Osaka chia sẻ, phụ nữ chịu lạnh tốt hơn đàn ông khi ở dưới nước vì cơ thể có lớp mỡ dày hơn. Điều đó giải thích vì sao các Ama là nữ giới ở dưới nước lâu hơn và bắt hải sản bằng tay hiệu quả hơn.

Ama có nghĩa là gì theo tiếng nhật

Ama chỉ chiêu nạp nữ giới

Ama truyền thống hạn chế sử dụng các thiết bị trợ thở dưới nước, chỉ mặc một chiếc quần vải ngắn, mỏng (sundoshi) để di chuyển dễ dàng hơn dưới nước và quấn khăn (tenugui) quanh đầu để giữ chặt tóc không bị bung ra khi lặn. Tenugui đem lại may mắn cho các Ama, giúp họ tránh được những điềm gở giữa đại dương mênh mông. Hình ảnh những Ama bán nuy ở đảo Chiba đầu thế kỷ 20 đã lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia người Nhật, Iwase Yoshiyuki. Những tấm ảnh trở thành cầu nối khiến Ama được cả thế giới biết đến, như một nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo của người Nhật. Ama cổ xưa sử dụng chậu gỗ gắn dây thừng làm phao cứu sinh và đeo thắt lưng khá nặng để lặn sâu hơn. Nhiều Ama trang bị thêm xẻng kaigane rất sắc để săn bào ngư trong kẽ đá. Đầu những năm 90, các Ama bắt đầu sử dụng kính bảo hộ, ống dẫn khí nén và ống bơm. Những thiết bị trên giúp Ama lặn lâu hơn và bắt được nhiều hải sản hơn. Năm 1970, quần áo lặn ra đời, hình ảnh các Ama bán nuy trở nên hiếm hoi.

Nghề dần mai một

Sau những chuyến lặn biển, các Ama quây quần xung quanh chòi nhỏ (Amagoya), còn gọi là “túp lều Ama” để nghỉ ngơi và dưỡng ấm. Đây là nơi các chị em phụ nữ chia sẻ những câu chuyện vui về biển, tình yêu biển cũng như nghề lặn. Tại nơi này, các Ama non nghề được dịp học hỏi kỹ thuật lặn biển và kinh nghiệm săn tìm bào ngư của các đàn chị. Với các Ama, bào ngư luôn là phần thưởng quý giá nhất. Những năm 60, các Ama kinh nghiệm có thể kiếm được 80.000 USD trong 6 tháng với nghề săn bào ngư. Họ trở thành hình mẫu người vợ lý tưởng trong mắt cánh đàn ông trong vùng. Tuy nhiên, trữ lượng bào ngư ngày càng suy giảm do thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, và lệnh hạn chế khai thác, đánh bắt của chính quyền địa phương, khiến sản lượng đánh bắt bào ngư của các Ama giảm mạnh.

Ama có nghĩa là gì theo tiếng nhật

Với người phụ nữ xưa, nghề Ama mang lại cho họ trải nghiệm thú vị, đầy phiêu lưu mạo hiểm nhưng được tự do, thỏa thích vùng vẫy giữa đại dương. Ngày nay, công việc này không còn sức hút với các cô gái trẻ. Hầu hết họ đều rời bỏ làng chài lên thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm mang lại thu nhập cao hơn. Nghề lặn biển Ama đang dần mai một trước sức ép của cuộc sống hiện đại, và chỉ còn ý nghĩa với những thế hệ phụ nữ yêu biển – những người luôn cảm thấy tự hào khi được gọi là Ama – người phụ nữ của đại dương.

Ama có nghĩa là gì theo tiếng nhật

Theo truyền thống, các cô gái thường để ngực trần và bắt đầu đi lặn từ tuổi 15. Trong thế chiến thứ 2, các Ama thậm chí nổi tiếng ngang những Geisha, nhưng giờ đây, số người theo nghề chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay và chủ yếu là những phụ nữ đã cao tuổi, chủ yếu sinh sống tại các làng chài dọc bờ biển Thái Bình Dương thuộc Nhật Bản.

If you see this message, please follow these instructions:

- On windows:

+ Chrome: Hold the Ctrl button and click the reload button in the address bar

+ Firefox: Hold Ctrl and press F5

+ IE: Hold Ctrl and press F5

- On Mac:

+ Chrome: Hold Shift and click the reload button in the address bar

+ Safari: Hold the Command button and press the reload button in the address bar

click reload multiple times or access mazii via anonymous mode

- On mobile:

Click reload multiple times or access mazii through anonymous mode

If it still doesn't work, press