Người già ngủ nhiều là bệnh gì

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe khi chúng ta già đi, tuy nhiên nhiều người già vẫn không biết ngủ bao nhiêu là đủ.

Khi già đi, bộ não có thể yêu cầu chúng ta đi ngủ sớm hơn. Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều người ngủ ngay sau khi ăn bữa tối.

Mặc dù vậy, hầu hết người lớn tuổi không phải lúc nào cũng ngủ đủ 8 tiếng hoặc thức dậy với cảm giác sảng khoái. Điều này có thể là do bộ não của chúng ta không trải qua giấc ngủ sâu nhiều như khi còn trẻ.

Người già ngủ nhiều là bệnh gì
Giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khoẻ hơn. Ảnh: HEALTH

Chân bồn chồn, viêm khớp, rối loạn hô hấp có thể khiến chúng ta tỉnh táo. Người lớn tuổi bị rối loạn tuyến tiền liệt hoặc bàng quang thường thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh. Điều này cũng làm gián đoạn giấc ngủ.

Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ cho biết, khi mô hình giấc ngủ thay đổi theo tuổi tác, người lớn từ 65 tuổi trở lên vẫn cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm và lý tưởng nhất là ngủ liền mạch.

Mặc dù ngủ 7-8 tiếng là lý tưởng cho người lớn tuổi, nhưng một số người có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ.

Ví dụ, một số người chỉ ngủ 6 tiếng nhưng vẫn có cảm giác sảng khoái. Trong khi đó, những người khác có thể cần thêm một giờ hoặc lâu hơn, tổng cộng là 9 giờ mỗi đêm.

Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể so với mức cần thiết có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe bao gồm huyết áp cao, béo phì, bệnh tim và trầm cảm. Nhưng ngủ quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó chẳng hạn như rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hoặc lo lắng, bệnh tuyến tiền liệt...

Nếu bạn lo lắng về việc ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm hoặc ngủ không đủ giấc (dưới 6 giờ), nên đến bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ kịp thời.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Người già ngủ nhiều là bệnh gì

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến. Cần sớm phát hiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi để có biện pháp can thiệp đúng cách.

Người già ngủ nhiều là bệnh gì

Tuổi càng cao, giấc ngủ càng dễ bị rối loạn do nhịp sinh học trong cơ thể thay đổi, bệnh tật, lão hóa tự nhiên… Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Khi chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi được cải thiện kịp thời, có thể giúp kiểm soát tốt các bệnh mạn tính do tuổi cao. Người cao tuổi khó ngủ, mất ngủ cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, đề ra biện pháp chữa trị phù hợp.

Khi đến tuổi già, các chức năng của hệ thần kinh ngày càng suy giảm, tình trạng giảm trí nhớ, mê sảng thường xuyên gặp phải ở nhóm người này.

Mê sảng là bệnh có thể khỏi được, là một rối loạn ý thức cấp tính, biến động. Mê sảng cũng được coi là rối loạn tâm thần ở người già.

Khi quá trình gửi và nhận tín hiệu trong não suy giảm sẽ gây ra tình trạng mê sảng. Người già mê sảng chủ yếu bởi các nguyên nhân sau:

  • Người già thường hay bị đau nhức và khó ngủ, nếu lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc ngủ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tình trạng mê sảng
  • Mắc bệnh parkinson
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hen, thuốc chống dị ứng, thuốc trị rối loạn tâm thần ở người già
  • Tình trạng sức khỏe yếu có khả năng gây ra mê sảng, đặc biệt ở người cao tuổi
  • Thiếu ngủ hoặc trầm cảm nặng
  • Suy dinh dưỡng hoặc mất nước
  • Nghiện rượu

Người già ngủ nhiều là bệnh gì

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mê sảng người cao tuổi

Sau đây là những biểu hiện chứng mê sảng người cao tuổi:

  • Người bệnh không tập chung vào xung quanh, hay tập trung vào một ý nghĩ duy nhất mà không quan tâm đến các thông tin khác.
  • Người bệnh thường dễ bị phân tâm bởi nhiều vấn đề khác nhau, không chú ý đến trọng điểm.
  • Người bệnh tự cô lập bản thân, ít khi ra ngoài và hầu như không tham gia các hoạt động cộng đồng.
  • Suy giảm trí nhớ là biểu hiện rõ ràng nhất, không thể nhớ được các sự kiện gần nhất
  • Không định hướng được bản thân, quên mất bản thân và mọi người xung quanh
  • Người bệnh khó nói, quên từ, hay nói lan man hoặc nói vô nghĩa, không diễn đạt được điều bản thân muốn nói.
  • Hành vi của người bệnh thay đổi, hay gặp các rối loạn tâm thần ở người già như ảo giác, bồn chồn, kích động, hay tạo ra âm thanh, hoạt động chậm chạp hơn, rối loạn giấc ngủ
  • Cảm xúc của người già mê sảng thường thay đổi, hay trong trạng thái lo lắng, sợ hãi hay hoang tưởng một vấn đề nào đó
  • Có thể thay đổi về nhân cách.

Để đánh giá tình trạng mê sảng người cao tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một vài kiểm tra bao gồm:

  • Đánh giá tình trạng tâm thần
  • Khám thực thể và thần kinh
  • Một vài xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, nước tiểu, hình ảnh não...

Điều trị mê sảng thường tập trung vào việc tạo ra môi trường cho bệnh nhân, đặc biệt đối với người già mê sảng:

Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng mê sảng người cao tuổi, loại bỏ các loại thuốc không cần thiết hoặc hạn chế sử dụng chúng

Chăm sóc hỗ trợ các vấn đề người cao tuổi gặp phải như khó khăn trong việc đi tiểu, di chuyển, trong ăn uống... Người nhà và người quen nên thường xuyên thăm hỏi, trao đổi với người già mê sảng. Thường xuyên nói chuyện, trấn an cảm xúc của người bệnh cũng như nhắc nhở người bệnh về những người xung quanh.

Thiết lập một môi trường sinh hoạt có lợi cho tình trạng mê sảng người cao tuổi như môi trường êm dịu, yên tĩnh, giữ ánh sáng trong nhà như ban ngày, loại bỏ những ảnh hưởng khiến giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn, giúp người bệnh giao tiếp thường xuyên với cộng đồng, tiếp cận người già mê sảng nhẹ nhàng, tránh gây ra các tranh cãi không đáng có.

Giúp người già mê sảng dùng thuốc theo lịch trình cố định, chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các hoạt động thể chất...

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tại sao người già hay mất ngủ?

Người cao tuổi thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân như: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, ...

Người cao tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Tất cả người lớn cần ngủ từ 6h đến 8h mỗi ngày. Khi già đi, việc có một giấc ngủ ngon sẽ khó khăn hơn. Điều đó không có nghĩa là người cao tuổi không cần đến 6 đến 8 tiếng để ngủ.

70 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

từ 7 đến 9 giờ là khoảng thời gian ngủ cần thiết mà hầu hết người trưởng thành cần, mặc dù một số người có thể cần ngủ ít hơn 6 giờ hoặc lên đến 10 giờ mỗi ngày. Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày.

Làm thế não để hết buồn ngủ?

7 cách hết buồn ngủ bạn không nên bỏ qua.

Thư giãn đôi mắt. Hãy chú ý đến đôi mắt, bởi đây là giác quan khiến cơn buồn ngủ của bạn ập đến. ... .

Bắt đầu một cuộc trò chuyện. ... .

Tập một vài động tác thể dục. ... .

Nhai kẹo cao su. ... .

Nghe bài hát sôi động. ... .

Tắm nước lạnh. ... .

Tranh thủ chợp mắt..