Theo đóm ăn tàn nghĩa là gì

Thành ngữ “theo đóm ăn tàn” hình thành là dựa trên hiện tượng nêu trên. Nhưng theo đóm ăn tàn, hoặc theo voi ăn bã mía khi trở thành thành ngữ thì lại không phải để mô phỏng cái việc cụ thể ấy, mà sang chuyện con người. Đó là ám chỉ cách sống theo đuôi nhặt nhạnh tí của thừa rơi rụng không đáng với giá trị phẩm hạnh con người. Đó là lối sống theo bản năng nhằm kiếm cái lợi nhỏ. Là thứ a dua không có tính liên kết.

Theo đóm ăn tàn của con vật là bản năng. Người mà theo đóm ăn tàn là loại người kém cỏi không tự biết mình là ai, không cần biết hệ lụy của việc đó sẽ dẫn mình đến đâu, cứ có tí lợi là tìm đén để nhặt nhạnh. Đó là câu thành ngữ nhắc người đời ngẫm ngợi để tự điều chỉnh cuộc sống của mình. 2/7/2010

Thành ngữ Việt Nam có câu “theo đóm ăn tàn” là để chỉ những kẻ “thiếu hiểu biết hoặc với mưu đồ xấu xa chỉ biết hùa theo, a dua theo để mong kiếm chác lợi lộc”. Đối với những kẻ “phản quốc, hại dân”, chúng luôn nhặt nhạnh những thứ rơi rớt trong xã hội để thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật để đánh lừa dư luận. Và, với cái trò “theo đóm ăn tàn” đó, Phạm Trần đã xuyên tạc, thổi phồng sự thật thông qua cái gọi là “Lý do sinh viên, cán bộ chán học Mác và học Đảng” được đăng tải trên trang mạng Thongluan-rdp.org của bọn phản động.

1. Phạm Trần “vơ đũa cả nắm”

Những năm qua, nhận thức đúng đắn vai trò của lý luận chính trị, phần lớn cán bộ, đảng viên đã chú trọng tìm hiểu, học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nhằm nâng cao tri thức lý luận, thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn. Phải khẳng định rằng, nhờ được tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, nên đại đa số cán bộ, đảng viên luôn giữ vững lý tưởng, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, nghiêm túc, việc học tập lý luận chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời gian qua còn có nhiều bất cập, hạn chế. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ ra: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, nguy cơ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bởi vì, những người “không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ”, “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”; và “lý luận sở dĩ quan trọng như vậy là vì nó dạy ta hành động”. Do đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phải “Khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”.

Thực tiễn cho thấy, lười học tập lý luận chỉ hiện tượng của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị. Đó không phải là phổ biến của cán bộ, đảng viên; càng không phải là bản chất của Đảng ta. Ấy vậy mà, từ những hiện tượng đó, Phạm Trần đã hàm hồ cho rằng, đó là trào lưu chung của cán bộ, đảng viên, sinh viên. Đây là âm mưu “vơ đũa cả nắm” của Phạm Trần nhằm phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng ta và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2. Phạm Trần đã “đánh bùn sang ao”, xuyên tạc sự thật.

Phạm Trần đã tập hợp thông tin phản ánh một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, lười học tập lý luận rồi cố tình nhào nặn, xuyên tạc sự thật nhằm đánh lừa dư luận, đánh lừa nhân dân; lấy những “hiện tượng” suy thoái rồi phóng đại lên để “biến” xã hội thành một bức tranh u ám, từ đó lớn tiếng quy kết, nói xấu Đảng, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Y đã “đánh bùn sang ao”, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử khi cho rằng: cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quân, ngụy quyền để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là một cuộc “tàn sát dân tộc!”, “là Việt Nam đã xâm lược Miền nam Việt Nam!”. Đây là một sự nhào nặn rất phi lý và thiển cận. Từ đó, y lu loa, đòi “trả tự do” cho “đám dân chủ cuội” – những kẻ lưu manh, bán nước, hại dân, chống phá chế độ.

Mục đích của Phạm Trần cũng như đồng bọn của y là cổ xúy cho những kẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, kích động tâm lý ngại học tập lý luận của một bộ phận sinh viên để từ đó phủ nhận nền tảng lý luận của Đảng ta, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường của cả dân tộc đã được khơi dậy, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa để “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Với niềm tin và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Nhân dân ta luôn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cùng đoàn kết, đồng lòng đấu tranh đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, phản động.