An 19 tuổi giới thiệu làm kế toán

Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính văn phòng: chấm công, giải quyết các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT, hợp đồng lao động; lưu giữ hồ sơ chứng từ, hợp đồng...

  • Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo từ Ban lãnh đạo.

Yêu cầu:

  • Trình độ: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (ưu tiên đại học), chuyên ngành tài chính kế toán;
  • Kinh nghiệm: 2 năm trở lên;
  • Tin học: sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng (Word; Excel; …); phần mềm kế toán …
  • Trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, có trách nhiệm cao trong công việc;

Lương và chế độ:

  • Trả lương theo kĩ năng và kinh nghiệm
  • BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước
  • Hỗ trợ ăn trưa, gửi xe miễn phí
  • Nghỉ lễ, nghỉ mát, thưởng;
  • Được đào tạo và có cơ hội thăng tiến
  • Thử việc trong 02 tháng và hưởng 85% lương chính thức.

Yêu cầu về hồ sơ:

  • CV ứng tuyển mô tả chi tiết kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật liên quan tới vị trí ứng tuyển. Photo bằng cấp chứng chỉ liên quan;
  • Thư bày tỏ nguyện vọng.

Liên hệ:

Ứng viên có thể gửi hồ sơ theo địa chỉ email: [email protected]

Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp theo địa chỉ: Số 19 – khu tập thể Công ty xây lắp điện I, ngõ 6 phố Đồng Bát, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Xuất phát từ nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ kế toán công cấp đại học, sau đại học trong trung hạn và dài hạn ngày càng gia tăng, đặc biệt là trước những đòi hỏi của tiến trình cải cách Quản lý Tài chính công nói chung và Kế toán công nói riêng ở Việt Nam, chuyên ngành Kế toán công được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính, với mã số 23 thuộc ngành Kế toán (mã số D340301), đồng thời theo Quyết định số 353/QĐ-HVTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính, bộ môn Kế toán công chính thức được thành lập. Tiền thân của bộ môn Kế toán công ngày nay là bộ môn Quản lý tài chính công. Đây là chuyên ngành đầu tiên được mở ở Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về kế toán công, am hiểu một cách tường tận kiến thức về kế toán, tài chính trong cả hai khu vực công và tư.

Bộ môn quản lý chuyên ngành: Bộ môn Kế toán công; Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính.

Địa chỉ: Phòng 304 – Nhà D - Học viện Tài chính – số 58 đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Email: [email protected]

Phụ trách bộ môn: NGƯT.PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng

Phó trưởng bộ môn: TS. Võ Thị Phương Lan

II. Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán công

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ cử nhân trở lên ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán công, linh hoạt, chủ động, sáng tạo thích ứng được với hầu hết các khu vực trên thị trường lao động về tài chính kế toán ở cả hai khu vực công và tư, trong đó tập trung trọng tâm vào lĩnh vực công.

III. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán công

- Chuẩn về kiến thức:

+ Có kiến thức căn bản nắm chắc quy trình kế toán, kiểm toán các đơn vị công cũng như đơn vị khác

+ Có kiến thức căn bản về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị công và các đơn vị khác

+ Có kiến thức phân tích báo cáo kế toán, tư vấn cho các nhà quản lý trong các đơn vị công

+ Có kiến thức căn bản về kế toán công quốc tế

+ Có kiến thức căn bản về quản lý tài chính công. Phân tích thông tin tài chính công và quản trị tài chính để tham mưu cho các nhà quản lý trong lĩnh vực công.

- Chuẩn về kỹ năng:

+ Có tư duy logic, có kỹ năng trình bày, phản biện các vấn đề nghiệp vụ chuyên ngành kế toán công và quản lý tài chính công.

+ Có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán công.

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức và làm việc nhóm, thuyết trình trong hoạt động chuyên môn

+ Có khả năng đọc tài liệu kế toán tài chính bằng tiếng Anh. Sử dụng tốt tin học văn phòng để tạo lập các dữ liệu liên quan đến báo cáo tài chính.

- Chuẩn về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

+ Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công của Học viện Tài chính có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và nội quy của đơn vị; Đạt điểm rèn luyện theo quy định hiện hành (theo Quyết định 1174/QĐ-HVTC ngày 27/11/2015) tối thiểu là 70 điểm

+ Chủ động, tích cực thực hiện công việc được giao; sẵn sàng chấp hành sự phân công, điều động trong công tác của đơn vị; luôn quan tâm đến sự phát triển của đơn vị

+ Tự giác, tích cực học tập học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp; tự tin, có bản lĩnh và tự khẳng định năng lực của bản thân thông qua công việc chuyên môn được giao.

IV. Vị trí việc làm của sinh viên chuyên ngành Kế toán công

1. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc chuyên môn về kế toán - tài chính tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Sở Tài chính, Cục và các Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban chứng khoán, các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính… tại các Bộ, Ban, Ngành…

2. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc chuyên môn về kế toán - tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các ban Tài chính tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

3. Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành chuyên gia, hoặc hoạt động độc lập trong cung cấp dịch vụ kế toán, thuế, tài chính tại Việt Nam, ASEAN và trên toàn thế giới; trở thành thành viên của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán của Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới.

4. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

  1. Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu và đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Có khả năng tự học, cập nhật kiến thức mới, tự hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, trình độ và bản lĩnh chính trị.

- Có đủ điều kiện để tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp về Kế toán công, kế toán ACCA,CPA,…, kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam cũng như quốc tế.

VI. Các môn học bộ môn Kế toán công đảm nhiệm

1. Kế toán hành chính sự nghiệp 1;

2. Kế toán hành chính sự nghiệp 2;

3. Chuẩn mực kế toán công;

4. Chuẩn mực kế toán công 1;

5. Chuẩn mực kế toán công 2;

6. Kế toán NSNN và nghiệp vụ kho bạc;

7. Tổ chức công tác kế toán công;

8. Kế toán nghiệp vụ thu NSNN;

9. Kế toán ngân sách và tài chính xã;

10. Kế toán quản trị công;

11. Kế toán Bảo hiểm xã hội;

12. Chuẩn mực kế toán công (giảng bằng tiếng Anh);

13. Kế toán các tổ chức chính trị xã hội;

14. Kế toán dự trữ nhà nước

15. Kế toán hành chính sự nghiệp 1 (giảng bằng tiếng Anh).

VII. Đội ngũ cán bộ giảng viên của bộ môn

Tính đến 4/2023, tổng số giảng viên của bộ môn là 17, trong đó có 9 giảng viên cơ hữu, 04 giảng viên kiêm chức và 04 giảng viên thỉnh giảng; 03 PGS, 16 tiến sĩ, 01 thạc sĩ; 02 GVCC, 01 GVC, 07 GV.