Axit vàng là gì

Nhiều người sử dụng trang sức vàng nhưng không biết vàng mình đang đeo trên tay, cổ là vàng đủ tuổi hay thiếu tuổi, xem chủ tiệm vàng hoặc thợ thủ công có ăn bớt đi lượng vàng khi đặt gia công hoặc mua tại cửa tiệm, chợ trời.

Việc xác định tuổi vàng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng khiếu của người thợ kim hoàn. Ngay cả người thợ kim hoàn lành nghề, giàu kinh nghiệm cũng không thể xác định tuổi vàng chính xác 1 cách tuyệt đối được.

Dưới đây là 2 cách xác định tuổi vàng phổ biến và hiệu quả nhất bạn nên tham khảo:

Xác định tuổi vàng theo kinh nghiệm dân gian:

Thử bằng lửa:Dùng ngọn lửa đèn xì nung chảy tập trung tại một điểm bất kỳ của chiếc nhẫn. Nếu khi để nguội, chỗ bị đốt chảy để lại bề mặt bóng là không lẫn đồng, nếu phần bị đốt cháy không nhẵn bóng mà bề mặt gai gọi là vàng sạn tức là vàng có lẫn đồng.

Sau khi thử chảy bóng tại một điểm, nhúng nước để nguội lau khô. Gõ chiếc nhẫn lên mặt đe bằng thép nếu chỉ nghe tiếng bịch mà không có âm ngân thì được gọi là vàng tốt.

Trong dân gian có câu Vàng câm, Bạc cạch ý nói hai thứ kim loại này khi gõ không phát ra tiếng kêu có âm ngân là chất lượng của kim loại đạt độ tinh khiết cao. Nếu khi gõ phát ra tiếng kêu keng càng rõ là vàng tây thấp tuổi.

Axit vàng là gì

Xác định tuổi vàng nhờ thử lửa.

Thử tuổi vàng bằng đá thử và mẫu chuẩn (chùm vị):Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất với các lái buôn.

+ Dụng cụ thử vàng bằng phương pháp thử đá gồm có: một hòn đá màu đen, bề mặt nhẵn chịu được axít cùng với một chùm mẫu (dùng để thử vàng) gồm nhiều thanh kim loại xâu lại giống như chùm chìa khoá,2 lọ axit nitric (HNO3) và clorhydric (HCl), và bột soda để trung hòa axit.

Trên mỗi thanh kim loại đó người ta gắn một mẩu vàng, mẫu có độ tuổi theo thứ tự từ thấp đến cao dùng làm mẫu chuẩn.

Axit vàng là gì

Dụng cụ thử vàng cà đá: 2 lọ axit, miếng đá đen, xâu tuổi, lọ thuốc trung hòa axit.

Thử vàng 14K trở xuống dùng axit nitric - HNO3 (hoặc dung dịch thử 14K).

Thử vàng 18K hoặc bạch kim, cần dùng thêm axit clohydric - HCl hoặc dung dịch thử vàng 18K và bạch kim.

Cách thử:

+Chà kim loại cần xác định tới lui trên mặt đá đen thành các sọc có bề ngang rộng. Chà mạnh để có thể đạt tới kim loại gốc nếu vật bị xi mạ một lớp dày.

+Chọn que thử nào cảm thấy gần đúng nhất, chà que này lên đá đen một lớp có bề ngang và độ phủ bằng với lớp kim loại đã chà và ở gần bên. So sánh màu của chúng. Màu vàng của vàng bao giờ cũng đậm hơn những kim loại thay thế.

Axit vàng là gì

Thử bằng cà đá. Bên trái là phản ứng của vàng 10K với dung dịch thử 14K. Bên phải cho thấy vàng có vẻ cao tuổi hơn ở giữa. Cả hai đều cùng là vàng 14K, nhưng bên phải được cà nhiều và mạnh hơn.

Thử vàng 14K: nhỏ giọt axit nitric hoặc dung dịch thử 14K ngang qua các sọc kim loại. Quan sát màu và chú ý xem độ mất màu. Vàng 14K vẫn còn thấy được màu vàng. Đôi khi thấy chút ánh nâu.

Vàng 10K có thể so sánh được với các sọc của que thử 10K. Axit làm nó chuyển sang màu nâu, nhưng đôi khi các sọc biến mất trước khi thấy được màu nâu.

Nếu kim loại màu trắng, và axit nitric làm biến mất các sọc (hòa tan) cho biết đó là bạc, nicken hay hợp kim thiếc. Nếu sọc trắng biến sẫm hơn thì cho biết đó là vàng trắng 9K hay 10K.

Nếu sọc không đổi màu dưới axit nitric, cho thấy có thể đó là bạch kim, inox, hợp kim nhôm hoặc là vàng trắng lớn hơn 10K.

Thử vàng 18K: Dùng mặt đối diện của đá đen để thử. Nhỏ thêm một giọt HCl sau khi dùng HNO3 lên các sọc biết và chưa biết. (Hỗn hợp hai axit này gọi là nước cường toan, khác với axit HNO3, nó sẽ tác động lên vàng và bạch kim.

Cũng có thể dùng dung dịch thử 18K pha sẵn bán ở các cửa hàng). Chú ý mức độ và tốc độ biến mất các sọc. Vàng 18K và 22K sẽ phản ứng giống hệt các sọc của que thử 18K và 22K. Nếu kim loại màu trắng và các sọc vẫn còn, sau khi thêm HCl vào giọt HNO3 thì:

  1. Có chất kết tủa màu trắng trong dung dịch cho biết là hội bạc.
  2. Sọc sẫm sẽ tan đi cho biết là vàng 9K.
  3. Sọc hòa tan chậm cho biết có thể là vàng cao hơn 9K, hợp kim palladium 950 hay inox.
  4. Sọc vẫn không thay đổi thì đó là bạch kim ròng 950.

Không được thử vàng 14K trên mặt đá đen dành cho 18K vì tàn dư của HCl có thể thúc đẩy HNO3 phản ứng làm cho vàng 14K có vẻ như vàng 10K.

Kiểm tra hàm lượng bạch kim là một điều khó khăn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm

+ Nếu phản ứng quá nhanh không so sánh được, nên pha loãng nước cường toan bằng nước cất (nhớ đổ axit vào nước cất một cách từ từ, không làm theo cách ngược lại).

Một số người dùng HNO3 pha loãng để thử vàng 10K. Nước cường toan pha loãng giúp phản ứng trên đá chậm lại và giúp dễ so sánh vàng 8K và 12K.

Có người bôi một ít dầu tắm trẻ sơ sinh lên đá, điều này sẽ làm giảm tác dụng của nước cường toan.

+Nếu chỉ có HNO3 cũng có thể tạo ra nước cường toan. Đổ một ít HNO3 vào trong một cái chai, rồi thêm vào một nhúm muối hoặc ít dung dịch nước cất và muối.

Có một số công thức nước cường toan, tuy nhiên khi dùng có thể không biết được, điều quan trọng là dùng chỉ một loại vì tốc độ phản ứng là tiêu chuẩn đánh giá tuổi vàng lại phụ thuộc vào nồng độ của hợp phần axit.

Tóm lại, dùng HNO3 để kiểm tra vàng 14K trở xuống. Thử vàng cao tuổi hơn phải đổi mặt đá. Nhỏ một giọt HNO3 lên các sọc. Thêm một giọt HCl. Chú ý đến màu và tốc độ phản ứng. Nên so sánh với các sọc đã biết tuổi.

Khi thử nhẫn, nên thử phần trên và dưới vì trên cùng chiếc nhẫn có thể có tuổi khác nhau. Các dây chuyền nên thử phần trước và sau. Lần đầu nên thử với vàng đã biết trước tuổi. Sau khi thử nhiều lần sẽ tăng độ chính xác.

Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp thử này chỉ là tương đối .

Và ngày nay việc xác định tuổi vàng bằng các phương pháp dân gian dựa trên cảm quan chỉ dùng để kiểm tra sơ bộ nhằm nhận biết nhanh mà thôi.

Axit vàng là gì

Việc xác định tuổi vàng bằng phương pháp dân gian dựa trên cảm quan chỉ dùng để kiểm tra sơ bộ.

Xác định tuổi vàng theo cách tính của kỹ thuật tiên tiến:

Để xác định chính xác hàm lượng vàng (tuổi vàng), ngày nay các thiết bị kỹ thuật tiến tiến đã được ứng dụng vào việc kiểm tra chất lượng vàng phục vụ cho thị trường kinh doanh vàng và trang sức bằng kim loại quý.

Thông thường có 2 phương pháp kiểm tra chất lượng vàng bằng máy: Phép đo tỉ trọng và Phổ kế huỳnh quang tia X.

Phép đo tỉ trọng:Là sự vận dụng định luật Acsimét (áp xuất trong lòng chất lỏng) và khối lượng riêng của vật chất để xác định thành phần của vật chất đó.

Người ta đem cân khối lượng của vật thử (cân khô), sau đó cân vật thử trong nước tinh khiết, hai số liệu cân này được nhập vào máy vi tính xử lý theo phương trình lập sẵn sẽ cho kết quả là hàm lượng vàng (% ?) có trong vật thử.

Nhược điểm của phương pháp này là không thử được hàng rỗng và hàng có gắn đá. Muốn thử phải gỡ đá và nấu chảy sản phẩm thử thành một khối đông đặc mới đo tuổi được.

Phổ kế huỳnh quang tia X: Dùng máy có nguồn phát tia X (một dạng máy phóng xạ nhẹ) và đầu thu có màng bằng nguyên tố Bari.

Chiếu quét tia X lên bề mặt vật thể, sự phản xạ ngược lại của kim loại được truyền vào máy tính xử lý mật độ, tần số sóng phản xạ theo chương trình lập sẵn để báo kết quả hàm lượng vàng, bạc, đồng là bao nhiêu.

Nhược điểm của phương pháp này: Tia X chỉ chiếu quét trên bề mặt, không xuyên sâu, trước khi thử phải chà hết lớp xi mạ của sản phẩm.