Baáo cáo của kiểm toán viên nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ phải được gửi trong thời hạn bao lâu?

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm được quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:

Báo cáo kiểm toán
...
5. Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước.

Theo quy định thì báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm phải được gửi trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Baáo cáo của kiểm toán viên nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ phải được gửi trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ được gửi cho ai?

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:

Báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
đ) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).
...

Như vậy, theo quy định, báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ được gửi cho:

- Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc);

- Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.

Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm gì trong trường hợp các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán nội bộ không được sửa chữa đúng thời hạn?

Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:

Báo cáo đột xuất và tham vấn chuyên môn
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
...

Như vậy, trường hợp các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán nội bộ không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định thì bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu doanh nghiệp được kiểm toán.

Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu doanh nghiệp được kiểm toán, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục thì phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng sau đây:

- Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;

- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Kiểm toán nội bộ báo cáo cho ai?

Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, Phòng Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho Ban Kiểm soát hoặc Hội đồng quản trị, tức là cấp cao hơn Ban Giám đốc.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là gì?

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh sau khi đã được các kiểm toán viên kiểm tra, xác nhận về tính chính xác, trung thực của số liệu, nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC.

Kiểm toán nội bộ do ai thực hiện?

Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

Kiểm toán nội bộ kiểm tra bộ phận kế toán đạt được mục tiêu gì?

Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.