Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản

Có thể thấy Nhật Bản từ một nước bại trân và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đã vươn lên mạnh mẽ. Nhật Bản có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á và trở thành một siêu cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Từ quá trình phát triển ấy của Nhật Bản các quốc gia có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đai hoá đất nước của mình. Vậy các bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản là gì?

Giới thiệu Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của các biển: Nhật Bản, Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá hết sức năng nề ; đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước, đó là : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng nề…

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, quá trình công nghiệp hóa (Phú quốc cường binh) tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển vượt bậc. Đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang với các cường quốc châu Âu.

Nền kinh tế của Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh đã ngày càng được dần khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mi tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) – được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản và khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới đề đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là “sự thần kì”: tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.

Về tổng sản phẩm quốc dân thì năm 1950 Nhật Bản mới đợt 20 tỉ  USD, bằng 1/17 của Mĩ nhưng đến năm 1968 Nhật Bản đã đợt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới – sau Mĩ (830 tỉ USD).

Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người của Nhật Bản đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới – sau Thuy Sĩ (29 850 USD).

Về công nghiệp, trong những năm 1980 – 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản là  15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%.

Về nông nghiệp, trong những năm 1967- 1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại mà Nhật Bản đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá của Nhật cũng rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Pêru

Từ những năm 70 của thế ki XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản là bài học quý giá cho nhiều nước noi theo. Các bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản là:

– Thứ nhất có thể thấy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản được tạo nên bởi truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

– Thứ hai có thể thấy sự phát triển của nền kinh tế nhật bản cho các nước bài học kinh nhiệm trong việc hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

– Không chỉ vậy sự phát triển của nền kinh tế nhật bản gắn liền với vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

– Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế nhật bản gắn liền với việc con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Trên đây là phần nội dung chia sẻ của chúng tôi về vấn đề: Bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là


A.

Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài

B.

Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế

C.

 Đầu tư phát triển giáo dục con người

D.

Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước

Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Trải qua nhiều năm xây dựng cùng những chiến tranh khốc liệt “đất nước mặt trời mọc” này đã vươn lên và phát triển mạnh mẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Vậy Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Là quốc gia phát triển kinh tế theo nền thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, Nhật Bản sở hữu nhiều công nghệ kỹ thuật với và mức độ công nghiệp hóa cao. Đây là quốc gia đầu tiên của châu Á đầu tiên trong lịch sử có sự phát triển kinh tế đạt ngưỡng sự phát triển của cường quốc. Năm 2019, mặc dù bị Trung Quốc vượt lên và trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 song Nhất Bản vẫn góp mặt trong G7 và GDP vẫn đạt ở mức cao.  

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản phát triển và nhiều bước nhảy thần kỳ

Nhật Bản cũng là quốc gia trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn và biến động trong suốt những năm dài của lịch sử.  Ban đầu nền kinh tế chỉ dựa và phụ thuộc vào nền nông nghiệp và đánh bắt hải sản vào thế kỉ 16 – 17. Dần đến cuộc cách mạng Cải cách Minh Trị năm 1868 Nhật Bản có sự phát triển.

Những năm của thế kỷ 20 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử của quốc gia này khi ngành công nghiệp phát triển vượt bậc và làm thay đổi toàn diện đất nước. Những năm đầu của thế kỷ này, phát triển ưu tiên vào ngành sắt thép, chế tạo vũ khí và phương tiện. Song nhu cầu quá lớn buộc Nhật Bản phải xâm lược các nước khác như  Mãn Châu Lý thuộc Trung Quốc, Triều Tiên,…

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù ban đầu nằm ở thế thắng song đất nước này cũng có nhiều thiệt hại không nhỏ. Đặc biệt là vụ thả bom nguyên tử của Mỹ  vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã gây ra nên sự tàn phá kinh khủng cả người và tài sản vào năm 1945. Sự ảnh hưởng này đã dai dẳng và kéo dài đến nhiều năm về sau.

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Vụ nổ bom kinh hoàng của Mỹ giáng xuống Nhật Bản năm 1945 chấn động thế giới

Sau chiến tranh, tinh thần của Nhật Bản lại vững dậy, kiến thiết lại các thành phố, đô thị và nhà máy bị hư hỏng nhưng còn khá chậm do thiếu vốn. Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 với những đơn đặt hàng của  Mỹ đã khiến Nhật có nhiều vốn và quyết tâm phát triển lại đất nước. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản đã có hàng nghìn nhà máy cũng các tên tuổi nổi tiếng đến ngày hôm nay như Sony, Toshiba, Panasonic hay Honda.

Có đà phát triển, những năm sau từ 1960 – 1970 nền kinh tế của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và quốc gia này ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Mặc dù đất nước của nhiều thiên tai, thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng với tư duy và tinh thần của mình họ đã phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên cuộc suy thoái toàn cầu năm 1990 cùng không loại trừ Nhật Bản. Trong thời gian này, họ đã phải chứng  kiến gần 20.000 công ty bị phá sản. Hàng trăm nghìn người thất nghiệp, theo thống kê tỉ lệ lên đến – 5.2% năm 2003. Không chỉ mất việc nhiều người còn mất nhà, và tỉ lệ tự tử gia tăng, đất nước trở nên khủng hoảng. 

Trước tình hình xấu như vậy, Nhật Bản đã cố gắng thay đổi quyết sách, quyết tâm phục lại đất nước, xây dựng lại nền kinh tế tốt đẹp hơn. Và đến nay, với tinh thần và nghị lực của người Nhật, họ vẫn là nền kinh tế lớn của thế giới, phát triển rực rỡ và là sự ngưỡng mộ của nhiều quốc gia khác.

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Tinh thần và nghị lực của người Nhật đã làm nên nhiều kỳ tích trong phát triển đất nước

Với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản qua những năm thăng trầm của lịch sử, có rất nhiều bài học để đất nước chúng ta học tập. Những bài học ấy sẽ là chìa khóa là cơ hội hay những thử thách mới để Việt Nam phát triển hơn trong hiện tại và tương lai. Sau đây là những bài học được rút ra:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đem đến cho Nhật Bản sự phát triển “thần kì” không nơi nào có được đó là con người. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của những con người kỷ luật cao, sáng tạo và cần cù trong công việc. Điều này, cần được áp dụng và xây dựng nhân lực ở nước ta tốt hơn.

Thứ hai, ở Nhật họ nhận thức được rằng đầu tư vào khoa học – kĩ thuật, mua các bằng sáng chế phát minh sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, yếu tố giáo dục, đầu tư cho con người là hết sức quan trọng. 

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Nhân lực là yếu tố then chốt cho sự phát triển, tồn vong của đất nước

Như vậy, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, có thể vượt qua được mọi khó khăn thì yếu tố đầu tư vào con người là quan trọng nhất. Đây là nhân tố quý giá quyết định sự tồn vong và phát triển của một đất nước. Vậy nên bài học ở đây là Việt Nam cần ưu tiên, phát triển mạnh mẽ, đúng hướng sự giáo dục, phát triển kỹ năng và tinh thần tốt cho con người. Đặc biệt là những nguồn nhân lực tương lai của đất nước, để thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết chắc các bạn đã hiểu rõ hơn Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Với tinh thần và hướng đi đúng đắn, Nhật Bản xứng đáng trở thành là một cường quốc kinh tế của thế giới. Những bài học họ đã trải qua rất đáng để đất nước chúng ta học hỏi và noi theo. Với trọng tâm là con người, và sự linh hoạt trong phát triển, hy vọng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mà đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai.