Bài tập cuối tuần 17 Tiếng Việt lớp 3

 Thăm vườn bách thú

Bữa trước về chơi Thủ đô

Chăn Dào vào vườn bách thú

Gặp chú voi vẫy tay chào

Y như gặp người bạn cũ.

Gặp chú báo đen giận dữ

Bên trong cũi sắt một mình

Có bầy khỉ vàng láu lỉnh

Chìa tay xin kẹo học sinh.

Ở đây có chú hươu non

Tung tăng những bàn chân nhỏ

Người ta cho mẩu bánh mì

Chú nhai như là nhai cỏ.

Đúng rồi những chú voi kìa

Chăn Dào gặp hôm hái nấm

Đúng rồi con đại bàng này

Trên đỉnh ngàn kia sải cánh.

Ở đây có chim, có rắn

Trăn hoa, báo gấm, lợn lòi

Lạ thật bao nhiêu là thú

Như là trên núi mình thôi !

(Nguyễn Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Bốn khổ thơ đầu ( “Bữa trước…sải cánh” ) tả những con vật nào quen thuộc với Chăn Dào ?

a- Voi, báo đen, khỉ vàng, đại bàng, báo gấm

b- Voi, báo đen, báo gấm, hươu non, trăn hoa

c- Voi, báo đen, khỉ vàng, hươu non, đại bàng

2. Con vật nào vừa gặp Chăn Dào đã có thái độ thân thiện như gặp người bạn cũ ?

a- Chú voi

b- Chú khỉ

c- Chú hươu

3. Ở khổ thơ 2 và 3, những từ ngữ nào gợi tả bầy khỉ vàng và chú hươu non giống như trẻ em ?

a- Chìa tay xin kẹo ; tung tăng, nhai như là nhai cỏ

b- Chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ

c- Láu lỉnh, chìa tay xin kẹo ; nhai như là nhai cỏ

4. Bài thơ cho thấy những điều gì đáng quý ở bạn Chăn Dào ?

a- Luôn gần gũi với các loài vật và yêu quý môi trường

b- Rất yêu thương loài vật và có ý thức bảo vệ môi trường

c- Rất yêu thương các loài vật và thân thiện với môi trường

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống

a) r hoặc d, gi

-………ống nhau/………….

– lá ………ụng/…………….

– kêu……..ống lên/…………..

– tác………ụng/……………..

b) ui hoặc uôi

– c……. cùng/………………..– c………….đầu/……………..

c) ăt hoặc ăc

– ng……..hoa/………………– đọc ng………..ngứ/…………..

2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :

– chú voi ……………..

– bẫy khỉ vàng………..

– con đại bàng ……….

– chú báo đen …………..

– chú hươu non…………

– con lợn lòi ……………

(Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng)

3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :

a) Chú voi con

………………………………………………………………………………….

b) Một em bé

………………………………………………………………………………….

c) Một đêm trăng

………………………………………………………………………………….

4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. (Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13)

…………………………………………….

……………………………………………………..

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

THĂM VƯỜN BÁCH THÚ

Bữa trước về chơi Thủ đô

Chăn Dào vào vườn bách thú

Gặp chú voi vẫy tay chào

Y như gặp người bạn cũ.

Gặp chú báo đen giận dữ

Bên trong cũi sắt một mình

Có bầy khỉ vàng láu lỉnh

Chìa tay xin kẹo học sinh.

Ở đây có chú hươu non

Tung tăng những bàn chân nhỏ

Người ta cho mẩu bánh mì

Chú nhai như là nhai cỏ.

Đúng rồi những chú voi kìa

Chăn Dào gặp hôm hái nấm

Đúng rồi con đại bàng này

Trên đỉnh ngàn kia sải cánh.

Ở đây có chim, có rắn

Trăn hoa, báo gấm, lợn lòi

Lạ thật bao nhiêu là thú

Như là trên núi mình thôi !

( Nguyễn Châu )

Bài tập cuối tuần 17 Tiếng Việt lớp 3

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Bốn khổ thơ đầu ( “Bữa trước…sải cánh” ) tả những con vật nào quen thuộc với Chăn Dào ?

A. Voi, báo đen, khỉ vàng, đại bàng, báo gấm

B. Voi, báo đen, báo gấm, hươu non, trăn hoa

C. Voi, báo đen, khỉ vàng, hươu non, đại bàng

Câu 2. Con vật nào vừa gặp Chăn Dào đã có thái độ thân thiện như gặp người bạn cũ ?

A. Chú voi

B. Chú khỉ

C. Chú hươu

Câu 3. Ở khổ thơ 2 và 3, những từ ngữ nào gợi tả bầy khỉ vàng và chú hươu non giống như trẻ em ?

A. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng, nhai như là nhai cỏ.

B. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ.

C. Láu lỉnh, chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ, nhai như là nhai cỏ.

Câu 4. Bài thơ cho thấy những điều gì đáng quý ở bạn Chăn Dào ?

A. Luôn gần gũi với các loài vật và yêu quý môi trường.

B. Chỉ yêu những loài vật trên núi, không thích loài vật ở vườn bách thú.

C. Rất yêu thương các loài vật ở vườn bách thú vì chúng khác hẳn các loài sống ở trên núi.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống

a) r hoặc d, gi

-………ống nhau/………….

- lá ………ụng/…………….

- kêu……..ống lên/…………..

- tác………ụng/……………..

b) ui hoặc uôi

- c……. cùng/………………..

- c………….đầu/……………..

c) ăt hoặc ăc

- ng……..hoa/………………

- đọc ng………..ngứ/…………..

Câu 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :

- chú voi ……………..

- bẫy khỉ vàng………..

- con đại bàng ……….

- chú báo đen …………..

- chú hươu non…………

- con lợn lòi ……………

( Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng )

Câu 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :

a) Chú voi con

………………………………………………………………………………….

b) Một em bé

………………………………………………………………………………….

c) Một đêm trăng

………………………………………………………………………………….

Câu 4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. ( Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13 )

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án C A C A

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống

a) r hoặc d, gi

- giống nhau

- lá rụng

- kêu rống lên

- tác dụng

b) ui hoặc uôi

- cuối cùng

- cúi đầu

c) ăt hoặc ăc

- ngắt hoa

- đọc ngắc ngứ

Câu 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :

- chú voi thân thiện

- bầy khỉ vàng láu lỉnh

- con đại bàng hùng dũng

- chú báo đen giận dữ

- chú hươu non ngây thơ

- con lợn lòi dữ tợn

( Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng )

Câu 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :

a) Chú voi con huơ huơ chiếc vòi bé xíu chào khán giả.

b) Em bé đang lon ton chạy theo mẹ mua đồ trong siêu thị.

c) Trăng trên quê hương đêm nay sáng vằng vặc.

Câu 4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. ( Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13 )

Bài mẫu

Lệ Thủy, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Nguyệt Cầm thân mến!

    Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!

    Nguyệt Cầm ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mưa thì thích lắm. Màu vàng trải dài hút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xẹ bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Ở thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.

Bạn gái

(Kí tên)

Ngô Yến Ngọc

Đề bài

Câu 1: Đọc lại truyện Ngu Công xã Trịnh Tường và cho biết khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì điều gì?

A. Ngỡ ngàng vì sự phát triển kinh tế của người dân xã Trịnh Tường.

B. Ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

C. Ngỡ ngàng vì sự nhiệt tình và hiếu khách của người dân nơi đây.

D. Ngỡ ngàng vì những phong tục tập quán vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây

Câu 2: Ý nghĩa của những bài Ca dao về lao động sản xuất?

A. Nghề nông là nghề vô cùng vất vả, chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo trong việc lựa  chọn nghề nghiệp cho mình.

B. Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

C. Kể lại quá trình vất vả và nhọc nhằn để người nông dân làm ra hạt gạo.

D. Cho thấy thời tiết và sức lao động có vai trò quan trọng như thế nào trong việc làm ra hạt gạo

Câu 3: Tiếng nào dưới đây có âm đệm ở phần vần?

A. Thái

B. Loan

C. Minh

D. Trung

Câu 4: Tiếng nào dưới đây không có âm đệm và âm chính ở phần vần?

A. Thu

B. Yến

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

A

B

1. chân núi, chân bàn, chân kiềng

a. Đó là những từ đồng nghĩa

2. chết, hi sinh, bỏ mạng

b. Đó là những từ đồng âm

3. Cá cờ, bàn cờ, cờ

c. Đó là những từ nhiều nghĩa

Câu 6: Đọc các nhận định sau và cho biết,nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ hãy, đừng, chớ,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

c. Câu cầu khiến: Kết thúc câu bằng dấu chấm than, dấu chấm; thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu,…

d. Câu cảm thán: Kết thúc câu bằng dấu chấm than; thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,….

Câu 7: Gạch chân dưới các chủ ngữ trong các câu sau

a. Trong lớp học, các bạn nhỏ đang nghiêm túc làm bài kiểm tra.

b. Mưa rơi lộp độp

Câu 8: Gạch chân dưới các vị ngữ trong các câu sau

a. Buổi chiều, Lan cùng với Hoa đi thăm cô giáo cũ.

b. Trên cành cây, lũ chim đang hót líu lo.

Câu 9: Hoàng hôn là từ láy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây:

Bài tập cuối tuần 17 Tiếng Việt lớp 3

Lời giải chi tiết

1. Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

Đáp án đúng: B.

2. Ý nghĩa của những bài Ca dao về lao động sản xuất:

Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Đáp án đúng: B.

3. Tiếng có âm đệm ở phần vần đó là: Loan

Đáp án đúng: B.

4. Trong mỗi vần thì không thể thiếu được âm chính.Hai tiếng Thu Yến đều có âm chính là u

Hai tiếng này đều có âm chính và đều không có âm chính

Đáp án đúng: D.

5.

- chân núi, chân bàn, chân kiềng là những từ nhiều nghĩa vì chúng đều có chung nghĩa gốc là chỉ bộ phận cuối cùng tiếp xúc với mặt đất

- chết, hi sinh, bỏ mạng là những từ đồng nghĩa vì chúng đều chỉ việc một người, con vật không còn sống trên đời nữa, tuy nhiên chúng lại mang những sắc thái, thái độ khác nhau.

- Cá cờ, bàn cờ, cờ là những từ đồng âm vì chúng có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau

Đáp án đúng: 1-> c, 2 -> a, 3 -> b

6.

- Các nhận định đúng là:

c. Câu cầu khiến: Kết thúc câu bằng dấu chấm than, dấu chấm; thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu,…

d. Câu cảm thán: Kết thúc câu bằng dấu chấm than; thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,….

- Nhận định sai:

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ hãy, đừng, chớ,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Sửa lại như sau:

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ ai, gì, nào, sao,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm.

7.

a. Trong lớp học, các bạn nhỏ đang nghiêm túc làm bài kiểm tra.

b. Mưa rơi lộp độp

8.

a. Buổi chiều, Lan cùng với Hoa đi thăm cô giáo cũ.

b. Trên cành cây, lũ chim đang hót líu lo.

9.

Hoàng hôn là từ ghép

Đáp án đúng: B.

10.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2018

ĐƠN XIN HỌC

Kính gửi Thầy (Cô) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam

Em tên là: Nguyễn Ngọc Yến

Nam, nữ: Nữ

Sinh ngày: 20 – 11 – 2007

Tại: Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ thường trú: 51/25/11 Nguyễn Trãi – Phường 2 – Quận 5

Đã hoàn thành chương trình Tiểu học

Tại Trường Tiểu học: Bàu Sen

Nay em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam xét cho em được vào lớp 6 của Trường.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà Trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Ý kiến của cha mẹ học sinh

Chúng tôi trân trọng đề nghị nhà trường chấp nhận đơn xin học của con em chúng tôi

Xin chân thành cảm ơn!

Kí tên

Hậu

Nguyễn Văn Hậu  

Người làm đơn

Yến

Nguyễn Ngọc Yến

Loigiaihay.com