Bài tập lý chương 1 lớp 11

Bài tập vật lý 11 chương 1 có lời giải là tài liệu tổng hợp các dạng bài tập khá phổ biến của vật lý lớp 11. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về công thức, cách làm cũng như một số dạng bài tập đặc trưng nhất của chuyên đề. Các em có thể tải tài liệu và in ra dưới đây để tiện làm bài tập hơn nhé. Chúc các em học tốt!

TẢI XUỐNG PDF ↓

  • Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
  • Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  • Đơn vị điện tích là culông (C).
  • Điện tích điểm: Một vật nhiễm điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách tác dụng được gọi là điện tích điểm.

Cách nhiễm điện

Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.

  • Nhiễm điện do cọ xát: Hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau thì có thể làm chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
  • Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại

    vẫn còn nhiễm điện.

  • Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại sẽ nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu. Trong nhiễm điện do hưởng ứng, chỉ có sự phân bố lại điện tích trên vật, tổng đại số điện tích của vật không đổi.

Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện – Điện tích nguyên tố

a. Cấu tạo hạt nhân

Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là nuclon. Có hai loại nuclon:

  • Proton (p): mang điện tích nguyên tố dương (+e).
  • Neutron (n): không mang điện.

b. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử có đường kính khoảng 10^-10(m) gồm một hạt nhân ở giữa, xung quanh có các electron chuyển động theo những quỹ đạo khác nhau tạo thành lớp vỏ. Số proton bên trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của các

proton bằng độ lớn điện tích âm của các electron, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

c. Điện tích nguyên tố

– Vật chất đựơc cấu tạo từ những hạt nhỏ bé, riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử hay gọi chung là các hạt sơ cấp. – Điện tích mà các hạt sơ cấp mang được gọi là điện tích nhỏ nhất tồn tại trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố, có độ lớn q = 1,6.10-19(C). ▪ Electron: là hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố âm. + Điện tích của electron: qe = -1,6.10-19C. + Khối lượng của electron: me = 9,1.10-31kg. ▪ Proton: là hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố dương. + Điện tích của proton: qp = +1,6.10-19C. + Khối lượng của proton: mp = 1,67.10-27kg. ▪ Neutron: là hạt sơ cấp không mang điện.

+ Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều bài tập vật lý 11 chương 1 có lời giải. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chương I vật lý lớp 11 cũng như một số dạng bài tập đặc trưng nhất trong chuyên đề. Để học giỏi vật lý lớp 11 các em cần nắm chắc kiến thức ngay từ chương 1 này. Các em nên tải tài liệu và in ra bên trên để tiện học hơn nhé.

Bài tập lý chương 1 lớp 11

Bài tập lý chương 1 lớp 11

Bài tập lý chương 1 lớp 11

Bài tập lý chương 1 lớp 11

1. Hai loại điện tích

+ Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).

+ Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

+ Đơn vị điện tích là culông (C).

2. Sự nhiễm điện của các vật

+ Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau thì có thể làm chúng nhiễm điện trái dấu nhau.

+ Nhiễm điện do tiếp xúc: cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại vẫn còn nhiễm điện.

+ Nhiễm điện do hưởng ứng: đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại sẽ nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu.

3. Định luật Culông

+ Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

    F = k.\(\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\);

k = 9.109 \(\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\); e là hằng số điện môi của môi trường; trong chân không (hay gần đúng là trong không khí) thì e = 1.

+ Véc tơ lực tương tác giữa hai điện tích điểm:

    Có điểm đặt trên mỗi điện tích;

    Có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích;

    Có chiều: đẩy nhau nếu cùng dấu, hút nhau nếu trái dấu;

    Có độ lớn: F = \(\frac{{{{9.10}^9}\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\).

+ Lực tương tác giữa nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm:

\(\overrightarrow F  = {\overrightarrow F _1} + \overrightarrow {{F_2}}  + ... + \overrightarrow {{F_n}} \)

4. Thuyết electron

+ Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện.

+ Nếu nguyên tử mất bớt electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm.

+ Khối lượng electron rất nhỏ nên độ linh động của electron rất lớn. Vì vậy electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm các vật bị nhiễm điện.

+ Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron; vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.

+ Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật chứa rất ít điện tích tự do.

  Giải thích hiện tượng nhiễm điện:

- Do cọ xát hay tiếp xúc mà các electron di chuyển từ vật này sang vật kia.

- Do hưởng ứng mà các electron tự do sẽ di chuyển về một phía của vật (thực chất đây là sự phân bố lại các electron tự do trong vật) làm cho phía dư electron tích điện âm và phía ngược lại thiếu electron nên tích điện dương.

5. Định luật bảo toàn điện tích

+ Một hệ cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác thì, tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.

+ Khi cho hai vật tích điện q1 và q2 tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra thì điện tích của chúng sẽ bằng nhau và là q1= q2= \(\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\).

6. Điện trường

+ Điện trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh các điện tích.

+ Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích  đặt trong nó.

+ Điện trường tĩnh là điện trường do các điện tích đứng yên gây ra.

+ Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm:

    Có điểm đặt tại điểm ta xét;

    Có phương trùng với đường thẳng nối điện tích với điểm ta xét;

    Có chiều: hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm;

    Có độ lớn: E = \(\frac{{{{9.10}^9}\left| q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\).

+ Đơn vị cường độ điện trường là V/m.

+ Nguyên lý chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E  = {\overrightarrow E _1} + \overrightarrow {{E_2}}  + ... + \overrightarrow {{E_n}} \).

+ Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức cũng trùng với hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Tính chất của đường sức:

    - Tại mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức điện và chỉ một mà thôi. Các đường sức điện không cắt nhau.

    - Các đường sức điện trường tĩnh là các đường không khép kín.

    - Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ thưa hơn.

+ Một điện trường mà cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là điện trường đều.

    Điện trường đều có các đường sức điện song song và cách đều nhau.

7. Công của lực điện – Điện thế – Hiệu điện thế

+ Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường, do đó người ta nói điện trường tĩnh là một trường thế.

AMN = q.E.MN.cosa = qEd

+ Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M  ra vô cực và độ lớn của q.

VM = \(\frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)

+ Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N  và độ lớn của q.

UMN = VM – VN = \(\frac{{{A_{MN}}}}{q}\)

+ Đơn vị hiệu điện thế là vôn (V).

+ Hệ thức giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: E = U/d.

+ Chỉ có hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường mới có giá trị xác định còn điện thế tại mỗi điểm trong điện trường thì phụ thuộc vào cách chọn mốc của điện thế.

8. Tụ điện

+ Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

+ Tụ điện dùng để chứa điện tích.

+ Tụ điện là dụng cụ được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến. Nó có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện.

+ Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

+ Điện dung của tụ điện C = Q/U là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

+ Đơn vị điện dung là fara (F).

+ Điện dung của tụ điện phẵng  C = \(\frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\).

    Trong đó S là diện tích của mỗi bản (phần đối diện); d là khoảng cách giữa hai bản và e là hằng số điện môi của lớp điện môi chiếm đầy giữa hai bản.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10-5 C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ?

Hướng dẫn giải:

Áp dụng Định luật Coulomb ta có: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \Rightarrow \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \frac{{F.{r^2}}}{k} = {8.10^{ - 10}}\)  (1)

Mà: \({q_1} + {q_2} = {6.10^{ - 5}}\)  (2)

Từ (1)(2) \( \Rightarrow {q_1} = {2.10^{ - 5}}C;{q_2} = {4.10^{ - 5}}C\) 

Bài 2:

Điện trường giữa hai bản của một tụ điện phẳng đặt nằm ngang có cường độ điện trường 4900 V/m. Xác định khối lượng hạt bụi đặt trong điện trường này nếu nó mang điện tích q= 4.10-10 C và đang ở trạng thái cân bằng. ( lấy g = 10 m/s2) 

Hướng dẫn giải:

Lực điện tác dụng lên điện tích q là

\(F = qE = {4.10^{ - 10}}.4900 = 1,{96.10^{ - 6}}N\) 

Trọng lực tác dụng lên hạt bụi một lực P = mg.

Vì hạt bụi đang ở trạng thái cân bằng nên F = P.

\(\begin{array}{l}  \Rightarrow mg = 1,{96.10^{ - 6}}\\  \Rightarrow m = \frac{{1,{{96.10}^{ - 6}}}}{{10}} = 1,{96.10^{ - 7}}kg = 0,{196.10^{ - 6}}kg

\end{array}\) 

Trắc nghiệm Vật Lý 11 Chương 1

Đề kiểm tra Vật Lý 11 Chương 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 1 Vật lý 11 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Chương 1 Vật lý 11 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 11 Chương 1

Hướng dẫn giải Vật lý 11 Chương 1

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật lý 11 Chương 1 Điện Tích & Điện trường . Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 1 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !