Bài tập tình huống phát triển cộng đồng

Câu 1

Nhà trường nhận kế hoạch trồng cây ven một đoạn đường. Mỗi học sinh được phân công trồng một cây, Liễu đào một hố sâu, lót phân rồi mới trồng cây. Liễu còn rào xung quanh để bảo vệ cây, hàng ngày không quên tưới. Nhờ vậy, cây phát triển tốt. Chẳng bao lâu, cây lớn hơn đầu người, cành lá xum xuê.

Nam thường ngày đi qua khi thì vặt lá, khi thì vít cành xuống, đánh đu chơi.

Liễu góp ý, Nam lại cãi:

- Cây của nhà bạn à? Nghịch một tí đã sao? Mà cây có chết thì trồng cây khác!

Gợi ý : Em có nhận xét gì về hành vi của Liễu và Nam ? Chuyện nhỏ trên đây có liên quan gì đến chủ đề bài học của chúng ta “Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội” không ? Phát biểu ý kiến của em.

Lời giải chi tiết:

Hành vi của Liễu là hành động đẹp giúp xây dựng bảo vệ môi trường thiên nhiên. Hành động của Nam là hành động không tốt, có ý phá hoại của công phá hoại môi trường thiên nhiên.

Câu chuyện trên đây là minh chứng rõ rệt về việc tích cực và không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

Theo em, mỗi người cần học tập bạn Liễu để môi trường chính trị - xã hội càng ngày càng vững mạnh và đẹp hơn.

Câu 2

“Ở ngõ Chùa làng Thượng có cái giếng đất không biết đào từ thuở nào, miệng giếng hình chảo, rộng ngoác, rong rêu bám đầy xung quanh, nước đục ngầu nổi lớp vàng đỏ như gạch cua. Bà con cả xã Viên Nội chỉ trông chờ vào cái giếng đó. Nước ăn, nước tắm giặt đều lấy ở giếng Chùa.

Thấy nước vừa thiếu lại vừa không sạch, bà con làng Thượng cứ bàn ra, bàn vào, nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu đào giếng.

Riêng bạn Vinh thì lại nghĩ : “Chẳng lẽ cứ chịu ăn nước đục mãi hay sao ? Phải quyết tâm đào giếng mới được.

Nghĩ sao làm vậy, Vinh hì hục đào giếng làm mồ hôi ướt đầm lưng áo. Mới một buổi mà Vinh đã đào được một cái hố sâu. Cái tin Vinh một mình dám cả gan đào giếng không bao lâu lan ra khắp thôn, rồi khắp xã. Đầu tiên là các em của Vinh giúp nữa, luân phiên kéo đất lên. Có em còn vào cùng đào với Vinh. Ba ngày sau, nước mạch bắt đầu rỉ ra, mát lạnh.

Để giếng không sụt lở, cả thôn góp tiền mua gạch, trạm y tế ủng hộ xi-măng. Các bác thợ nề đến xây vòng giếng. Cái giếng đầu tiên ở làng Thượng được hoàn thành. Nước trong vắt, mát lạnh.

Sau đó, trong làng Thượng, theo gương Vinh, bà con đào vài cái giếng nữa và các làng xung quanh cũng đào giếng...”

Theo sách “Việc nhỏ nghĩa lớn”- NXB Kim Đồng - Hà Nội

Gợi ý: Việc làm của em Vinh có nhiều ý nghĩa và tác dụng, tác động đến lợi ích của con người. Em hãy phân tích các ý nghĩa, tác dụng của việc làm đó.

Lời giải chi tiết:

Việc làm của Vinh trước hết thể hiện sự trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm. Hơn nữa việc làm đó còn mang nhiều ý nghĩa tác động đến lợi ích của con người: làm cho nguồn nước sạch sẽ trong lành hơn, giúp người dân có cuộc sống lành mạnh hơn góp phần làm cho môi trường xung quanh xanh, sạch hơn; giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường; làm tấm gương sáng cho các bạn các em học tập và noi theo đồng thời đẩy cao tinh thần bảo vệ giữ gìn môi trường, phát triển xã hội của mọi người.

Câu 3

Hoạt động vì lợi ích của con người rất rộng lớn, nhiều mặt khác nhau, phạm vi từ nhỏ đến lớn, có thể đến mức vì lợi ích chung của cả loài người. Em hãy nêu lên 5 hoạt động vì lợi ích của con người và phân tích lợi ích của từng hoạt động đó.

Gợi ý : Hoạt động có thể mang lại lợi ích về đạo đức, văn hoá, chính trị, kinh tế, chống bệnh tật, bảo vệ môi trường... Em có thể nêu thành ví dụ cụ thể để phân tích thì hay hơn.

Lời giải chi tiết:

- Tham gia các công việc gia đình. Điều này giúp chúng ta hình thành nếp sống có văn hóa, chia sẻ đối với người thân trong gia đình,từ đó mở rộng ra với mọi người và xã hội.

-  Tham gia, tổ chức các hoạt động từ thiện. Điều này không chỉ giúp ta học được cách chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn giúp ta hình thành lòng thương tình cảm sự cảm thông giữa người với người, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy được an ủi hơn.

-   Tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường. Điều này giúp mọi người nhận ra tác hại của ô nhiễm môi trường đồng thời lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường từ đó giúp môi trường được cải thiện hơn.

-  Tham gia hiến máu nhân đạo. Hoạt động này giúp làm giàu kho máu của nhà nước tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi chữa trị cho những bệnh nhân.

-  Tuyên truyền về nếp sống văn hóa. Hoạt động này giúp ta sống có văn hóa hơn, lan tỏa thông điệp về nếp sống văn hóa đến mọi người xung quanh giúp mọi người sống tốt hơn đẹp hơn.

Loigiaihay.com

Bài tập tình huống phát triển cộng đồng

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM ÁTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRAMÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNGMục đíchTài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tậpvà làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng củagiảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.Nội dung hướng dẫnNội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâmcủa môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặckỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tậpkỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướngdẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặcnhững nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chấtminh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.-1-PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂMChương 1: Giới thiệu phát triển cộng đồngLịch sử phát triển cộng đồng.Khái niệm: Khái niệm phát triển, cộng đồng, phát triển cộng đồng.Đặc điểm cộng đồng, yếu tố cấu thành cộng đồng.Giá trị, mục đích, nội dung, tiến trình, nguyên tắc hành độngChương 2: Tiến trình tổ chức cộng đồngKhái niệm, mục tiêu của tiến trình tổ chức cộng đồng.Chín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng.Chương 3: Vai trò và kỹ năng của tác viên cộng đồngNăm vai trò của tác viên: Xúc tác, nghiên cứu, biện hộ, huấn luyện, lập kế hoạchCác chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồngPhẩm chất của tác viên cộng đồng.Mối quan hệ của tác viên với cộng đồng.Chương 4: Sự tham gia của cộng đồngKhái niệm về sự tham gia.Các kiểu tham gia, tham gia là phương tiện hoặc mục đích, lợi ích của sự tham gia.Mức độ tham gia, tham gia của người dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”Chương 5: Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA)Nguồn gốc của PRA.Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của PRA.Ứng dụng PRA, thay đổi thái độ, hành vi.Ba phương pháp PRA: theo không gian, theo thời gian, theo mối quan hệ.Đặc điểm PRA, kỹ thuật cơ bản khi sử dụng PRA.Ứng dụng một số kỹ thuật PRA.Chương 6: Giới thiệu dự án phát triển cộng đồngKhái niệm dự án phát triển, các bên liên quan, nguồn lực dự án.Yếu tố cấu thành dự án, chu trình dự án, quản lý vấn đề liên quan yếu tố giới.-2-Chương 7: Khó khăn – thuận lợi trong phát triển cộng đồngKhó khăn, trở ngại mức độ người dân, tác viên, cộng đồng, xã hội, phương thứcphát triển cộng đồng.Thuận lợi từ yếu tố cá nhân, văn hóa-xã hội, quản lý, phương thức thực hành pháttriển cộng đồng, góp phần của tổ chức xã hội.-3-PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬPChương 1: Giới thiệu phát triển cộng đồngLịch sử phát triển cộng đồng (PTCĐ): tham khảo tài liệu hướng dẫn học tập(TLHDHT) trang13-15 về thời gian hình thành hoạt động PTCĐ tại các quốc gia vàtại Việt NamKhái niệm: Khái niệm phát triển, cộng đồng, phát triển cộng đồng.o Khái niệm phát triển: Tìm hiểu chỉ số phát triển con người (HumanDevelopment Index – HDI); và 8 mục tiêu thuộc Những Mục tiêu Phát triểnthiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDGs)o Khái niệm cộng đồng: Nắm vững hai loại cộng đồng địa lý, và cộng đồng chứcnăng. Khái niệm phát triển cộng đồng: Nắm vững các từ, cụm từ cốt lõi trongcác khái niệm PTCĐ của chính phủ Anh, của Liên Hiệp quốc, tác giả Murray G.Ross, và tác giả Nguyễn Thị Oanh.Đặc điểm cộng đồng, yếu tố cấu thành cộng đồng.o Đọc TLHDHT, trang 19-20o Liên hệ thực tế về đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, con người, v.v.tại các địa phương.Giá trị, mục đích, nội dung, tiến trình, nguyên tắc hành độngo Đọc TLHDHT, trang 22-24 để nắm vững giá trị và mục đích PTCĐo Làm câu hỏi số 3, bài tập trang 30 TLHDHT để tìm hiểu tiến trình PTCĐo Đọc TLHDHT trang 25-28, tìm hiểu 10 nguyên tắc PTCĐ, liên hệ các nguyêntắc với các giá trị PTCĐChương 2: Tiến trình tổ chức cộng đồngKhái niệm, mục tiêu của tiến trình tổ chức cộng đồng.Tham khảo TLHDHT, trang 34-35 nắm vững khái niệm tổ chức cộng đồng và mụctiêu tiến trình tổ chức cộng đồngChín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng.o Nắm vững chín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng qua tham khảo trang36-59, và làm bài tập từ câu 2 đến câu 7, trang 61-63 TLHDHT.o Liên hệ mô hình tiến trình phát triển cộng đồng (trang 24, TLHDHT), với tiếntrình 9 bước tổ chức cộng đồng. Đưa ra nhận xét.Chương 3: Vai trò và kỹ năng của tác viên cộng đồngNăm vai trò của tác viên: Xúc tác, nghiên cứu, biện hộ, huấn luyện, lập kế hoạcho Đọc TLHDHT, trang 66-68, hiểu rõ 5 vai trò của tác viêno Liên hệ ứng dụng 5 vai trò của tác viên với 9 bước trong tiến trình tổ chức cộngđồng (chương 2)-4-Các chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồng, phẩm chất của tác viên cộng đồng, mốiquan hệ của tác viên với cộng đồng.o Làm bài tập, câu hỏi 4, 5 trang 73 TLHDHTo Rà soát kiến thức qua việc tham khảo phần trả lời câu hỏi, trang 73-74,TLHDHTo Tìm hiểu vai trò của cán bộ nông thôn mới, nhận xét với việc thực hiện 5 vaitrò, và các phẩm chất, mối quan hệ của tác viên với người dân tại cộng đồng.Chương 4: Sự tham gia của cộng đồngKhái niệm về sự tham gia: Tham khảo TLHDHT, trang 78, so sánh các khái niệm,và mô hình hóa nội dung trong các khái niệm.Các kiểu tham gia, tham gia là phương tiện hoặc mục đích, lợi ích của sự tham gia.o Xem và phân tích mô hình trang 80, TLHDHT.o Đọc TLHDHT, trang 80, tìm hiểu thêm các ví dụ thực tế để minh họa cho thamgia là phương tiện, tham gia là mục đích.Mức độ tham gia, tham gia của người dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”o So sánh, nắm vững sự khác biệt trong các bậc thang tham gia. Tham khảo môhình bậc thang tham gia, trang 90, TLHDHT.o Đọc TLHDHT, trang 173, bài báo “Vi là phải hành”, sắp xếp mức độ tham gia.Chương 5: Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA)Nguồn gốc của PRA: Tham khảo TLHDHT, trang 98.Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của PRA.o Nắm vững khái niệm, mục đích của phương pháp PRA.o So sánh nguyên tắc của PRA với nguyên tắc thực hành phát triển cộng đồng,Chương 1Ứng dụng PRA, thay đổi thái độ, hành vi: Đọc TLHDHT, trang 101-103Ba phương pháp PRA, đặc điểm PRA, kỹ thuật cơ bản khi sử dụng PRA: ĐọcTLHDHT, trang 104 – 107.Ứng dụng một số kỹ thuật PRA.o Tham khảo TLHDHT, trang 107- 114o Tìm một tình huống về các vấn đề của một địa phương, và lập bảng xếp hạng ưutiên; hoặc vẽ sơ đồ Venn về mối quan hệ của các tổ chức tại một địa phương.-5-Chương 6: Giới thiệu dự án phát triển cộng đồngKhái niệm dự án phát triển, các bên liên quan, nguồn lực dự án.Đọc TLHDHT, trang 120-123, liên hệ các nguồn lực trong thực tế tại một địa bàndự án, hoặc một địa phương.Yếu tố cấu thành dự án, chu trình dự án, quản lý vấn đề liên quan yếu tố giới.o Xem phụ lục trang 168-172, phân tích dự án được nêu trong phụ lục.o Nắm vững các yếu tố giới trong quản lý dự án phát triển cộng đồng.Chương 7: Khó khăn – thuận lợi trong phát triển cộng đồngKhó khăn, trở ngại mức độ người dân, tác viên, cộng đồng, xã hội, phương thứcphát triển cộng đồngThuận lợi từ yếu tố cá nhân, văn hóa-xã hội, quản lý, phương thức thực hành pháttriển cộng đồng, góp phần của tổ chức xã hội.o Đọc TLHDHT, trang 155-159.o Tham khảo phụ lục, trang 168 TLHDHT, lập bảng phân tích khó khăn, thuận lợikhi áp dụng phát triển cộng đồng.-6-PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRAa/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đềKiểm tra theo hình thức tự luận. Đề thi sẽ bao gồm tất cả nội dung đã học.Có các loại đề như sau:-Đề gồm 4 câu hỏi, mỗi câu 2,5 điểm-Đề gồm 5 câu hỏi, mỗi câu 2 điểm-Đề gồm 10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểmb/ Hướng dẫn làm bài thi tự luậnĐọc một lượt tất cả câu hỏi, chọn câu dễ làm trước.Đối với từng câu, phải đọc thật kỹ từng nội dung câu hỏi. Gạch chân những ý chínhđể tránh lạc đề. Viết dài nhưng không vào trọng tâm, sẽ không được tính điểm.Câu hỏi có yêu cầu minh họa hoặc ví dụ tại địa phương thì cần phải liên hệ thực tế,tránh chép những ví dụ từ sách.Tính thời gian để phân bổ cho các câu trả lời, tránh dồn thời gian quá nhiều vàomột câu, sẽ không kịp thời gian cho những câu khác.Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.-7-PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁNĐỀ THIMÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG – HK./NHLỚP: ………………HỆ: TỪ XAThời gian làm bài: 90 phútSV được sử dụng tài liệu.Câu hỏi: (Mỗi câu 2 điểm)1. Liên hệ 8 mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, cho biết ba mục tiêunào liên quan nhiều nhất đến bình đẳng giới? Nêu ví dụ minh họa.2. Trình bày một hoạt động liên quan đến nội dung giáo dục cộng đồng ; và một họatđộng liên quan đến nội dung tổ chức cộng đồng. Cho biết người dân tham gia ởmức độ nào, bậc thang thứ mấy, trong hai hoạt động này. (Tham khảo 9 bậc thangtham gia trong sách PTCĐ)3. Hãy cho biết 3 nguyên tắc thực hành phát triển cộng đồng được anh/chị áp dụngvào công việc của mình. Minh họa.4. Mục đích của sơ đồ Venn là gì? Vẽ một sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ tại cộngđồng nơi các anh/chị sinh sống, trong đó có 9 tổ chức tại cộng đồng.5. Tác viên áp dụng vai trò nào nhiều nhất để giúp cộng đồng khảo sát về tình hìnhcộng đồng, và lập kế hoach hành động cộng đồng. Giải thích.------------- HẾT --------------8-ĐÁP ÁNTrả lờiĐiểmCâu 1.- Trình bày nội dung 3 mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến bình đẳng giới: Mụctiêu 3, Mục tiêu 4, Mục tiêu 5- Liên hệ thực tế, minh họa bằng số liệu11Câu 2-Trình bày nội dung giáo dục cộng đồng, là hoạt động nâng cao nhận thức chongười dân trong cộng đồng. Thí dụ : tập huấn, truyền thông, chia sẻ kinhnghiệm.1Xếp bậc thang tham gia của người dân tùy theo hoạt động. Bậc thang từ 0 đến 9.Giải thích.-Trình bày một hoạt động liên quan đến nội dung tổ chức cộng đồng. Thí dụ :tổ hợp tác, nhóm tiết kiệm tín dụng, câu lạc bộ đờn ca tài tử.XếpCâu 3bậc thang tham gia của người dân tùy theo hoạt động. Bậc thang từ 0 đến 9.Giải thích- Trình bày chi tiết 3 nguyên tắc bất kỳ của 10 nguyên tắc thực hành phát triểncộng đồng.- Giải thích và cho ví dụ việc áp dụng các nguyên tắc trên vào công việc củasinh viên.Câu 4111-Mục đích của sơ đồ Venn để thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức trong cộngđồng. Giúp cộng đồng có thể thay đổi, cải thiện mối quan hệ với các tổ chức.1-Vẽ một sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ tại cộng đồng, trong đó có 9 tổ chứctại cộng đồng. Thí dụ: Trường học, trạm xá, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã,Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Câu lạc bộ nông dân giỏi, Câulạc bộ không sinh con thứ ba.1-CâuGiải5 thích mối quan hệ giữa các tổ chức trong sơ đồ.-Tác viên áp dụng vai trò nghiên cứu, và vai trò lập kế hoạch nhiều nhất để giúp 1cộng đồng khảo sát về tình hình cộng đồng, và lậlập kế hoach hành động cộngđồng.Giải thích vai trò nghiên cứu1-Giải thích vai trò lập kế hoạch--9-