Bài tập về câu đặc biệt

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 22 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Theo em, vì sao câu “Bắt được dế đại tướng quân” không phải là câu đặc biệt ?. Soạn bài Câu đặc biệt SBT Ngữ Văn 7 tập 2 –

Bài tập

1 – 3: Bài tập 1,2,3 trang 29, SGK.

4*. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.

   Từ đêm hôm bị bắt đến nay, […] không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, […] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh được ngót hai năm.

(Ngọc Hoàn)

5. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì ?

   Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

(Trần Cư)

6. Đọc đoạn văn sau đây :

   Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.

–  Anh em ơi ! Dế cụ ! Dế cụ !

–  Ha ! Ha ! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.

–  Nó to đến bằng bốn con ve sầu.

–  Dế cụ mà lị.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

   a)    Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên.

   b)    Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó.

7. Theo em, vì sao câu Bắt được dế đại tướng quân không phải là câu đặc biệt ?

Quảng cáo

Gợi ý làm bài

1.  Để giải được bài tập này, HS cần có kiến thức cả về câu đặc biệt lẫn câu rút gọn, đặc biệt là phải hiểu được sự khác nhau giữa chúng.

   Về hình thức, câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ, còn câu rút gọn được cấu tạo theo mô hình này, nhưng chủ ngữ, vị ngữ, hoặc đôi khi cả hai đã bị lược bỏ vì mục đích nhất định (xem Ghi nhớ, trang 15, SGK).

   Về mặt tác dụng, câu đặc biệt và câu rút gọn có những tác dụng riêng (xem Ghi nhớ, trang 29, SGK).

   Áp dụng những hiểu biết trên đây để phân tích các ví dụ đã cho, ta sẽ thấy, chẳng hạn trong đoạn a, không có câu đặc biệt mà chỉ có một số câu rút gọn (ví dụ : Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, …) ; ngược lại, ở đoạn b chỉ có câu đặc biệt mà không có câu rút gọn (ví dụ : Ba giây.. Lâu quá !).

2.  Về tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn, HS cần xem lại phần Ghi nhớ trong SGK.

3.  Bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Các em có thể mở đầu đoạn văn bằng một câu đặc biệt có tác dụng giới thiệu địa điểm hoặc thời gian của cảnh vật được miêu tả.

4*. Những gợi ý sau đây có thể giúp các em giải đúng bài tập này :

–  Trong đoạn trích đã cho, có một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

–  Cần đối chiếu với bốn tác dụng của câu đặc biệt đã được giới thiệu ở SGK (xem Ghi nhớ, trang 29), để biết câu đặc biệt mà em tìm được có tác dụng gì.

5. Trong đoạn đã dẫn, có hai câu đặc biệt, được dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.

a) Để tìm câu đặc biệt trong đoạn trích, HS cần ghi nhớ : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

b) Có thể lập bảng như ở trang 28, SGK để thấy được tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn, ví dụ :

Tác dụng Câu đăc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vât, hiện tượng Xác định thời gian, nơi chốn Gọi đáp
Anh em ơi ! +
Dế cụ ! +
Ha! +
Đại tướng dế! +
Dế cụ mà lị. +

6.  Câu đặc biệt và câu rút gọn nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau : Chúng đều không có đầy đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.

   Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau : Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ, còn câu rút gọn là câu được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ nhưng một thành phần đã được rút gọn. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được thành phần đã được rút gọn đó.

7.  Câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đã được rút gọn thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được chủ ngữ đã rút gọn ấy, chẳng hạn :

   “Chúng mình bắt được dế đại tướng quân.”

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Câu đặc biệt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt?

  • A. Giờ ra chơi .
  • B. Câu chuyện của bà tôi...
  • D. Cánh đồng làng.

Câu 2: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

  • A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
  • B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?

  • A. Từ hô gọi
  • B. Từ hình thái
  • C. Quan hệ từ

Câu 4: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương."

(Lê Phan Quỳnh)

  • A. Gọi đáp.
  • B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
  • C. Bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

  • A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • D. Mưa rất to.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?

  • A. Giờ ra chơi.
  • C. Cánh đồng làng
  • D. Câu chuyện của bà tôi.

Câu 7: Câu đặc biệt là gì ?

  • A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
  • C. Là câu chỉ có chủ ngữ
  • D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Câu 8: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

  • A. Bộc lộ cảm xúc
  • C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  • B. Một hồi còi.
  • C. Mùa xuân!
  • D. Sài Gòn. 1972.

Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

  • A. Bộc lộ cảm xúc
  • B. Gọi đáp
  • D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 11:  Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Mưa rất to
  • B. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

Câu 12: Câu đặc biệt sau có tác dụng gì?

"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."

( Thạch Lam)

  • A. Liệt kê, thông báo
  • C. Gọi đáp
  • D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 13:  Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • C. Mưa rất to.
  • D. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.


Xem đáp án

  • Bài tập về câu đặc biệt
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Câu đặc biệt là gì ?

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

C. Là câu chỉ có chủ ngữ

D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Hiển thị đáp án

Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Hiển thị đáp án

Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?

A. Từ hô gọi

B. Từ hình thái

C. Quan hệ từ

D. Số từ

Hiển thị đáp án

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

C. Hoa sim !

D. Mưa rất to.

Hiển thị đáp án

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?

A. Giờ ra chơi.

B. Tiếng suối chảy róc rách.

C. Cánh đồng làng

D. Câu chuyện của bà tôi.

Hiển thị đáp án

Câu 6: Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp .

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Bài tập về câu đặc biệt

Câu 7: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Hiển thị đáp án

Câu 8: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Câu đặc biệt - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Bài tập về câu đặc biệt

Bài tập về câu đặc biệt

Bài tập về câu đặc biệt

Bộ tài liệu 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung từng bài học sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 giúp các bạn học giỏi môn Ngữ văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.