Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Đề bài: Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  • Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  • Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  • Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  • Bài tập về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

* Giải thích khái niệm:· Trong sáng là gì?· Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?

· Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại đây

Tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

Chúng ta nên hiểu như thế nào là “trong sáng”? Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục, trong sáng có nghĩa là ở trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.

Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt.

Thứ hai, tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn từ của nước ngoài phải có chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt.

Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này. Trong xã hội có bao nhiêu lứa tuổi, bao nhiêu thành phần, tầng lớp và phân chia vai vế thì ứng với đó là có bấy nhiêu cách xưng hô phù hợp. Sự phù hợp trong cách xưng hô không chỉ để nhận dạng mà còn đảm bảo tính nhân văn, tình cảm giữa con người. Ví như xưng hô với ông bà bằng cháu, xưng hô với bố mẹ bằng con, xưng hô với anh chị bằng em và xưng hô với bạn bè bằng cậu/ tớ. Không chỉ riêng trong cách xưng hô mà toàn bộ việc sử dụng tiếng Việt cũng phải đảm bảo lịch sự, có văn hóa, thể hiện ở cách điều chế cảm xúc, biết khiêm nhường, lễ độ và nói năng từ tốn, đặc biệt là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.

Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng Việt? Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.

Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình, ngay cả tiếng nói của dân tộc cũng không gìn giữ được thì sẽ chẳng có gì đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch đang nhăm nhe.

——————–HẾT——————–

Tiếng Việt là quốc ngữ đồng thời cũng là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam, vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm chung của mỗi công dân Việt Nam. Tìm hiểu về vai trò cũng như trách nhiệm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, bên cạnh bài Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay tại Thuthuat.Taimienphi.vn/

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Soạn văn 12 tập 1 tuần 2 (trang 30)

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vô cùng hữu ích.

Hy vọng có thể giúp cho các bạn học sinh lớp 12 khi tìm hiểu chuẩn bị bài của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản sau:

1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn…

- Những chuẩn mực, quy tắc đó là cơ sở cho việc thể hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm của mỗi người và cho việc lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung truyền đạt của người khác.

- Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Ngược lại, nói hoặc biết sai quy tắc, sai chuẩn mực là không trong sáng.

2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất

- Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.

- Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngôn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú cho từng ngôn ngữ.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.

Tổng kết: Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói.

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo/tính cách các nhân vật trong truyện Kiều.

- Kim Trọng:

  • Từ ngữ miêu tả: rất mực chung tình
  • Đặc điểm nhân vật: Chung tình với Thúy Kiều (Đau đớn khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Tuy kết duyên cùng Thúy Vân nhưng vẫn nhớ đến Kiều…)

- Thúy Vân

  • Từ ngữ miêu tả: cô em gái ngoan
  • Đặc điểm nhân vật: hiền lành, ngoan ngoãn (chấp nhận thay chị trả mối duyên với Kim Trọng)

- Hoạn Thư:

  • Từ ngữ miêu tả: biết điều mà cay nghiệt
  • Đặc điểm nhân vật: độc ác, cay nghiệt (đánh ghen và trừng phạt Thúy Kiều, biện giải thông minh trong cuộc báo ân báo oán)

- Thúc Sinh:

  • Từ ngữ miêu tả: sợ vợ
  • Đặc điểm nhân vật: khi thấy Thúy Kiều bị hành hạ nhưng chỉ biết đứng nhìn.

- Từ Hải:

  • Từ ngữ miêu tả: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
  • Đặc điểm nhân vật: thời gian xuất hiện ngắn ngủi, giúp Kiều báo ân báo oán.

- Tú Bà

  • Từ ngữ miêu tả: Màu da “nhờn nhợt”
  • Đặc điểm nhân vật: Cho thấy thể xác nhơ nhớp do sống lâu bằng nghề bán phấn buôn hương.

- Mã Giám Sinh

  • Từ ngữ miêu tả: Bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi”
  • Đặc điểm nhân vật: Cho thấy bộ dạng của kẻ lừa đảo

- Sở Khanh

  • Từ ngữ miêu tả: “chải chuốt”, “dịu dàng”
  • Đặc điểm nhân vật: Cho thấy hình thức trau chuốt, giả tạo để lừa gạt các cô gái.

- Bạc Bà, Bạc Hạnh

  • Từ ngữ miêu tả: cái miệng thề “xoen xoét”
  • Đặc điểm nhân vật: Cho thấy đó là kẻ chuyên dối trá, lọc lừa.

Câu 2. Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn.

Gợi ý:

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.

Câu 3. Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho là lạm dụng bằng từ ngữ tiếng Việt tương ứng.

- Trong đoạn văn sau, từ nước ngoài được sử dụng một cách lạm dụng, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

- Sửa lại:

  • file: tập tin
  • hacker: tin tặc

Cập nhật: 13/09/2021