Bài tập về xác định cụm danh từ lớp 6

Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Cụm danh từ, Cụm danh từ là gì, Cấu tạo của cụm danh từ, Phân biệt danh từ và cụm danh từ https://baihochay.com/ngu-van-6/giai-bai-tap-nang-cao-ngu-van-6-cum-danh-tu-4099.html https://baihochay.com/uploads/news/2019_10/bai-tap-nang-cao-ngu-van-6.jpg

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Cụm danh từ là gì ? Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu được chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ. Ví dụ : -Gà (ăn thóc).

- Những con gà mái hoa mơ (ăn thóc). Trong hai trường hợp thì trường hợp sau cụ thể hơn do danh từ kết hợp với các từ ngữ phụ.

Những từ ngữ phụ đứng trước và sau danh từ gọi là phụ ngữ.

Trong câu, cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ. Tuy vậy, hoạt động của cụm danh từ trong câu cũng giống như danh từ. Trong câu, danh từ đảm nhận chức năng nào thì cụm danh từ do nó làm trung tâm cũng đảm nhận chức năng ấy.

2. Cấu tạo của cụm danh từ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 tl T1 T2 sl s2 tất cả những con gà mái tơ ấy

Cụm danh từ có cấu tạo góm ba phần :

  1. Phần trước do các lượng từ chỉ toàn thể và lượng từ tập hợp hay phân phối đảm nhận.

+ Phụ ngữ chỉ toàn thổ sự vật như: cả, tất cà, toàn hộ, tất thảy. Khi sự vật có số lượng xác định, ta dùng cả. Ví dụ : - Cả hai vị thần (đều xin cưới Mị Nương). (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - Cả một trăm người con (đều hồng hào, khoẻ mạnh). (Con Rồng cháu Tiên)

Khi sự vật có số lượng không xác định, ta dùng tất cả, tất thảy, hết thảy.

Ví dụ : Tất cả mọi người (đều đã sẵn sàng).

+ Phụ ngữ chỉ số lượng sự vật đứng sau phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật, bao gồm cả số từ như: một, hai, ba,... vài, dâm, mươi và những lượng từ có ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: những, các, mọi, mỗi, từng.

Sắc thái ý nghĩa của các lượng từ đứng trước danh từ cũng khác nhau, do đó khi sử dụng cần lựa chọn để ý nghĩa của câu được chính xác.

  1. Phần trung tâm Phần trung tâm do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhận. Danh từ chỉ sự vật ít khi vắng mặt trong cụm danh từ. Loại từ có thể vắng mặt hay có mặt phụ thuộc vào danh từ chỉ sự vật.

- Khi danh từ là những sự vật ở dạng chất liệu như : muối, dầu, đường, sắt, xi măng, đá, khí,... thì thường kết hợp với danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Ví dụ : (Mẹ em mua) hai yến gạo, một lít dầu.

- Khi danh từ là những từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật,... chúng thường kết hợp với loại từ: người, ông, vị, bác, chú, con, cái,...

Ví dụ : Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước (Sự tích Hồ Gươm).

- Các loại từ như cái, con, bức, tấm, lá,... là những loại từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm khác nhau theo ý chủ quan của người sử dụng. Khi sử dụng, chúng ta cần lựa chọn cho đúng ý nghĩa trong câu.

Ví dụ : Ta không nói "Chú hổ (ngồi trong cũi)" mà phải nói : "Con hổ (ngồi trong cũi)".

Ngược lại, có thể nói "Chú mèo (đang trèo cây)" hoặc "Con mèo (đang trèo cây)" đều được.

  1. Phần sau Các phụ ngữ ở phần sau nói lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian và thời gian.

Loại phụ ngữ nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

Ví dụ : chiếc xe đạp mới ấy

Loại phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian như này, nọ, kia, ấy,... đứng cuối cụm danh từ làm dấu hiêu kết thúc cụm danh từ.

Ví dụ : em bé thông minh nọ

Về cấu tạo : phụ ngữ đứng sau danh từ có cấu tạo rất da dạng và phức tạp. Có thể là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ - vị.

Ví dụ : thanh sắt ấy, phụ ngữ là một từ; thanh sắt chui vào lưới ấy, phụ ngữ là một cụm từ; thanh sắt mà Lê Thận nhặt được ấy, phụ ngữ là cụm C - V.

3. Phân biệt danh từ và cụm danh từ Trong tiếng Viêt, ranh giới giữa từ và cụm từ nhiều lúc khó xác định. Khi gặp những trường hợp cần xem xét, ta lưu ý mấy điểm sau :

Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xen một tiếng nào vào giữa, còn cụm từ cấu tạo lỏng ta có thể xen tiếng vào giữa mà ý nghĩa vẫn không thay đổi. Chẳng hạn như trường hợp hoa hồng không chêm xen được. Đó là từ. Trường hợp hoa giấy ta có thể xen bằng vào hoa và giấy. Đó là cụm từ.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải đặt vào hoàn cảnh nói năng mới phân biệt được như hổ dữ, anh em, cha ông, áo dài. Ví dụ : Trường hợp "Cha, ông đều chưa về" thì cha và ông là hai từ. Trường hợp : "Ôi tiếng của cha ông thuở trước" thì cha ông là một từ.

II - BÀI TẬP

  1. Làm thế nào để xác định được cụm danh từ trong câu ?
  1. Cho đoạn trích sau dây : "Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xoè cánh, bay đi. Chuyện làm chấn dộng cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. Vua phải triệu thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi, nhưng bọn họ tìm đủ cách dụ dỗ, doạ nạt để bắt em về hoàng cung". (Cây bút thần)
  1. Tìm các danh từ trong đoạn trích.
  2. Điền các cụm danh từ đã tìm dược vào mô hình cụm danh từ. Các cụm danh từ em vừa tìm được có đầy đủ các phần không ?
  1. Thực hiện các yêu cầu như ở Bài tập 2 với đoạn trích sau đây: "Vua có công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở một hội lớn cho hoàng lử các nước và con trai trong thiên hạ tới dự, để công chúa trên lầu cao ném quả cầu may : hễ quà cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người ấy làm chồng. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ cắp di. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn theo". (Thạch Sanh)
  1. Có hai tiếng anh, em ghép với nhau.
  2. Các trường hợp sau, trường hợp nào anh em là từ, trường hợp nào anh em là cụm từ ? Vì sao ? - Hai anh em đi đâu mà bây giờ mới về ? - Anh em ở nhà hay cùng mẹ đi chơi ? - Anh em đi vắng, chốc nữa sẽ về anh ạ. - Người đội mũ đỏ là anh em. - Anh em bộ đội đang sinh hoạt.
  1. Thay hoặc thêm các từ thích hợp vào tổ hợp anh em trong các câu trên.
  1. a) Đặt các cụm danh từ có trung tâm là những danh từ sau đây : nhân dân, mèo, đồng bào, xe, nước, bàn ghế.
  2. Thử nhận xét các phụ ngữ trước và sau các danh từ dã cho.
  1. Tìm cụm danh từ trong các câu sau :
  2. Ngày xưa, ở đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữĩ, tên là Lạc Long Quân. (Con Rồng cháu Tiên)
  3. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. (Con Rồng cháu Tiên)
  4. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.