Bán lẻ truyền thống là gì

Kênh bán hàng truyền thống là gì? Kênh bán hàng này có ưu, nhược điểm gì? Loại hình của kênh phân phối truyền thống.

Bán lẻ truyền thống là gì

Kênh bán hàng truyền thống là gì?

Kênh bán hàng truyền thống là gì?

Trước khi tìm hiểu về kênh bán hàng truyền thống, bạn cần hiểu về kênh phân phối.

Kênh bán hàng là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó không giống như chợ hay siêu thị, Nó là một hệ thống được xây dựng để tiêu thụ hàng hóa.

Xem thêm: Trả lương theo KPI là gì? Sử dụng KPI để trả lương trong những trường hợp nào?

Kênh bán hàng truyền thống là một trong 2 loại chính của kênh bán hàng trực tiếp. Kênh phân phối đó là hệ thống bao gồm các trung gian phân phối như đại lý, trung tâm thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ,..

Bán lẻ truyền thống là gì

Đại lý bán lẻ

Đây là kênh phân phối được hình thành ngay khi có sự trao đổi hàng hóa. Nó có từ những năm trước công nguyên. Nhưng đến khi sự xuất hiện của mạng internet, nó mới có tên gọi là kênh phân phối truyền thống.

Một số thành phần chính trong kênh bán hàng truyền thống

Trong kênh bán hàng truyền thống,có 3 trung gian thương mại chính là đại lý, nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

Đại lý

Đại lý là một đại diện của doanh nghiệp có chức năng phân phối hàng hóa. Đại lý là nơi nhận hàng hóa của công ty, nhưng không phải chủ sở hữu của hàng hóa đó. Nếu đại lý bán được hàng thì sẽ nhận được hoa hồng bán hàng từ phía doanh nghiệp.

Có 2 loại đại lý chính là đại lý độc quyền hoặc đa quyền. Đại lý độc quyền là đại lý chỉ có bán sản phẩm duy nhất của doanh nghiệp. Đại lý đa quyền hay đại lý thông thường thì có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng của các doanh nghiệp khác.

Bán lẻ truyền thống là gì

Điện máy xanh cũng là đại lý thế giới di động

Nhà bán buôn

Nhà bán buôn là trung gian thương mại. Tuy có chức năng phân phối hàng hóa như đại lý, nhưng quyền sở hữu hàng hóa là của họ. Các đại lý bán buôn có tỷ lệ chiết khấu khác so với đại lý hay các nhà bán lẻ..

Nhà bán buôn sẽ nhận hàng từ doanh nghiệp, đặt cọc hoặc thanh toán ngay. Họ sẽ được chiết khấu ngay trong hợp đồng giao nhận. Họ thường lấy số lượng lớn để hưởng ưu đãi.

Các nhà bán buôn có sức mạnh trong việc lưu thông hàng hóa cao hơn các trung gian thương mại khác. Đây là một trong những kênh bán hàng truyền thống phổ biến nhất hiện nay.

Các đại lý bán lẻ

Họ thường là các cửa hàng nhỏ, hộ gia đình hay thành phần khác ngoài xã hội. Họ thường nhận hàng hóa từ nhà bán buôn, có khi là nhận hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.

Họ được hưởng ưu đãi thấp hơn các nhà bán buôn. Tuy nhiên, theo hệ thống phân phối theo cấp độ nào mà có chính sách chiết khấu của cho nhà bán lẻ.

Đọc thêm: Cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm kênh bán hàng truyền thống

Ngày nay, ngoài kênh phân phối truyền thống còn có kênh phân phối hiện đại.

Kênh phân phối hiện đại là kênh phân phối thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội. Đây là kênh phân phối đang phát triển hiện nay.

Bán lẻ truyền thống là gì

Bán hàng hiện đại

Để hiểu rõ về ưu, nhược điểm ta nên so sánh 2 kênh phân phối chính.

Ưu điểm:

+ Kênh phân phối truyền thống có số lượng thành viên trong hệ thống nhiều. Trung gian phân phối đa dạng. Gía cả thường rẻ hơn các showroom, kênh phân phối hiện đại.

+ Kênh phân phối hiện đại: nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp. Dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Có hệ thống bán lẻ lớn và có thương hiệu.

Nhược điểm:

+ Kênh phân phối hiện đại: Khách hàng không rộng khắp các tỉnh thành. Chủ yếu ở các thành phố lớn.

+ Kênh phân phối truyền thống: Khó kiểm soát về giá cả trên thị trường. Dễ xảy tình trạng xung đột về giá và khu vực bán hàng giữa các trung gian thương mại.

Kênh phân phối truyền thống đòi hỏi cần đội ngũ quản lý, đại lý bán hàng nhiều, có kinh nghiệm. Dễ xung đột giữa các nhà phân phối với nhau nếu chính sách ưu đãi không rõ ràng. Việc kiểm soát các chương trình cho người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn.

Các loại hình trong kênh phân phối truyền thống

Bán lẻ truyền thống là gì

Phân phối sản phẩm

Kênh phân phối truyền thống là bao gồm có 3 cấp chính:

Kênh phân phối cấp 1

Kênh bán hàng truyền thống đơn giản có 3 thành phần chính là nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Trong hệ thống này, hàng hóa được vận chuyển nhanh hơn từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Kênh phân phối cấp 1 đòi hỏi phải có nhiều nhà bán lẻ. Họ phải ở khắp các tỉnh thành thì mạng lưới của công ty mới mở rộng.

Kênh phân phối này phù hợp với các sản phẩm tiêu dùng như dầu gội, bánh kẹo, mặt hàng về nông sản,..

Kênh phân phối cấp 2

Đây là kênh phân phối có 2 trung gian phân phối là nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Các nhà bán sỉ có thể lực có thể giúp đẩy hàng hóa nhanh hơn cho doanh nghiệp. Việc lưu thông hàng hóa nhanh hơn. Tuy nhiên chính sách dành cho các nhà bán sỉ và bán lẻ cần được rõ ràng, đảm bảo cho các bên.

Kênh này phù hợp với các mặt hàng về may mặc, thiết bị điện tử thông thường,..

Kênh phân phối cấp 3

Kênh phân phối này là có thêm một trung gian mới là nhà đại lý. Nhà đại lý thường đại diện cho công ty, doanh nghiệp mà họ lấy sản phẩm.

Khách hàng thường mua hàng ở đây hơn. Đại lý đại diện cho thương hiệu công ty, sản phẩm ở đây chính hãng. Khách hàng tin tưởng hơn khi mua hàng ở đây. Các đại lý có thể lấy hàng ở đây với số lượng lớn.

Tóm lại: Dựa trên ưu, nhược điểm của kênh bán hàng truyền thống và ngành kinh doanh mà doanh nghiệp nên chọn kênh phân phối để thu lại hiệu quả trong kinh doanh.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-> Đăng ký phần mềm quản lý khách hàng MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY