Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tiếng anh là gì

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: consumerreportsreview

Bạn đang xem: professional indemnity insurance là gì

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Professional liability Insurance)

Định nghĩa

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tiếng Anh là Professional liability Insurance.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa công ty bảo hiểm và doanh nghiệp được bảo hiểm, nhằm cung cấp sự đảm bảo tài chính đáp ứng các chi phí kiện tụng và các thiệt hại phải trả cho bên thứ ba do sai sót trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó.

Hay có thể hiểu theo cách đơn giản:

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được thiết kế để bảo vệ doanh nghiệp và các cá nhân đối với các trách nhiệm dân sự phát sinh từ hành động sơ suất có thể dẫn đến bị kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao.

Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

– Trong xã hội, một số nghề nghiệp có tính chuyên môn cao như bác sĩ, kế toán, luật sư, môi giới… Những người hoạt động trong các nghề này có thể bất cẩn, có lỗi và tư vấn chuyên môn không chính xác dẫn đến các thiệt hại tài chính cho đối tượng phục vụ hoặc bên thứ ba khác.

Có thể bạn quan tâm: HE là gì, SE, OE, GE, BE là gì trong ngôn tình?

XEM THÊM:  SIÊU KHÓA LÀ GÌ

– Pháp luật dân sự các nước thường qui định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại đối với những người hoạt động chuyên môn trong những trường hợp như trên.

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ra đời đáp ứng nhu cầu của những người làm việc trong các ngành nghề dễ phát sinh trách nhiệm gắn liền với chuyên môn của họ.

Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Đối tượng bảo hiểm

– Đối tượng bảo hiểm: Tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn chịu trách nhiệm pháp lí phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn; có thể do hành động thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính hoặc nhân viên của họ gồm:

+ Kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng

+ Công ty môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm

+ Công ty kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính

+ Luật sư, bác sĩ, y tá

+ Công chứng viên, giám định viên…

Phạm vi bảo hiểm

Có thể bạn quan tâm: soapui là gì

– Bồi thường cho người được bảo hiểm trách nhiệm pháp lí đối với các khiếu nại người được bảo hiểm do vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp trong khi hành nghề chuyên môn có hành động sơ suất, sai sót hoặc thiếu sót.

+ Thanh toán các chi phí, phí tổn phát sinh trong việc chống lại hoặc giải quyết các khiếu nại phát sinh.

+ Ngày hiệu lực của hồi tố: Là điểm mốc qui định rằng nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba xảy ra trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại liên quan không thuộc phạm vi bảo hiểm.

XEM THÊM:  [Hỏi đáp] 1001 câu hỏi vì sao của Marketers

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

– Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm đối với mỗi hoặc mọi sự cố trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Trong mọi trường hợp trách nhiệm bồi thường tối đa bằng mức trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm thường dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Thông thường xác định mức trách nhiệm theo phí tư vấn của dịch vụ.

Phí bảo hiểm

– Phí bảo hiểm: Tính theo tỉ lệ %/phí tư vấn hoặc tỉ lệ %/mức trách nhiệm bảo hiểm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Đại lí bảo hiểm cơ bản, NXB Tài chính)

Xem thêm: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Porter’s Five Forces) là gì?

Thông tin thuật ngữ

Tiếng Anh Professional Liability Insurance
Tiếng Việt Bảo Hiểm Trách Nhiệm Nghề Nghiệp
Chủ đề Kinh tế

Định nghĩa - Khái niệm

Professional Liability Insurance là gì?

  • Professional Liability Insurance là Bảo Hiểm Trách Nhiệm Nghề Nghiệp.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan Professional Liability Insurance

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Professional Liability Insurance là gì? (hay Bảo Hiểm Trách Nhiệm Nghề Nghiệp nghĩa là gì?) Định nghĩa Professional Liability Insurance là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Professional Liability Insurance / Bảo Hiểm Trách Nhiệm Nghề Nghiệp. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không còn xa lạ tại Việt Nam và đã có những văn bản luật quy định những ngành nghề như y tế, luật sư, công chứng bắt buộc phải tham gia. Ngoài ra đơn bảo hiểm này cũng rất có ý nghĩa trong các lĩnh vực tư vấn chuyên gia, có nguy cở gây ra rủi ro cho khách hàng.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì ?

Tiếng Anh là: Professional liability Insurance là hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa công ty bảo hiểm và Doanh nghiệp được bảo hiểm, nhằm cung cấp sự đảm bảo tài chính đáp ứng các chi phí kiện tụng và các thiệt hại phải trả cho bên thứ ba do sai sót trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó.

 

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tiếng anh là gì

Lợi ích của sản phẩm

Trong khi các loại hình bảo hiểm trách nhiệm chung tập trung vào các hình thức thiệt hại trực tiếp như bị thương tật, thiệt hại vật chất. Bảo hiểm nghề nghiệp đưa ra hình thức bảo hiểm chi tiết và toàn diện hơn, bảo vệ cho trách nhiệm của doanh nghiệp hoặc cá nhân liên quan đến thiệt hại về tài chính do lỗi hoặc sai sót (cho dù được chứng minh hay không).

Đây là loại hình bảo hiểm có lợi trong trường hợp chẳng may có rủi ro, nếu đã tham gia bảo hiểm thì khoản bồi thường cho khách hàng doanh nghiệp sẽ không phải “móc tiền túi” cá nhân mà việc này sẽ do công ty bảo hiểm chi trả.

Thấy rõ những lợi ích của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nên không những vì đáp ứng các yêu cầu của Luật chuyên nghành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như công chứng; chứng khoán, thẩm định giá ...  đã tự nguyện mua bảo hiểm.

Thời gian vừa qua, còn khó khăn do nhiều công ty bảo hiểm chưa dám triển khai vì còn xa lạ với hoạt động công chứng. Tuy nhiên, đến nay việc mua bảo hiểm đã trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp, tuy mức bảo hiểm ở mỗi văn phòng là khác nhau.

Đối tượng tham gia

Các doanh nghiệp, cá nhân, đối tác đang cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, chuyển giao hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp khác có thể được khuyến nghị tham gia bảo hiểm trách nhiệm, trong đó có thể kể đến các sản phẩm tiêu biểu như:

- Đối tượng bắt buộc : Hiện nay, tại Việt Nam ta, theo quy định pháp luật hiện hành, đang có 7 loại bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc như bệnh viện, văn phòng công chứng, công ty thẩm định giá, công ty kiểm toán độc lập, văn phòng luật sư.

- Đối tượng tự nguyện: Các công ty tư vấn du học, tư vấn bất động sản ..vv

Các loại hình sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm phổ biến

quy định tại Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, điều 6-8-9 của Nghị định 102/2011/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 102/2011/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 quy định: Đến hết năm 2012, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo hình thức tổ chức bệnh viện, bao gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải mua bảo hiểm .  HIện nay các bệnh viện, phòng khám đều chưa tham gia

Trách nhiệm Nghề nghiệp Luật sư (LPI)

Theo quy định tại Điều 40 và Điều 49 của Luật luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình hoặc trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm luật sư là thoả thuận giữa luật sư và một Công ty bảo hiểm hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật kinh doanh bảo hiểm, trong đó xác định, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm khiếu nại và được Công ty bảo hiểm đền bù với hạn mức bồi thường hai bên đã thoả thuận, hạn mức bồi thường, những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Thỏa thuận này bao gồm các điều khoản, hạn mức trách nhiệm, các điểm loại trừ và các điều kiện khác được quy định trong Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm và trên cơ sở người được bảo hiểm đã nộp đủ tiền bảo hiểm.

Trách nhiệm nghề nghiệp Môi giới bảo hiểm (PI)

Theo điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất, loại hình bảo hiểm quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt buộc phải tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm  này.

Trách nhiệm nghề nghiệp Công ty chứng khoán, quản lý quỹ

,Điều 71, 72 Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty.

Trách nhiệm nghề nghiệp Công ty kiểm toán độc lập

Theo Khoản 4, Điều 25 Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm cho kiểm toán viên hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho khách hàng.

Trách nhiệm nghề nghiệp Thẩm định giá.

Theo Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 38/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá, thì doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Xem thêm

Bảo hiểm nghề nghiệp Công chứng viên

Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

– Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.

– Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại  Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ở đâu

Cho dù tham gia bảo hiểm theo hình thức bắt buộc hay tự nguyện bạn cần có những đơn vị tư vấn để xác định rủi ro, mức độ tham gia cũng như các hỗ trợ chuyên nghiệp khi gặp sự cố bảo hiểm.

Hoạt động như một đơn vị tư vấn bảo hiểm trực tuyến, chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn và xây dựng, thiết kế sản phẩm bảo hiêm tốt nhất phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn dưới đây

#baohiemtrachnhiemnghenghiep