Bị covid bao lâu thì chết

Bị covid bao lâu thì chết

Một nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: Sputnik

Trả lời phỏng vấn tạp chí KP ngày 2/11, bà Anna Popova - người đứng đầu Cơ quan giám sát và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Rospotrebnadzor - cho hay các chuyên gia đã quan sát thấy virus tồn tại trong cơ thể người nhiễm đến 80 ngày, thậm chí là 100 ngày.

“Nghiên cứu mới nhất đã cho thấy điều này. Và tất nhiên, các bác sĩ không nên loại trừ bất kỳ bệnh nhân khỏi danh sách theo dõi vì họ sẽ tiếp tục có nguy cơ lây bệnh”, bà Popova nói.

Bà Popova giải thích rằng thời gian ủ bệnh của COVID-19 là 14 ngày, có nghĩa là các triệu chứng sẽ xuất hiện muộn nhất hai tuần sau khi nhiễm virus. Bà khẳng định việc theo dõi những người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm COVID-19 trong hai tuần là đặc biệt cần thiết, để chắc chắn họ có bị nhiễm hay không.

“Nếu một người mắc bệnh thì bác sĩ của họ sẽ xác định họ cần ở nhà trong bao lâu. Điều này không chỉ để họ không lây nhiễm cho người khác mà còn để loại bỏ virus và phục hồi hoàn toàn”, Giám đốc Rospotrebnadzor nhấn mạnh.

Những tuần gần đây, Nga đang ghi nhận tỷ lệ người mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục. Nhiều người đã mắc COVID-19 mà không đi khám bác sĩ. Các nhà chức trách khueyens cáo người nghi mắc COVID-19 hãy ở nhà và liên lạc với bác sĩ - người sẽ quyết định họ cần xét nghiệm và cách ly hay không.

Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) Mỹ, những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 có thể tiếp tục có RNA của SARS-CoV-2 trong mẫu phẩm đường hô hấp trên tối đa 3 tháng sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm là khó xảy ra.

Cho đến nay, chưa đầy 50% dân số Nga hoàn thành tiêm chủng mặc dù nguồn vaccine luôn sẵn có. Đầu tuần qua, Điện Kremlin đã loại trừ khả năng phạt tiền đối với những người từ chối tiêm chủng.

Tuy nhiên, Quốc hội Nga đang xem xét triển khai một hệ thống mã QR trên toàn quốc. Hệ thống này sẽ hạn chế quyền tiếp cận các địa điểm công cộng và phương tiện giao thông dựa trên việc mọi người đã tiêm vaccine hay chưa.

Virus corona: Tỷ lệ tử vong theo giới tính, tuổi tác, và tình trạng sức khỏe

  • Robert Cuffe
  • Phụ trách Thống kê

2 tháng 3 2020

Bị covid bao lâu thì chết

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hơn 50 quốc gia đã xác nhận có ca bị lây nhiễm Covid-19

Các nhà nghiên cứu hiện cho rằng trong 1.000 người bị nhiễm virus corona thì sẽ có khoảng 5 đến 40 trường hợp dẫn đến tử vong, cụ thể là rơi vào khoảng 9 trên 1.000 người, tức 1%.

Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Y tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết theo "đánh giá rất tốt nhất" của chính phủ Anh thì tỷ lệ tử vong là "2% hoặc, có khả năng, thấp hơn".

Nhưng nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố: tuổi tác, giới tính và sức khỏe nói chung và hệ thống y tế ở nơi bạn đang sống.

Làm thế nào để tìm ra tỷ lệ tử vong?

Đó là mức khó cấp độ tiến sĩ. Ngay cả việc đếm từng trường hợp đã rất khó khăn.

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus sẽ không đếm được vì mọi người có xu hướng không đến bác sĩ với các triệu chứng nhẹ.

Tỷ lệ tử vong khác nhau mà chúng ta đang thấy trên thế giới dường như không phải là do các phiên bản khác nhau của virus.

Theo nghiên cứu của Imperial College, nguyên nhân là vì mỗi quốc gia có cách phát hiện các ca nhẹ với mức hiệu quả khác nhau.

Vì vậy với các trường hợp nhẹ không được thông kê sẽ khiến tỷ lệ tử vong bị đẩy lên qua cao so với thực tế. Đồng thời bạn cũng có thể xác định sai tỷ lệ tử vong vì những lý do khác.

Nó thường mất nhiều thời gian trước khi nhiễm trùng dẫn đến phục hồi hoặc tử vong.

Nếu bạn bao gồm tất cả các trường hợp chưa bộc phát thành bệnh, thì bạn sẽ đánh giá thấp tỷ lệ tử vong vì sẽ bỏ qua các trường hợp sẽ dẫn đến tử vong sau đó.

Các nhà khoa học đã kết hợp các mẩu dữ liệu riêng lẻ để xây dựng một bức tranh tổng thể về tỷ lệ tử vong.

Ví dụ, họ ước tính tỷ lệ các trường hợp có triệu chứng nhẹ từ các nhóm nhỏ cụ thể, những người được theo dõi rất chặt chẽ, như những người trở về từ các chuyến bay hồi hương.

Và nếu chỉ sử dụng dữ liệu từ Hồ Bắc, nơi tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với các nơi khác ở Trung Quốc, thì tỷ lệ tử vong chung sẽ trông tệ hơn nhiều.

Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra một phạm vi cũng như ước tính tốt nhất hiện tại.

Nhưng ngay cả điều đó cũng không nói lên toàn bộ câu chuyện vì không có một tỷ lệ tử vong nào thống nhất.

Người giống tôi có nguy cơ thế nào?

Một số người có khả năng tử vong cao hơn nếu mắc phải virus corona, đó là: người già, người không khỏe và có thể là nam giới.

Trong bản phân tích số liệu quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong cao gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.

Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm có độ tuổi dưới 30, khi chỉ có tám trường hợp tử vong trên 4.500 trường hợp.

Và tử vong cũng cao hơn ít nhất gấp 5 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim hoặc hô hấp.

Số ca tử vong ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

Tất cả các yếu tố này liên quan với nhau và chúng tôi chưa có một bức tranh hoàn chỉnh về rủi ro cho tất cả mọi người ở mọi địa điểm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ít nhất 621 người trên con tàu Diamond Princess đã bị nhiễm virus corona ở Nhật Bản.

Nơi tôi sống có nguy cơ thế nào?

Một nhóm người đàn ông 80 tuổi ở Trung Quốc có thể có những rủi ro rất khác so với nhóm người đàn ông cùng tuổi ở châu Âu hoặc châu Phi.

Tiên lượng của bạn cũng phụ thuộc vào cách thức bạn được điều trị.

Đổi lại, điều đó phụ thuộc vào những gì đã có sẵn và giai đoạn phát triển của dịch.

Nếu dịch bệnh bùng phát, thì các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bị quá tải, với số lượng đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc máy thở có hạn, tùy từng khu vực.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các bệnh nhân bị nhiễm virus corona ở Anh đang được chữa trị tại một trung tâm đặc biệt ở Bệnh viện Royal Free ở London

Nó có nguy hiểm hơn cúm không?

Chúng tôi không thể so sánh tỷ lệ tử vong của cúm với Covid-19 vì nhiều người có triệu chứng cúm nhẹ thường không bao giờ đến bác sĩ.

Vì vậy, chúng tôi không biết có bao nhiêu trường hợp bị cúm, hay virus nào mới mỗi năm.

Nhưng cúm vẫn tiếp tục giết chết người ở Anh vào mọi mùa đông.

Khi dữ liệu mở rộng, các nhà khoa học sẽ tìm ra một bức tranh rõ ràng hơn về những người có nguy cơ cao nhất nếu một đợt bùng phát virus corona xảy ra ở Vương quốc Anh.

Lời khuyên cơ bản từ WHO là bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi tất cả các loại virus đường hô hấp bằng cách rửa tay, tránh những người bị ho và hắt hơi và cố gắng không chạm vào mắt, mũi và miệng.