Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp học nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết trong trường Tiểu học.

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng viết:

"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người, nó là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó bẩm sinh - di truyền là tiền đề, môi trường là quan trọng, giáo dục là chủ đạo, hoạt động tự giáo dục cá nhân là quyết định. Vì vậy trong công tác giáo dục tuyệt đối không được xem nhẹ hoặc đề cao bất cứ một yếu tố nào. Không nên xem hoạt động giáo dục là vạn năng trong việc giáo dục, đào tạo, tu dưỡng con người. Mà phải có sự phối hợp đồng bộ có tính hệ thống và khoa học giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội cùng với các tổ chức, cơ quan đoàn thể khác. Cần phải có quan điểm đúng đắn về vai trò của từng yếu tố trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh của Trường Tiểu học số 2 Na sang thì việc giáo dục đạo đức cho các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, Trường tiểu học số 2 Na Sang là trường thuộc xã vùng biên giới. Nơi đây chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc HMông, Thái, KMú sinh sống và học tập. Trường có 260/268 em học sinh là con em dân tộc chiếm 97%. Nhìn chung các em đều có phẩm chất tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, trung thực, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Có ý thức tự quản, tự phục vụ tốt. Xong, vốn sống, sự hiểu biết đơn giản nhất về truyền thống đạo đức, giá trị đạo đức, truyền thống tôn sư trọng đạo của các em còn rất hạn chế. Các em dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của cuộc sống. Chính vì vậy, cần có các biện pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ngay từ bậc học học đầu tiên. Từ đó giúp các em trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản, học tập và trau dồi về phẩm chất, giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc.

Biện pháp thứ nhất: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua hoạt động học trên lớp.

Chỉ đạo giáo viên giảng dạy các khối lớp thực hiện tốt chương trình Hoạt động giáo dục môn Đạo đức.

Tổ chức giảng dạy tốt hoạt động thực hành, đặc biệt là hoạt động đóng vai các nhân vật trong từng tình huống theo câu chuyện của bài học. Từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh về giá trị đạo đức thông qua tình huống cụ thể.

Xây dựng nội giáo dục đạo đức theo chủ đề, chủ điểm(Vòng tay bè bạn; Biết ơn thầy cô; Uống nước nhớ nguồn; Ngày Tết quê em,...) Tổ chức dạy vào

các tiết Hoạt động tập thể cuối tuần(Sinh hoạt lớp); các tiết dạy Ngoài giờ lên lớp theo Phân phối chương trình.

Giáo dục lồng ghép kỹ năng sống, giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn đạo đức. Cho học sinh được xem nhiều hoạt cảnh, câu chuyện giáo dục về đạo đức. Tổ chức cho học sinh thực hành liên hệ với thực tế cuộc sống thông qua các bài học. Rèn luyện tốt các phẩm chất cho học sinh

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp thứ hai: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.

Các em học sinh đến trường không chỉ học tập về kiến thức mà còn được giáo dục và rèn luyện về các năng lực, phẩm chất, về truyền thống đạo đức phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Thông qua các hoạt động học tập trên lớp thầy cô sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp cho các em về kiến thức, sẽ bồi dưỡng và rèn luyện cho các em phát triển về các năng lực, phẩm chất, về truyền thống đạo đức dân tộc, về những kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử cơ bản, đơn trong cuộc sống. Nhưng giáo dục và rèn luyện qua các hoạt động học trên lớp thì chưa đủ để các em học sinh có cơ hội phát huy hết được khả năng của mình. Do đó cần có sự kết hợp giữa các hoạt động học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bởi Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu kiến thức các môn học và các hoạt động giáo dục bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Từ đó giúp các em học sinh trang bị toàn diện hơn về kiến thức, kĩ năng, về năng lực, phẩm chất để có thể hòa nhập với xã hội. Do đó để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả tốt thông qua hoạt động Ngoài giờ lên lớp cần:

Tổ chức linh hoạt, sáng tạo, ý nghĩa trong từng hoạt động tập thể: Múa hát sân trường; Tập thể dục; Trò chơi; Thể thao;...

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Tổ chức cho học sinh tham gia tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học



Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học
Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học
Tổ chức cho các em hưởng ứng và tham gia nhiệt tình vào các buổi giao lưu tiếng Việt theo chủ đề, chủ điểm tại các điểm trường; Hội vui Trăng rằm,..
Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Tổ chức tốt các buổi lao động, vệ sinh làng bản đặc biệt là các buổi lao động vệ sinh làm sạch, đẹp các công trình văn hóa lịch sử. Tổ chức các buổi giao lưu với học sinh khuyết tật,.... Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái;..Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc.

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học
Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp thứ 3: Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi do các cấp tổ chức.

Tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt giải trong các cuộc thi do các cấp tổ chức điều đó thể hiện ý chí quyết tâm và ý thức đạo đức của mỗi người học sinh. Vì vậy việc giáo dục học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt cũng là một trong những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả.

Biện pháp giáo dục học sinh Tiểu học

Biện pháp thứ 4: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với giữa Gia đình- Nhà trường Xã hội trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong các trường tiểu học. Đòi hỏi tất các các thầy cô giáo luôn nhiệt tình, trách nhiệm, luôn đổi mới, sáng tạo trong khâu giáo dục. Sự kết hợp hài hòa, thường xuyên giữa Gia đình- Nhà trường Xã hội trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục đạo đức cho các em mới đem lại kết quả cao.

Na sang, ngày 25 tháng 02 năm 2020

Người viết

Trần Thị Lụa