Bố của nguyễn phú trọng là ai

Tóm tắt quá trình công tác

1957 - 1963: Học trường Phổ thông cấp 2, cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội;

1963 - 1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (năm 1971); là Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 - 1973).

8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi Ủy viên.

5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.

9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

8/1983 - 2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985 - 12/1988), Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991).

3/1989 - 4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

5/1990 - 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

8/1991 - 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

01/1994 - đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII.

 8/1996 - 02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

 12/1997 - đến nay:  Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VIII, IX, X, XI, XII.

 02/1998 - 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hoá và khoa giáo của Đảng.

 8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

 3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 - 8/2006).

 01/2000 - 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV.

 5/2002 - đến nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

 6/2006 - 7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

 01/2011 - đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, Bí thư Quân ủy Trung ương.

 02/2013 - đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

 08/2016 - đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020.

10/2018: Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.

7 tháng 5 2022

Bố của nguyễn phú trọng là ai
Bố của nguyễn phú trọng là ai

Nguồn hình ảnh, Mikhail Svetlov/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hai chuyên gia lâu năm về chính trị Việt Nam chia sẻ nhận định với BBC giữa lúc có tin đồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể chuyển giao chức vụ giữa nhiệm kỳ.

Việt Nam: Nên phòng chống tham nhũng từ cấp tỉnh, thành?

Vì sao đến giờ Việt Nam mới hỗ trợ nửa triệu USD cho Ukraine?

Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã lần thứ ba tái đắc cử Tổng bí thư Trung Ương Đảng khóa XIII hôm 31/1/2021.

Hôm 6/5, nhà báo David Hutt đăng bài trên trang Asia Times với tiêu đề "Early exit for Vietnam's communist boss Trong?"

Ông David Hutt dẫn lời giáo sư Carl Thayer từ Úc: "Trong tuần qua, tin đồn đã lan truyền trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài thù địch với chính quyền ở Hà Nội rằng ông Trọng sẽ nghỉ trước khi hết nhiệm kỳ và những thay đổi lãnh đạo khác sẽ diễn ra trong một cuộc họp quan trọng của đảng sắp tới."

Nói chuyện với BBC ngày 6/5, ông David Brown, cây bút lâu năm về chính trị Việt Nam, cho biết ông từng nghe tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng sẽ loan báo dự định nghỉ hưu tại Hội nghị Trung ương 5, khai mạc hôm 4/5.

"Nhưng giờ đây có vẻ ông Trọng sẽ còn ở lại lâu. Chuyến đi của ông ấy ngày 6/4 tới Cung Trúc Lâm Yên Tử dường như được nhằm chứng tỏ ông vẫn khỏe để đi lại trong nước," ông David Brown nói.

Bố của nguyễn phú trọng là ai
Bố của nguyễn phú trọng là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

'Bốn lý do' để ông Trọng còn ở lại

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 6/4, đã thăm tỉnh Quảng Ninh, và đã đến Cung Trúc Lâm Yên Tử - Khu di tích danh thắng Yên Tử dâng hương Tam bảo và Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Hôm 22/3, ông Nguyễn Phú Trọng cũng có chuyến thăm tỉnh Hòa Bình.

Ông David Brown cho rằng có bốn lý do để ông Nguyễn Phú Trọng còn tiếp tục giữ cương vị đứng đầu Đảng Cộng sản.

"Thứ nhất, thời điểm chưa phù hợp. Thứ hai, trong Đảng chưa có thống nhất về việc ai có thể kế nhiệm ông."

"Thứ ba, 'nhân dân' không muốn ông Trọng ngừng đốt lò."

"Thứ tư, ông Trọng muốn tìm một người kế nhiệm 'trung kiên' về ý thức hệ và mạnh mẽ như ông ấy."

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

'Chưa thấy ứng viên'

Trong khi đó, nói chuyện với BBC, Tiến sĩ Zachary Abuza, từ National War College, Hoa Kỳ, cũng cho rằng khó có việc ông Nguyễn Phú Trọng sớm chuyển giao chức vụ.

Ngày 19/1/2011, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI bầu ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ 2011 - 2015.

Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản đã liên tiếp ba lần bầu ông giữ chức Tổng Bí thư trong 3 khóa: XI, XII, XIII.

Tại cuộc họp báo sau Đại hội XIII ngày 1/2/2021, ông Trọng chia sẻ với báo chí: "Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành."

"Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng. Nhưng làm phải là tập thể, đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đoàn kết, nhất trí, thống nhất mới làm được. Cá nhân vai trò cũng quan trọng nhưng chỉ là một cá nhân thôi," ông Trọng nói ngày 1/2/2021.

Ông Zachary Abuza nhận định với BBC: "Tôi không cho rằng ông Trọng muốn giữ chức Tổng Bí thư vì tham vọng cá nhân. Nếu hồi đó tại Đại hội XIII, ông ấy chuyển giao được cho người thân tín Trần Quốc Vượng, thì theo tôi, ông Trọng đã nghỉ rồi."

Nhìn về hiện tại, Giáo sư Zachary Abuza nói: "Hiện không thấy có ai rõ ràng có thể kế nhiệm ông Trọng, hay ít nhất là có một người mà ông ấy hoàn toàn tin tưởng về mặt lý tưởng."

"Ngoài ra, chính phủ lại đang gặp nhiều thử thách, dịch bệnh, khôi phục kinh tế, hệ thống quốc tế đang hết sức phức tạp, giá năng lượng tăng cao. Khó mà hình dung họ muốn có thay đổi nhân sự lớn vào lúc này."

Giáo sư Zachary Abuza kết luận: "Cuối cùng, tôi nghĩ ông Trọng không thực sự tin rằng chiến dịch chỉnh đốn Đảng - mà gần đây có hàng loạt vụ án lớn - sẽ tiếp tục mạnh mẽ khi ông Trọng không còn lãnh đạo."

Các chuyên gia khác nói gì?

Bài báo ngày 6/5 của ông David Hutt dẫn lời giáo sư Carl Thayer cho rằng có sáu ủy viên Bộ Chính trị có khả năng được quy hoạch cho chức danh Tổng Bí thư, trong đó, ông Thayer nhắc tên ông Nguyễn Xuân Thắng và Phan Đình Trạc.

Ông Nguyễn Hồng Hải, từ Center for Policy Futures, thì cho rằng ông Vương Đình Huệ là một ứng viên.

Còn ông Alexander Vuving, giáo sư tại Daniel K Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii, nói trong bài báo của ông David Hutt: "Cuộc đua vẫn đang diễn ra vào lúc này. Và có thể Đảng sẽ gây bất ngờ cho người bên ngoài khi chọn người kế nhiệm ông Trọng trong vài năm tới."

Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí thư

Ngày 02/01/2020, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 214-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung, chức danh Tổng Bí thư, phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể:

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.

Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước... Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.

Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. (Trước đây, có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm).

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương (trước đây, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Quy định 214-QĐ/TW thay thế Quy định 90-QĐ/TW ngày 04/8/2017.