Bong gân bao lâu se tư kho i

Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi và nên xử lý như thế nào?

Thứ Năm ngày 10/03/2022

  • Bị bong gân chân khám ở đâu tốt nhất TP.HCM?
  • Tổng hợp các cách chữa bong gân bàn chân tại nhà hiệu quả
  • Điểm mặt 4 dấu hiệu bong gân bàn chân thường gặp

Bong gân bàn chân khiến bạn đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bạn đang lo lắng vì không biết bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi? Bài viết này chính là dành cho bạn.

Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc của tất cả mọi người khi bị bong gân. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp bong gân, bởi khoảng thời gian để chấn thương bàn chân được hồi phục hoàn toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi?

Trước khi tìm hiểu về bong gân bàn chân bao lâu khỏi, bạn cần xác định chính xác mình có bị bong gân hay không dựa theo các triệu chứng sau: đau dữ dội vùng chấn thương, bàn chân sưng đỏ sau đó chuyển sang bầm tím, khó khăn khi di chuyển, khi ấn vào chân đau nhức,… Với các trường hợp triệu chứng nặng hơn, bạn tốt hơn hết nên đến bệnh viện chụp X-quang hoặc MRI để phát hiện chấn thương có ảnh hưởng đến xương khớp hay không.

Bong gân bao lâu se tư kho i
Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi?

Về khoảng thời gian để bong gân bàn chân khỏi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chính vì vậy sẽ không có con số chính xác cho mọi trường hợp bong gân. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng thời gian này đó là: mức độ/tình trạng chấn thương, cách chăm sóc, sơ cứu, điều trị sau chấn thương và khả năng phục hồi ở từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:

Bong gân mức độ 1 (nhẹ)

Với các trường hợp bong gân bàn chân mức độ nhẹ, các dây chằng bên trong bàn chân bị giãn ra khiến bạn đau nhức, khó khăn khi di chuyển. Bạn có thể điều trị tại nhà sau, và nếu điều trị đúng cách thì chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày chấn thương sẽ khỏi.

Bong gân bàn chân mức độ 2(trung bình)

Lúc này, một hoặc một phần dây chằng bên trong bàn chân bị đứt gãy dẫn đến tình trạng chân sưng đỏ, bầm tím cục bộ. Người bệnh có cảm giác đau dữ dội ngay sau chấn thương, nên sử dụng túi chườm lạnh ngay sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả. Hầu hết các trường hợp bong gân mức độ 2 sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng 2 – 3 tuần.

Bong gân bao lâu se tư kho i
Bong gân mức độ trung bình sẽ khỏi sau khoảng 2 - 3 tuần.

Bong gân mức độ 3 (nghiêm trọng)

Toàn bộ dây chằng bên trong chân đã bị đứt, người bệnh đau dữ dội và vô cùng khó khăn khi nhấc chân, khi di chuyển, thậm chí cử động chân nhẹ nhàng cũng khiến bạn vô cùng đau đớn. Toàn bộ mu bàn chân sưng và bầm tím, có thể kèm theo các vết xước.

Ở trường hợp này, bạn không thể tự điều trị tại nhà mà cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, thậm chí phải tiến hành phẫu thuật để nối lại các dây chằng, cố định và bó bột bàn chân. Quá trình điều trị có thể kéo dài đến vài tháng mới khỏi.

Đáng lưu ý là nhiều người còn chủ quan với các chấn thương bàn chân, cho rằng nó sẽ tự khỏi ngay cả khi không điều trị. Điều này không chỉ khiến bong gân bàn chân lâu khỏi hơn mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Nguy hiểm hơn, mọi người thường nhầm lẫn giữa bong gân bàn chân và gãy xương bàn chân. Dẫn đến chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách, khiến các khớp xương thoái hóa, ảnh hưởng lâu dài đến quá trình di chuyển, vận động sau này.

Bong gân bao lâu se tư kho i
Bong gân nặng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa

Bong gân bàn chân bao lâu khỏi? Bong gân sẽ rất nhanh khỏi nếu bạn tuân thủ đúng chỉ định, sơ cứu đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế di chuyển, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung các món ăn tốt cho xương khớp vào thực đơn hàng ngày, không sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích.

Khi bị bong gân bàn chân nên làm gì?

Bong gân mu bàn chân bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc bạn sơ cứu và điều trị bong gân như thế nào.

Thông thường, với các trường hợp nặng bạn cần điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Với chấn thương nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, bạn nên tuân thủ đúng theo phương pháp RICE, cụ thể: Nghỉ ngơi, thư giãn ( Rest), chườm đá lạnh giảm đau (Ice), Băng chân cố định giúp dây chằng hồi phục, hạn chế chấn thương mới ( Compression) và Kê cao chân khi nằm/ngồi để giảm sưng, giảm bầm tím ( Elevation).

Bong gân bao lâu se tư kho i
Chườm lạnh giảm đau chân

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp dùng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, nhất là với các trường hợp thường xuyên bong gân, có tiền sử về các bệnh xương khớp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên chườm nóng, xoa dầu nóng hay đắp các loại thuốc lá lên vùng chấn thương, tránh điều trị sai cách khiến chấn thương càng thêm nghiêm trọng.

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi rồi chứ? Khoảng thời gian này ngắn hay dài phụ thuộc hoàn toàn vào bạn, do đó bạn đừng chủ quan trong việc điều trị. Đôi bàn chân và bộ phận linh hoạt, cử động nhiều nên tốt hơn hết bạn hãy chăm sóc đôi chân, phòng ngừa bong gân ngay từ hôm nay nhé!

Lại Thảo

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đau chân

Bị bong gân là bệnh gì?

Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng nằm bao quanh khớp cổ chân do trấn thương gây ra. Tùy vào từng mức độ tổn thương mà chia thành các loại bong gân khác nhau. Trong đó trường hợp nặng nhất chính là dây chằng xung quanh cổ chân bị đứt hoàn toàn làm cho khớp không còn được bảo vệ như trước đây nữa,

Khi bị bong gân vùng bị chấn thương sẽ sưng to lên, đau đớn và bầm tín do vùng cổ chân đã bị tổn thương, lúc này máu sẽ chảy ra xung quanh khiến vùng bị bong gân sưng to xuất hiện tình trạng thâm tím, khi ấn vào có cảm giác đau đớn.

Bị bong gân phải làm sao?

Khi bị bong gân, người bệnh nên:

+ Người bị bong gân nên nghỉ ngơi tại chỗ, nên hạn chế hoặc tránh vận động làm ảnh hưởng đến vùng cổ chân bị bong gân.

+ Lấy đá lạnh chườm lên để giúp các mạch co lại đồng thời cầm máu lại. Lấy băng ép và nâng chân lên cao hơn so với tim, việc làm này sẽ giúp ngăn không cho máu dồn xuống vị trí bị tổn thương.

+ Tuyệt đối không dùng chườm nóng hay lấy dầu nóng để xoa bóp vùng bị bong gân bởi nó có thể làm cho mạch máu bị giãn ra khiến lượng máu nhiều hơn. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Bong gân bao lâu se tư kho i

Bị bong gân cần được khám và điều trị đúng cách tránh gây ra biến chứng nguy hiểm

Bị bong gân bao lâu thì khỏi?

Theo các chuyên gia, thời gian điều trị bong gân phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh cũng như cách sơ cứu, xử lí ban đầu của người bệnh. Thông thường, thời gian điều trị  bong gân thường kéo dài từ 1 – 2 tháng. Nếu chữa trị không khéo bong gân có thể gây ra những dị tật.

Vì thế, nên đi khám ngay nếu bị bong gân để xác định tình trạng nghiêm trọng hay không. Tránh tự ý điều trị bong gân tại nhà bởi nếu không chữa trị đúng cách rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị khi bị bong gân

 Khi bị bong gân, người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện đúng thứ tự các bước chăm sóc cho người bị bong gân mà các bác sĩ đã khuyến cáo. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kiêng vận động mạnh trong quá trình chữa trị thì chỗ bị bong gân mới có thể chóng lành. Bởi trên thực tế, nếu người bị bong gân vận động quá mạnh sẽ có thể gây ra tình trạng nguy hiểm hơn.

Trong quá trình điều trị và hồi phục, bệnh nhân bị bong gân nên hạn chế vận động, kiêng sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay cà phê,... Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, bệnh nhân bị bong gân cũng có thể sử dụng ngón tay cái của bàn tay cùng phía với chân bị bong gân rồi ấn, miết lên huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải, thái khê rồi thả tay ra. Thực hiện khoảng 14 lần cho mỗi huyệt. Đừng quên xoa tay ấm rồi xoa bóp nhẹ lên khớp cổ chân chỗ bị bong gân trong vòng 3 phút kết hợp cùng ngâm nước ấm để kích thích tuần hoàn máu.

Xem thêm: