Các chất hóa học có trong củ sắn

Trước đây, sắn là lương thực "cứu đói" của nhà nghèo thế nhưng giờ đây chúng chính là một loại "đặc sản" mà cả người già lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Nhất là trong những ngày thời tiết se lạnh, được thưởng thức một miếng sắn thơm ngon, nóng hổi là điều ai cũng yêu thích.

Về mặt dinh dưỡng, sắn nhiều tinh bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, nhiều cacbohydrate, chất xơ, kali... vì thế đây là thực phẩm khá tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên củ sắn là thực phẩm không thể ăn một cách tùy tiện.

Trong sắn có chứa 1 chất độc rất nguy hiểm

Ngon bổ như vậy xong ít ai biết trong củ sắn cũng có chứa chất kịch độc. Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam): Trong thành phần của củ sắn có chứa lượng axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc.

Chỉ khoảng 20gr HCN là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc, nếu trên 50gr sẽ dẫn đến tử vong. Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Các chất hóa học có trong củ sắn

Lượng HCN trong sắn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng loại sắn. Hàm lượng HCN trong sắn cao sản cao hơn loại sắn ngọt. Sắn cao sản thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Tuy nhiên, nếu không chuyên trồng sắn thì rất khó để phân biệt 2 loại sắn này.

HCN có trong củ sắn vốn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, khi kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Để tránh bị ngộ độc từ củ sắn, mọi người nên thực hiện các bước sau:

- Bóc vỏ sắn trước khi nấu, ngâm sắn trong nước từ nửa ngày đến 1 ngày.

- Trong lúc nấu sắn nên mở nắp để HCN bay hơi.

- Luộc sắn nên thay nước 2-3 lần.

Các chất hóa học có trong củ sắn

- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.

- Ăn sắn luộc nên chấm cùng đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

6 lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi ăn sắn

1. Phụ nữ mang bầu không nên ăn sắn: Cũng giống như măng tươi, củ sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đối với những người có sức đề kháng kém như bà bầu.

2. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không ăn sắn: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều kẻo chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn lúc đói kẻo gây ngộ độc.

Các chất hóa học có trong củ sắn

3. Không sử dụng củ sắn cao sản, sắn đắng để ăn: Khi ăn thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều HCN.

4. Tuyệt đối không ăn củ sắn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.

5. Sắn nướng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc sắn. Vì vậy tốt nhất chúng ta không nên ăn.

6. Khi người bệnh có bị ngộ độc nhẹ do ăn sắn phải cho bệnh nhân uống đường hay ăn mía. Bệnh nhân bị ngộ độc nặng hơn cần được sơ cứu và đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Củ đậu có vị thanh mát dễ ăn và nhiều nước nên rất nhiều người thích ăn. Không ít người dùng củ đậu để làm đẹp da, chữa mẩn ngứa,... và chế biến các món ăn mặn. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể củ đậu có tác dụng gì thì hầu hết mọi người không biết về vấn đề này.

1. Đặc điểm sinh học và thành phần có trong củ đậu

Cây củ đậu là giống cây dây leo được biết đến với tên khác là sắn nước, củ sắn,... cao 4 - 5m, hoa màu tím nhạt, rễ phát triển to rồi hình thành củ bên ngoài là lớp vỏ màu vàng nhạt, bên trong là ruột màu trắng kem. Củ đậu vị ngọt thanh, có thể dùng ăn sống trực tiếp, ép nước hoặc chế biến thành các món ăn mặn.

Thành phần chính trong mỗi củ đậu gồm: 2,4% tinh bột, 4.51% Glucoza, 86 - 90% nước, 1.46% protein. Ngoài ra, củ đậu cũng rất giàu vitamin C, sắt, photpho, canxi,... và đặc biệt nhất là không chứa chất béo.

Các chất hóa học có trong củ sắn

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g củ đậu

2. Củ đậu có tác dụng gì với cơ thể con người?

Biết ăn củ đậu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể, củ đậu có tác dụng gì:

2.1. Chống oxy hóa

Trong củ đậu có chứa vitamin C, E và beta - carotene đều là những chất chống oxy hóa tốt nên sẽ ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do làm tổn thương đến tế bào và gây hại cho cơ thể.

2.2. Tăng sức khỏe cho hệ tim mạch

Chất xơ và vitamin C hòa tan trong củ đậu có khả năng đánh tan cholesterol trong máu nên sẽ ngăn ngừa nguy cơ đối với bệnh về tim mạch, nhất là bệnh đột quỵ. Bên cạnh đó, kali trong củ đậu còn hỗ trợ thư giãn cho mạch máu nên mang lại tác dụng hạ huyết áp khá tốt.

2.3. Tốt cho thai phụ

Rất ít người không biết củ đậu có tác dụng gì với thai phụ nhưng thực chất glucozơ và tinh bột trong củ đậu rất tốt với giai đoạn ốm nghén của bà bầu. Hàm lượng chất xơ trong củ đậu cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của thai phụ được cải thiện nên hỗ trợ phòng ngừa táo bón trong quá trình mang thai. Một điều đáng nói nữa là củ đậu nhiều sắt nên cũng sẽ hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ.

2.4. Tăng vẻ đẹp làn da

Vitamin C trong củ đậu giúp cơ thể sản sinh collagen để tăng sự trắng sáng và mịn màng cho làn da. Củ đậu còn giàu khoáng chất và nước nên sẽ giúp da không bị khô và tăng khả năng đào thải độc tố.

Với những người bị nám da thì củ đậu càng vô cùng có ích. Hàm lượng nước trong củ đậu sẽ mang đến vẻ đẹp tươi mới cho da, loại bỏ dần tàn nhang và vết đen trên da. Có thể dùng củ đậu như một loại mặt nạ tự nhiên để tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da. Xay nhuyễn củ đậu hoặc thái củ đậu thành lát mỏng đắp lên da mặt 15 phút trước khi ngủ rồi rửa sạch, làm đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng nám da được cải thiện.

Các chất hóa học có trong củ sắn

Giải đáp về vấn đề: củ đậu có tác dụng gì

2.5. Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù có lượng khoáng chất và vitamin cao nhưng củ đậu lại rất ít calo. Vì thế, với những người giảm cân, có thể chọn củ đậu cho một bữa ăn nhẹ để giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no lâu. Đặc biệt, prebiotic của củ đậu giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng, quá trình giảm cân vì thế không bị thừa calo hay thừa chất.

2.6. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong 130g củ đậu vào khoảng 6.4g, điều đáng nói là nó có chất xơ mang tên inulin làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Điều này rất tốt cho những người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và khó tiêu.

Không những thế, prebiotic trong củ đậu còn giúp lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa làm việc tốt và khỏe mạnh hơn. Trên phương diện này, củ đậu có tác dụng gì chính là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,...

3. Khi dùng củ đậu cần lưu ý

Các chất hóa học có trong củ sắn

Không ăn lá và hạt củ đậu vì có chứa độc tính gây ngộ độc

- Người đang giảm cân không được ăn củ đậu thay cơm

Mặc dù củ đậu có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vào hàm lượng khoáng chất, vitamin và chất xơ mà nó sở hữu nhưng không đủ để cung cấp mọi nhu cầu dinh dưỡng trong ngày của cơ thể. Nếu chỉ chọn củ đậu ăn giảm cân thì sẽ dễ mệt mỏi, uể oải, làm việc và học tập không hiệu quả, sức khỏe cũng giảm sút.

- Không ăn quá nhiều củ đậu

Củ đậu rất nhiều nước nên nếu ăn no sẽ làm cho dạ dày giãn rộng ra, căng phồng, tăng tiết dịch và tăng cảm giác thèm ăn. Đã có nghiên cứu cho thấy người bị đau dạ dày không nên ăn củ đậu vì tiêu thụ nhiều củ đậu có thể kích thích các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, cơ thể bị suy yếu.

- Không được ăn lá và hạt củ đậu

Hai bộ phận này của cây củ đậu chứa rotenon và tephrosin khi ăn vào dễ gây ngộ độc, co giật, đau bụng, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn hạt hoặc lá củ đậu khoảng 5 - 40 phút và tiến triển rất nhanh sau đó 2 - 5 giờ, nếu không được cấp cứu ngay có thể đe dọa tính mạng.

Nếu đã biết củ đậu có tác dụng gì và thích ăn thực phẩm này bạn nên chú ý chọn mua củ nhẵn mịn, màu trắng ngà, vẫn còn tươi xanh ở phần cuống và có phần cuống nhỏ thì mới là củ ít xơ và mọng nước. Củ đậu sau khi mua về có thể bảo quản dễ dàng bằng cách đặt ở nơi thông thoáng là dùng được cả tuần mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng. Nếu muốn ăn ngọt hơn thì nên đợi sau khi mua về 1 - 2 ngày, thấy phần vỏ hơi héo đi lúc đó ăn mới ngọt.

Những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng đã giải đáp được băn khoăn củ đậu có tác dụng gì để bạn biết hơn về những công dụng mà thực phẩm này mang lại và cách sử dụng hiệu quả nhất cho sức khỏe của chính mình. Đặc biệt, với người đang ăn kiêng hay mắc bệnh tiểu đường thì củ đậu là một lựa chọn rất hợp lý.